Thực tiễn áp dụng biện pháp bảo lĩnh

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo lĩnh theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 58 - 61)

Những năm vừa qua, với sự nỗ lực không ngừng của CQĐT, VKS, TA xuyên suốt quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm thì công tác giải quyết VAHS trên cả nước nhìn chung đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả nhất định. Trong công tác phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm, các cơ quan THTT luôn chủ động nghiên cứu, lựa chọn BPNC có mức độ ngăn chặn tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật trong từng giai đoạn tố tụng. Chính vì vậy mà về cơ bản, hầu hết các đối tượng đều đã được áp dụng BPNC phù hợp, qua đó VAHS được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng người, đúng tội.

Theo số liệu thống kê của Cục thống kê tội phạm và công nghệ thông tin VKSNDTC thì trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2020, trên địa bàn cả nước đã xảy ra nhiều VAHS được cơ quan THTT phát hiện và tiến hành điều tra, truy tố, xét xử. Cùng với đó, kết quả áp dụng các BPNC nói chung và biện pháp bảo lĩnh nói riêng trên phạm vi cả nước như sau:

Năm Bắt Tạm giữ Tạm giam Cấm đi khỏi nơi cư trú Bảo lĩnh Đặt tiền để bảo đảm 2016 63112 62897 116416 13506 4278 378 2017 61304 61503 106676 14632 4716 431 2018 60241 62127 102106 15534 5478 496 2019 61037 67015 110323 17021 6121 572 2020 61803 66414 114791 17884 6914 660

47

Từ kết quả của bảng số liệu trên, tác giả thể hiện tổng quan tình hình áp dụng các BPNC trên cả nước từ năm 2016 đến 2020 thông qua biểu đồ sau:

Biểu đồ số 1: Tình hình áp dụng các BPNC trong cả nước từ năm 2016 đến năm 2020

Bảng 2. Tình hình áp dụng biện pháp bảo lĩnh trên cả nước từ năm 2016 đến 2020

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2016 2017 2018 2019 2020

Bắt Tạm giữ Tạm giam Cấm đi khỏi nơi cư trú Bảo lĩnh Đặt tiền để bảo đảm

4278 4716 5478 6121 6914 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2016 2017 2018 2019 2020 Bảo lĩnh

48

Như vậy, thông qua các số liệu tại các bảng và biểu đồ trên đã cho thấy tình hình tội phạm diễn ra trong thời gian qua trên địa bàn cả nước có sự biến động nhất định, số đối tượng được áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam trên toàn quốc qua từng năm đều rất cao, trong đó biện pháp tạm giam vẫn là BPNC được các cơ quan THTT sử dụng nhiều nhất. Biện pháp bảo lĩnh mặc dù đã được áp dụng, tăng dần qua từng năm nhưng tỉ lệ còn rất thấp. Thực trạng này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, sự thiếu sót của pháp luật thực định về biện pháp bảo lĩnh. BLTTHS 2015 đang tồn tại rất nhiều điểm thiếu sót trong quy định và nhiều vướng mắc trên thực tiễn vẫn chưa được giải đáp, hướng dẫn cho đến thời điểm hiện tại. Vì pháp luật vẫn còn bất cập nên các cơ quan THTT khó có thể vận dụng tốt và tối đa để hoàn thành nhiệm vụ của mình trong việc đảm an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Thứ hai, nguyên nhân từ phía các cơ quan và người THTT. Hiện nay, các cơ quan THTT ở một số địa phương vẫn chưa có những nhận thức đúng đắn về bản chất pháp lý, ý nghĩa và tầm quan trọng của biện pháp bảo lĩnh. Hơn nữa, trên thực tế trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ trong hệ thống các cơ quan THTT còn hạn chế cùng với tinh thần trách nhiệm không cao trong các hoạt động tố tụng. Điều này là một trong các nguyên nhân chính khiến cho việc vận dụng các quy định pháp luật chưa được chính xác, vẫn còn tâm lý “dè dặt” khi áp dụng các BPNC nói chung và biện pháp bảo lĩnh nói riêng vì sợ phải chịu trách nhiệm nếu có sai phạm xảy ra.

Thứ ba, nguyên nhân từ phía bị can, bị cáo và/hoặc từ các chủ thể nhận bảo lĩnh. Hiện nay, trình độ hiểu biết pháp luật của một số bộ phận người dân ở nước ta còn thấp, đặc biệt là người dân ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Họ không biết hoặc biết một cách rất mơ hồ về biện pháp bảo lĩnh, không biết chính xác liệu bản thân bị can, bị cáo hoặc con em, người thân của mình có thuộc các trường hợp được bảo lĩnh hay không, còn tồn tại tâm lý “ngại pháp luật”, “ngại va chạm” với cơ quan THTT và thậm chí là tránh né liên quan đến pháp lý nên thường họ không chủ động thăm hỏi để được hướng dẫn hay chủ động làm đơn xin bảo lĩnh cho bị can, bị cáo.

Mặc dù có tỉ lệ áp dụng thấp nhưng không thể phủ nhận rằng, thực tế các cơ quan THTT ra quyết định cho bảo lĩnh đối với bị can, bị cao được áp dụng trên cả nước

49

vẫn có chuyển biến tích cực qua các năm. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với việc triển khai thi hành BPNC này trên thực tế và để làm được điều này là nhờ vào sự dẫn dắt kịp thời, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc cải cách tư pháp cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan THTT, đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành trong quá trình giải quyết VAHS một cách khách quan, toàn diện và đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, để biện pháp bảo lĩnh đạt được kết quả như mong đợi thì trong những năm tiếp theo, xét thấy chúng ta cần tiếp tục phát huy ưu điểm đã đạt được để gặt hái những kết quả tốt hơn nữa góp phần giữ vững an ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới đất nước.

- Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng biện pháp bảo lĩnh

Mặc dù chế định bảo lĩnh ngày càng được hoàn thiện qua những đợt pháp điển hóa và đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên thực tiễn áp dụng vẫn cho thấy pháp luật thực định còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bất cập trong quy định cũng như nhận thức của người THTT trong việc áp dụng BPNC này. Trước những đòi hỏi của thực tế, chúng ta cần phải rà soát lại các quy định của BLTTHS hiện hành, xác định những điểm bất hợp lý để quy định chặt chẽ hơn về chế định bảo lĩnh. Có thể kể đến một vài hạn chế dưới đây:

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo lĩnh theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)