Thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo lĩnh

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo lĩnh theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 43 - 44)

Chủ thể áp dụng biện pháp bảo lĩnh được quy định tại Khoản 4 Điều 121 BLTTHS 2015. VKSND tại quá trình này sẽ phát huy vai trò kiểm sát tư pháp thông qua việc kiểm tra, giám sát thực hiện hoạt động tư pháp đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

32

Ở mỗi giai đoạn tố tụng khác nhau thì thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh sẽ được phân công cho những chủ thể khác nhau. Cụ thể:

- Tại giai đoạn điều tra, thẩm quyền áp dụng thuộc về Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.

- Tại giai đoạn truy tố, thẩm quyền áp dụng thuộc về Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS quân sự các cấp. - Tại giai đoạn xét xử, thẩm quyền áp dụng thuộc về Chánh án, Phó Chánh án

TAND và Chánh án, Phó Chánh án TA quân sự các cấp; Hội đồng xét xử và Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa.

Bên cạnh Điều 121, thẩm quyền áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế các BPNC nói chung, biện pháp bảo lĩnh nói riêng còn được quy định rải rác tại các Điều khoản riêng biệt phân định về nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể có thẩm quyền THTT tại các giai đoạn tố tụng, ví dụ như Khoản 5 Điều 165 nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra VAHS, Khoản 1 Điều 236 Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố..v..v..

Như vậy, BLTTHS 2015 đã có sự thay đổi lớn và tiến bộ trong việc phân định thẩm quyền cho các chủ thể áp dụng biện pháp bảo lĩnh, giải quyết được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm khi có sai phạm xảy ra, góp phần nâng cao tính chủ động và tinh thần trách nhiệm đối với mỗi chủ thể. So với các BLTTHS đã được ban hành trước đây thì BLTTHS 2015 đã bỏ đi thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo lĩnh của Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa phúc thẩm TANDTC. Quy định này được xem là phù hợp với thực tiễn áp dụng pháp luật TTHS vì thực tế rất ít trường hợp chủ thể này ra quyết định áp dụng các BPNC trong quá trình giải quyết VAHS. Bên cạnh đó, xuất phát từ bản chất pháp lý của biện pháp bảo lĩnh là một trong những BPNC thay thế cho biện pháp tạm giam nên việc dẫn chiếu những chủ thể ra quyết định tạm giam sẽ có thẩm quyền ra quyết định bảo lĩnh là hoàn toàn phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp với nội dung thu hẹp chủ thể có thẩm quyền áp dụng BPNC nhất là tạm giam.

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo lĩnh theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 43 - 44)