Thực tiễn áp dụng về căn cứ bảo lĩnh

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo lĩnh theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 63 - 101)

BLTTHS 2015 đang ghi nhận một cách rất chung chung khi chỉ quy định dừng lại ở “căn cứ vào”, “có căn cứ chứng tỏ” còn cụ thể đến đâu thì lại không được đề cập. Trước tình huống các hành vi phạm tội được thực hiện ngày càng đa dạng, tinh vi thì nhiều câu hỏi lần lượt được đặt ra như: tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi hay nhân thân của bị can, bị cáo được xác định dựa trên những tiêu chí nào, như thế nào được xem là cần thiết, không cần thiết… đến nay vẫn chưa có câu trả lời chung nhất bởi vẫn chưa có bất kỳ văn bản nào hướng dẫn thi hành cho đến thời điểm hiện tại. Điều này đã dẫn đến hậu quả tất yếu là các cơ quan THTT không có cách hiểu thống nhất, tất cả những đánh giá liên quan đến các căn cứ trên hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan và kinh nghiệm thực tiễn. Mặt khác, khó có cơ sở để kiểm chứng được việc cơ quan THTT ra quyết định áp dụng hay không chấp nhận áp dụng bảo lĩnh có đúng với quy định, đúng với tinh thần của chế định bảo lĩnh hay không, bởi luật không quy định rõ. Do đó, BPNC này được áp dụng một cách cảm tính và thậm chí là lạm dụng trong thực tiễn thi hành là điều khó tránh khỏi.

Thông thường, biện pháp bảo lĩnh sẽ được áp dụng trong các trường hợp bị can, bị cáo không có tiền án, tiền sự, phạm tội lần đầu tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và xét đến những yếu tố khác liên quan đến thái độ như: ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, tự thú..v..v.. Tuy nhiên, cũng trong một số VAHS khác, mặc dù có tính chất, mức độ nguy hiểm tương tự hoặc thậm chí ít hơn lại không được cơ quan chức năng chấp nhận được bảo lĩnh ngay cả khi bị can, bị cáo có nhân thân tốt, phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, thành khẩn khai báo là người chưa thành niên, người bị bệnh nặng, người khuyết tật, người trụ cột trong gia đình..v..v..

52

Ví dụ trong VAHS “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, bị cáo Lê Thảo Nguyên bị VKSND huyện Tĩnh Gia truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điểm a Khoản 3 Điều 174 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Ngày 12/12/2018, cơ quan CSĐT CA huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa đã bắt tạm giam Lê Thảo Nguyên (cán bộ Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ thông tin & truyền thông) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại phòng 1215 tòa nhà B, chung cư Rivera Pack, P. Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội. Theo kết quả điều tra ban đầu, vào ngày 15/2/2014, ông Nguyên có viết giấy biên nhận số tiền 300 triệu đồng để “lo công việc” (nguyên văn trong giấy nhận tiền) cho anh Hà Phương là con của ông Hà Trọng Tân và bà Mai Thị Tuyết, sống tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Tại cơ quan CA, Nguyên một mực khẳng định mình không phạm tội lừa đảo và nói rằng số tiền trên là do vợ chồng ông Hà Trọng Tân và bà Mai Thị Tuyết góp vốn cùng nhau để mở cửa hàng “Hải Sản Tĩnh Gia” tại Hà Nội. Theo phía bị hại thì Lê Thảo Nguyên đã lừa gia đình bà, ông Nguyên tự giới thiệu về nghề nghiệp, khả năng, mối quan hệ của bản thân và hứa sẽ xin việc được cho Hà Phương với chi phí 300.000.000 đồng. Bà Tuyết đã vay tiền ngân hàng giao cho Nguyên 300.000.000 đồng tại nhà của bà tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa, có sự chứng kiến của hai người hàng xóm. Nhưng sau đó Nguyên không xin được việc và không chịu trả lại tiền.

Ngày 16/9/2019, TAND huyện Tĩnh Gia tiến hành phiên XXST bị cáo Lê Thảo Nguyên, tuy nhiên phiên tòa đã bị hoãn lại do tất cả các nhân chứng quan trọng (Hà Phương, ông Lê Doãn Lục, ông Lương Ngọc Hải) đều vắng mặt không rõ lý do. Sáng ngày 11/10, tại trụ sở TAND huyện Tĩnh Gia đã diễn ra phiên tòa XXST sau gần 1 tháng hoãn phiên tòa, bản án HSST đã tuyên phạt bị cáo 9 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Lê Thảo Nguyên kháng cáo. Sáng ngày 8/6/2020, TAND tỉnh Thanh Hóa mở phiên XXPT, sau hơn 3 ngày xét xử, 3 ngày nghị án thì đến ngày 15/6, tại BAPT số 168/2020/HSPT, TA tỉnh Thanh Hóa tuyên hủy bản án sơ thẩm số 142/2019-HSST của TAND huyện Tĩnh Gia để điều tra, xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm vì xuất hiện nhiều tình tiết mới. Theo đó, yêu cầu điều tra làm rõ 02 bộ hồ sơ xin việc (được cho là hồ sơ giả); lời khai tại phiên tòa của anh Lê Doãn Lục, Lương Ngọc Hải và bà Mai Thị Tuyết, anh Hà Phương còn nhiều mâu thuẫn. Việc anh Lục, anh Hải có biết bị cáo Nguyên làm ở trường Cán bộ Thông tin và Truyền thông trước khi bà Tuyết giao tiền hay không, các tình tiết này cần phải thu thập thêm và phải được đối chất. Ngày 26/11/2020, VKSND thị xã Nghi Sơn đã ban hành cáo trạng số

53

03/CT-VKSNS-HS tiếp tục truy tố ông Nguyên ra Tòa để xét xử. Đến sáng ngày 15/1/2021, vụ án tiếp tục được TAND Thị xã Nghi Sơn XXST lại. Mở đầu phiên tòa, bị cáo Lê Thảo Nguyên đã phản ứng gay gắt và đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa vì không triệu tập ông Hà Trọng Tân, cũng như 02 nhân chứng quan trọng là anh Lê Doãn Lục và Lương Ngọc Hải. Vì tính chất phức tạp của vụ án, HĐXX đã quyết định nghị án kéo dài và tuyên án vào sáng ngày 18/1/2021.

Như vậy, tính đến thời điểm XXST lại, với 22 lệnh tạm giam, 05 lần xét xử, 27 tháng bị giam giữ đối với bị cáo Lê Thảo Nguyên, cơ quan tố tụng thị xã Nghi Sơn chưa đưa ra được căn cứ thuyết phục để cáo buộc bị cáo Nguyên phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sáng ngày 27/04/2021, TAND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục mở phiên tòa XXPT vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" đối với ông Lê Thảo Nguyên, mặc dù đã có giấy triệu tập của Tòa án nhưng người bị hại, luật sư và các nhân chứng vắng mặt. Bên cạnh đó, ông Nguyên cho biết, đã bị tạm giam quá 4 ngày mà không nhận được bất kỳ quyết định tạm giam nào. Vậy trường hợp này có được cho rằng ông Nguyên bị giam giữ trái quy định của pháp luật hay không? Hơn nữa, bản thân bị cáo Nguyên có trình độ học vấn là tiến sỹ, là giảng viên Trường Đào tạo Cán bộ Thông tin, Truyền thông, vợ bị cáo cũng là một giảng viên đại học có công việc và thu nhập ổn định. Về truyền thống gia đình, cha mẹ bị cáo cũng làm nghề giáo, đồng thời, bị cáo không có tiền án, tiền sự. Luật sư bào chữa cho bị cáo cũng đã nhiều lần gửi đề nghị cơ quan THTT thay đổi BPNC đối với Lê Thảo Nguyên nhưng không được đáp ứng. Vậy, câu hỏi lớn ở đây chính là tại sao không áp dụng biện pháp bảo lĩnh thay thế cho tạm giam trong trường hợp này?

Ngược lại, có trường hợp cơ quan THTT lại ra quyết định áp dụng bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi cao hơn. Ví dụ, trong vụ án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG, bị can Phạm Thị Phương Anh - cựu Phó Tổng giám đốc MobiFone bị khởi tố về tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 3 Điều 220 Bộ luật hình sự năm 2015 có mức cao nhất của khung hình phạt lên đến 20 năm - thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đã được thay đổi biện pháp ngăn chặn sang bảo lĩnh sau hơn 9 tháng bị tạm giam.32

32 Nguyễn Thị Thu Hằng, “Chế định bảo lĩnh trong tố tụng hình sự và hướng hoàn thiện”, http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210771, truy cập ngày 30/04/2021.

54

Rõ ràng, cả hai trường hợp nêu trên đều không trái với quy định của pháp luật trong cách áp dụng biện pháp bảo lĩnh (nếu chỉ xét đến yếu tố tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân) thế nhưng lại cho thấy sự khập khiểng và thậm chí là thiếu công bằng đối với các bị can, bị cáo. Mặc dù họ đang được thi hành về cùng một BPNC nhưng lại có những hướng xử lý khác nhau đến từ phía cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, vì tồn tại điểm thiếu sót về căn cứ áp dụng nên trong công tác thực tiễn vẫn có tình trạng cơ quan THTT áp dụng không đúng đối tượng, vô căn cứ dẫn tới hậu quả bị can, bị cáo bỏ trốn, tiếp tục phạm tội, đe dọa người làm chứng.. gây khó khăn ngược lại cho chính quá trình điều tra, truy tố, xét xử, kéo dài hơn thời gian giải quyết VAHS và nhiều hệ lụy khác.

Tóm lại, quy định về căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh tại BLTTSH 2015 đang tồn tại rất nhiều điểm hạn chế nên biện pháp này chưa thể được triển khai thi hành một cách hiệu quả trên thực tế, gây phương hại trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vì vậy, Nhà nước cần nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện để đảm bảo BPNC này được áp dụng thống nhất, trở thành chế định phổ biến chứ không chỉ mang tính hình thức mà không có giá trị thực tiễn thi hành. Bên cạnh đó, chúng ta có thể học hỏi pháp luật TTHS của Liên Bang Nga bổ sung một số cơ sở để xem xét điều kiện được bảo lĩnh của bị can, bị cáo như tình trạng sức khỏe, giới tính, hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp, v..v..

2.2.3 Thực tiễn về thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo lĩnh

Quy định về những chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo lĩnh của pháp luật TTHS hiện hành được đánh giá là hoàn toàn phù hợp với chủ trương “thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp tạm giam” được đề cập tại Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại những điểm vướng mắc liên quan sự chồng chéo trong quy định, cụ thể như sau:

Thứ nhất, tại điểm a Khoản 2 Điều 44 BLTTHS 2015 quy định: Chánh án, Phó Chánh án có thẩm quyền:“Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam, xử lý vật chứng”33, cùng với đó, tại khoản 1 Điều 278 BLTTHS 2015 quy định:

“Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ việc áp dụng, thay đổi,

55

hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định”34. Như vậy, cả hai điều khoản này đều đang thể hiện sự phân định rõ của luật dành cho Chánh án, Phó Chánh án đối với thẩm quyền áp dụng, hủy bỏ và thay thế biện pháp tạm giam chứ không hề đề cập tới các BPNC còn lại. Việc quy định như này dễ dẫn tới cách hiểu rằng, chủ thể này không có thẩm quyền áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế các BPNC khác, trong đó có bảo lĩnh. Và nếu hiểu theo hướng này thì rõ ràng đang mâu thuẫn với Khoản 4 Điều 121 LTTHS 2015.

Thứ hai, nếu cả Chánh án, Phó Chánh án và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đều có thẩm quyền ra quyết định áp dụng, thay thế hoặc hủy bỏ biện pháp bảo lĩnh, vậy trong trường hợp chủ tọa phiên tòa không cùng quan điểm với Chánh án hoặc Phó Chánh án liên quan đến việc ra những quyết định trên thì các cơ quan THTT sẽ giải quyết như thế nào, lúc này ý kiến của chủ thể nào sẽ được ưu tiên lựa chọn. Đây vẫn là điểm khúc mắc vì luật chưa quy định.

Thứ ba, pháp luật thực định hiện tại không phân quyền áp dụng, hủy bỏ, thay thế biện pháp bảo lĩnh cho Điều tra viên, Kiểm sát viên. Xét thấy, cần cân nhắc bổ sung hai chủ thể này vào hệ thống những cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng tố tụng trên. Bởi vì, suy cho cùng họ là những người theo sát và nắm rõ nhất các tình tiết của vụ án, hiểu rõ hơn về hoàn cảnh, nhân thân của bị can, bị cáo từ những bước đầu thụ lý, giải quyết VAHS. Hơn nữa, Điều tra viên và Kiểm sát viên đều là những người có đủ trình độ, chuyên môn nghiệp vụ để lựa chọn BPNC phù hợp cũng như đủ khả năng tự chịu trách nhiệm về các quyết định, hành vi tố tụng do mình thực hiện.

2.2.4 Thực tiễn về thủ tục và thời hạn áp dụng biện pháp bảo lĩnh

- Thủ tục áp dụng biện pháp bảo lĩnh

Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong thực tiễn đang gặp phải những vướng mắc như sau:

Thứ nhất, pháp luật hiện hành đang quy định đối với trường hợp cá nhân nhận bảo lĩnh thì giấy cam đoan phải có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập và đối với trường hợp cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh thì giấy cam đoan phải có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó. Tuy nhiên, luật chỉ bắt buộc xác nhận nhưng

56

không nêu rõ phải xác nhận như thế nào, phạm vi trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương liên quan đến thủ tục này đến đâu; liệu họ có nghĩa vụ phải tiến hành các bước thẩm tra, xác minh hay không và việc các đơn vị này ký, đóng dấu vào giấy cam đoan là đang thể hiện sự xác nhận về hộ khẩu thường trú, nơi làm việc hay xác nhận cả nơi làm việc, nơi cư trú lẫn tiêu chuẩn nhân thân của chủ thể nhận bảo lĩnh. Hiện nay, ở một số địa phương vẫn chưa có cái nhìn đúng và hiểu rõ về bản chất của biện pháp bảo lĩnh cũng như không biết được chính xác phạm vi trách nhiệm của mình trong thủ tục này, do đó, họ thường sẽ có tâm lý dè chừng, trì hoãn trong việc xác nhận giấy cam đoan cho cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức. Việc tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau như trên đã dẫn đến thực trạng áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các địa phương với nhau.

Thứ hai, pháp luật hiện hành không quy định các thủ tục quan trọng liên quan đến áp dụng biện pháp bảo lĩnh như: thủ tục bàn giao đối tượng, thủ tục chấm dứt bảo lĩnh, thủ tục thông báo. Cụ thể hơn:

Về thủ tục bàn giao đối tượng. Bàn giao đối tượng được thực hiện trong hai tình huống. Một là, cơ quan THTT giao bị can, bị cáo cho cá nhân, cơ quan tổ chức nhận bảo lĩnh để quản lý, giám sát các đối tượng này theo Quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh có hiệu lực pháp luật. Và hai là, cá nhân, cơ quan, tổ chức bàn giao lại bị can, bị cáo cho cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt bảo lĩnh theo quy định của pháp luật. Đây là một thủ tục quan trọng, là cột mốc làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể nhưng đến nay vẫn chưa được đề cập trong BLTTHS. Kể từ thời điểm này bị can, bị cáo có nghĩa vụ trước Nhà nước và đối với bên nhận bảo lĩnh trong việc tuân thủ đúng những cam kết của mình và cùng với đó bên nhận bảo lĩnh có nghĩa vụ giám sát, quản lý các đối tượng được bảo lĩnh, chịu trách nhiệm trước Nhà nước không để cho bị can, bị cáo vi phạm những nghĩa vụ cam kết quy định tại Khoản 3 Điều 121 BLTTHS 2015. Ngoài ra, thủ tục bàn giao đối tượng cũng là căn cứ để người nhận bảo lĩnh xin chấm dứt việc bảo lĩnh.

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo lĩnh theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 63 - 101)