Biện pháp bảo lĩnh trong Bộ luật tố tụng hình sự Trung Hoa

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo lĩnh theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 36 - 40)

Ngày 14/03/2012, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội Trung Quốc khóa 11 đã biểu quyết thông qua BLTTHS sửa đổi, trong đó biện pháp bảo lĩnh là một trong những BPNC độc lập được quy định chi tiết tại Chương VI từ Điều 64 đến Điều 77 do Cơ quan Công an, VKS và TA áp dụng đối với bị can, bị cáo trong giai đoạn chuẩn bị xét xử dựa vào các tình tiết của VAHS. Tác giả đi vào phân tích biện pháp bảo lĩnh trong pháp luật hiện hành của quốc gia này dựa trên các khía cạnh như sau:

Thứ nhất, về căn cứ áp dụng. Tại Điều 64 BLTTHS Trung Hoa quy định căn cứ vào “tình tiết của vụ án” thì cơ quan công an, VKS và TA có thể áp dụng biện pháp bảo lĩnh đối với bị can, bị cáo. Bên cạnh đó, căn cứ áp dụng chung cho tất cả các BPNC được quy định tại Điều 65 BLTTHS. Cụ thể như sau:

(i) Có khả năng bị tuyên phạt quản chế, cải tạo không giam giữ hoặc áp dụng hình phạt bổ sung;

25

(ii) Có thể bị tuyên phạt tù có thời hạn và việc áp dụng BPNC sẽ không gây nguy hại cho xã hội;

(iii) Những người bị bệnh nặng, không thể tự chăm sóc bản thân, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú và việc áp dụng các BPNC sẽ không gây nguy hiểm cho xã hội;

(iv) Trong trường hợp thời gian tạm giam, tạm giữ đã hết nhưng vụ án vấn đang được điều tra và xét cần áp dụng BPNC trong khi chờ điều tra bổ sung.21

Như vậy, bên cạnh các tình tiết của vụ án thì luật pháp Trung Hoa đang sử dụng “hình phạt” mà bị can, bị cáo có thể phải chịu để làm một trong những căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh. Việc quy định như vậy có thể đang phù hợp với thực tiễn xét xử Trung Quốc, tuy nhiên, tại Việt Nam thì nội dung này đang trái với nguyên tắc “suy đoán vô tội” và chính sách hình sự của nước ta. Bên cạnh đó, BLTTHS Trung Hoa chỉ quy định căn cứ áp dụng chung cho tất cả các BPNC tại Chương VI của Bộ luật.

Thứ hai, về thẩm quyền áp dụng. BLTTHS Trung Quốc trao thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo lĩnh cho 03 chủ thể là Cơ quan công an, VKS và TA.

Thứ ba, về chủ thể nhận bảo lĩnh. Pháp luật Trung Hoa chỉ cho phép một người được nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo và chính bản thân bị can, bị cáo tự có thể tự đặt tiền để bảo lĩnh cho mình. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 67 BLTTHS như: (i) không liên quan đến vụ án; (ii) có khả năng thực hiện nghĩa vụ của người nhận bảo lĩnh; (iii) được hưởng các quyền chính trị và không bị hạn chế tự do cá nhân; (iv) có nơi cư trú và thu nhập ổn định.

Thứ tư, về đối tượng áp dụng biện pháp bảo lĩnh: có thể là bị can, bị cáo trong đó đề cập rõ phụ nữ có thai, cho con bú, người đang mắc bệnh nặng là những đối tượng được ưu tiên được bảo lĩnh.

Thứ năm, về thủ tục áp dụng biện pháp bảo lĩnh. Chủ thể muốn nhận bảo lĩnh phải có đơn đề nghị áp dụng biện pháp này theo quy định tại Điều 66 của Bộ luật.

Thứ sáu, thời hạn áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong thời gian chờ xét xử là tối đa không quá 12 tháng theo quy định tại Điều 77 BLTTHS.

21 Điều 65 Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa, http://www.gov.cn/flfg/2012- 03/17/content_2094354.htm, truy cập ngày 01/06/2020

26

Thứ bảy, về trách nhiệm pháp lý. Pháp luật Trung Hoa quy định rất rõ về trách nhiệm pháp lý của các chủ thể tại Điều 68, 69 BLTTHS. Cụ thể, chủ thể nhận bảo lĩnh có nghĩa vụ như: (i) giám sát người được bảo lĩnh tuân thủ các quy định tại Điều 69 của BLTTHS; (ii) nếu phát hiện người được bảo lĩnh có hành vi vi phạm thì có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền. Nếu không thực hiện các nghĩa vụ này thì người nhận bảo lĩnh sẽ bị phạt tiền hoặc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nếu hành vi vi phạm của người nhận bảo lĩnh có đủ yếu tố cấu thành một tội phạm khác.

Đối với đối tượng được bảo lĩnh: bị can, bị cáo phải thực hiện các nghĩa vụ được liệt kê theo quy định tại Điều 69 như: (i) không được rời khỏi thành phố hoặc quận nơi sinh sống mà không có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền (i) khi có sự thay đổi về địa chỉ, nơi làm việc hoặc phương thức liên hệ thì phải có nghĩa vụ báo cáo cho cơ quan THTT trong thời gian 24 giờ; (ii) không được cản trở người làm chứng dưới bất kỳ hình thức nào; (iii) không được tiêu hủy chứng cứ, tạo chứng cứ giả hoặc thông cung; (iv) không được gặp mặt hoặc thông tin với một số đối tượng nhất định; (v) phải giao nộp giấy tờ xuất nhập cạnh như hộ chiếu, giao nộp giấy phép lái xe cho cơ quan thực thi cất giữ.

Ngoài ra, Điều 69 BLTTHS Trung Hoa cũng quy định rõ nếu bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ nêu trên thì có thể phải viết bản kiểm điểm ăn năn hối cải, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tiền bảo lĩnh và đặt bảo lĩnh một lần nữa, giới thiệu người bảo lĩnh khác, cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc bắt giam.

27

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Ở Việt Nam, biện pháp bảo lĩnh lần đầu tiên được ghi nhận chính thức tại BLTTHS 1988, sau đó tiếp tục phát triển và hoàn thiện tại BLTTHS 2003 và mới nhất là BLTTHS 2015. Quy định biện pháp bảo lĩnh tại BLTTHS 2015 được đánh giá là một bước tiến vượt bậc cả về tư tưởng lập pháp cũng như về kỹ thuật lập pháp so với BLTTHS 1988, 2003. Là một trong những chế định có tính dân chủ cao, biện pháp bảo lĩnh không chỉ thể hiện chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước ta mà còn đề cao quyền con người, quyền công dân – một trong những giá trị xã hội mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ra sức hướng tới bảo vệ, trong đó có Việt Nam.

Trong phạm vi chương 1 của Luận văn, tác giả đã nêu lên được nhận thức lý luận chung về biện pháp bảo lĩnh trong TTHS; bên cạnh đó, khái quát về sự hình thành và phát triển của các quy định pháp luật về biện pháp bảo lĩnh trong giai đoạn lịch sử của nước ta từ năm 1945 đến nay. Thông qua việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá một số quan điểm về biện pháp bảo lĩnh, tác giả đã đưa ra được khái niệm và ý nghĩa cơ bản của biện pháp này trong TTHS. Cùng với pháp luật quốc gia, tác giả cũng đã tiến hành nghiên cứu biện pháp bảo lĩnh trong pháp luật thực định một số nước trên thế giới như Liên Bang Nga, Trung Quốc, Nhật Bản trên các phương diện như: căn cứ áp dụng, chủ thể có thẩm quyền áp dụng, đối tượng áp dụng, chủ thể nhận bảo lĩnh và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể. Thông qua việc nghiên cứu đã thấy rõ điểm tiến bộ của các nước trong tư tưởng lập pháp và cách ghi nhận về chế định bảo lĩnh. Đây đều là những kinh nghiệm quý báu và là tiền đề, cơ sở để chúng ta có thể học hỏi, khắc phục thiếu sót còn tồn tại nhằm điều chỉnh pháp luật TTHS hiện hành phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, tình hình tội phạm và chính sách pháp luật của quốc gia.

Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu tại Chương này đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu cụ thể và sâu rộng hơn các quy định của pháp luật TTHS hiện hành về BPNC bảo lĩnh được phân tích ở các chương sau của Luận văn.

28

CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CỦA BLTTHS 2015 VỀ BIỆN PHÁP BẢO LĨNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo lĩnh theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 36 - 40)