Biện pháp bảo lĩnh trong Bộ luật tố tụng hình sự Nhật Bản

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo lĩnh theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 33 - 36)

BLTTHS Nhật Bản được thông qua ngày 10/07/1948 với lần sửa đổi, bổ sung gần đây nhất là theo Luật số 74 năm 2011. Biện pháp bảo lĩnh là một trong các BPNC được quy định trong BLTTHS. Tuy nhiên, biện pháp này không được quy định gói gọn trong một Điều luật cụ thể mà những quy định liên quan đến bảo lĩnh được quy định rải rác tại Chương VIII từ Điều 87 đến Điều 98. Về cơ bản, biện pháp bảo lĩnh sẽ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án theo yêu cầu của Công tố viên áp dụng đối với bị can khi có người nhận bảo lĩnh bằng hình thức trả tiền để bảo đảm sự có mặt của bị can theo lệnh triệu tập của TA.

Thứ nhất, về căn cứ áp dụng. Căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong BLTTHS Nhật Bản được quy định tại Điều 87, 89, 91. Cụ thể:

Điều 87 BLTTHS Nhật Bản quy định:“Tòa án phải, khi lý do cần thiết cho việc tạm giam không còn tồn tại, ra quyết định hủy việc tạm giam theo yêu cầu của công

22

tố viên, bị cáo bị tạm giam hoặc người bào chữa, đại diện pháp lý, người giám hộ, vợ hoặc chồng, họ hàng trực hệ, anh chị em của bị cáo, hoặc theo thẩm quyền”.18

Nhật Bản cũng quy định những trường hợp hạn chế không cho bảo lĩnh được quy định tại Điều 89, cụ thể như sau:

1. Trường hợp bị cáo bị cáo buộc về một tội có thể tử hình, hoặc tù chung thân, tù khổ sai hoặc tù có thời hạn tối thiểu là hơn một năm.

2. Trường hợp bị cáo trước đó đã bị kết án về một tội có thể bị tử hình, hoặc tù chung thân, tù khổ sai hoặc tù có thời hạn tối đa không quá mười năm.

3. Trường hợp bị cáo đã nhiều lần phạm tội có thể bị phạt tù khổ sai hoặc tù có thời hạn tối đa hơn 3 năm.

4. Trường hợp có căn cứ hợp lý đủ để nghi ngờ là bị cáo có thể tiêu hủy và che giấu chứng cứ.

5. Trường hợp có căn cứ hợp lý đủ để nghi ngờ là bị cáo có thể gây thương tích cho thân thể hoặc gây thiệt hại cho tài sản của người bị thương hoặc người khác được cho là có hiểu biết cần thiết cho việc xét xử vụ án hoặc họ hàng của họ, hoặc có thể có hành động khác đe dọa họ.

6. Trường hợp không biết địa chỉ nơi ở của bị cáo.19

Nhìn chung, pháp luật Nhật Bản cho phép áp dụng biện pháp bảo lĩnh nếu thấy lý do cần thiết của việc tạm giam không còn tồn tại hoặc tạm giam quá lâu, có lý do để tin rằng bị cáo có nơi ở cố định, không bỏ trốn, không gây cản trở cho quá trình giải quyết vụ án cũng như xem xét bản chất và hoàn cảnh của tội phạm, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, chứng cứ của vụ án cũng như nhân thân, tài sản của bị cáo..v..v.., đồng thời, bị can không thuộc những trường hợp không được phép nhận bảo lĩnh quy định tại Điều 89 BLTTHS này.

Thứ hai, về thẩm quyền áp dụng. Theo quy định tại Điều 92 BLTTHS Nhật Bản thì thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh thuộc về TA. Tuy nhiên Tòa

18 Điều 87 Bộ lật tố tụng hình sự Nhật Bản,

http://www.japaneselawtranslation.go.jp/law/detail/?id=3364&vm=02&re=02, truy cập ngày 01/06/2020

19 Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự Nhật Bản,

23

phải dựa trên cơ sở yêu cầu của Công tố viên thì mới ra quyết định cho phép bảo lĩnh, ngoại trừ một số trường hợp khẩn cấp.

Thứ ba, về chủ thể nhận bảo lĩnh. Tại Khoản 1 Điều 88 BLTTHS Nhật Bản đã cho phép những chủ thể như: bị can, bị cáo hoặc luật sư bào chữa của họ, người đại diện hợp pháp, người giám hộ, vợ hoặc chồng, những người thân, anh chị em ruột của bị can, bị cáo có thể yêu cầu cho bảo lĩnh. Có thể thấy rằng, so với Việt Nam thì luật pháp Nhật Bản mở rộng phạm vi chủ thể có thể nhận bảo lĩnh và cũng chỉ cho phép trường hợp nhận bảo lĩnh là cá nhân chứ không ghi nhận trường hợp nhận bảo lĩnh là tổ chức. Bên cạnh đó, nổi bật trong chế định bảo lĩnh của Nhật Bản là việc cho phép chính bị can, bị cáo có thể yêu cầu TA xem xét để tự bảo lĩnh cho chính bản thân mình. Và nếu như họ thỏa mãn tất cả các điều kiện áp dụng theo quy định của luật thì đương nhiên yêu cầu này hoàn toàn có thể thực hiện trên thực tế.

Thứ tư, về đối tượng áp dụng. BLTTHS Nhật Bản quy định đối tượng được áp dụng biện pháp bảo lĩnh là bị can, bị cáo với điều kiện họ không thuộc những trường hợp không được bảo lĩnh quy định tại Điều 89 của Bộ luật này.

Thứ năm, về thủ tục áp dụng biện pháp bảo lĩnh. Khác với BLTTHS của Việt Nam, pháp luật Nhật Bản không quy định về việc bắt buộc chủ thể nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan và các nghĩa vụ thực hiện khi nhận bảo lĩnh. Đồng thời, việc xem xét cho áp dụng bảo lĩnh cần đáp ứng điều kiện về tiền bảo lĩnh tại Điều 93 như sau:

1. Khi cho phép bảo lĩnh thì phải ấn định số tiền bảo lĩnh.

2. Tiền bảo lĩnh phải có đủ số lượng phù hợp đủ để bảo đảm sự có mặt của bị cáo có tính đến bản chất và hoàn cảnh của tội phạm, năng lực chứng minh của chứng cứ cũng như tính cách và tài sản của bị cáo.

3. Khi cho phép bảo lĩnh, có thể ấn định các điều kiện hạn chế nơi ở của bị cáo hoặc biện pháp khác phù hợp.20

Có thể thấy rằng, mặc dù không quy định cụ thể số tối thiểu và tối đa như BLTTHS của Liên bang Nga nhưng Tòa án Nhật Bản sẽ đưa ra mức tiền phù hợp dựa trên cơ sở xem xét, tính chất của tội phạm, sức nặng chứng cứ chống lại người đó cũng như tính cách, tài sản của bị cáo. Bên cạnh đó, Nhật bản đã quy định mở hơn

20 Điều 93 Bộ luật tố tụng hình sự Nhật Bản,

24

khi cho phép bất kỳ ai cũng được phép trả tiền bảo lĩnh với điều kiện các chủ thể này phải hoàn thành việc nộp tiền hoặc chứng khoán chuyển đổi cho TA theo quy định tại Điều 94 của BLTTHS.

Thứ sáu, về trách nhiệm pháp lý của chủ thể. Theo quy định tại Điều 96 BLTTHS Nhật Bản thì trong trường hợp bị cáo có những hành vi vi phạm trong thời gian bảo lĩnh như: (i) vắng mặt mà không có lý do chính đáng khi được triệu tâp; (ii) có lý do để nghi ngờ rằng bị cáo có thể bỏ trốn; (iii) có lý do để nghi ngờ rằng bị cáo có thể tiêu hủy chứng cứ, tạo chứng cứ giả; (iv) bị cáo gây hại cho tài sản hoặc tính mạng của những người mà TA xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án; (v) có hành vi vi phạm các quy định tại nơi cư trú hoặc các giới hạn khác của Tòa thì TA xem xét và ra quyết định hủy bỏ việc bảo lĩnh, tịch thu toàn bộ hoặc một phần tiền bảo lĩnh. Bên cạnh đó, bị cáo sẽ bị áp dụng BPNC khác nghiêm khắc hơn như tạm giam.

Như vậy, thông qua việc nghiên cứu pháp luật Nhật Bản có thể thấy rằng, BLTTHS Nhật Bản đang có những quy định gần như là toàn diện, đầy đủ và có những điểm sáng mà chúng ta nên học hỏi nhằm hoàn thiện hơn những điểm thiếu sót về chế định bảo lĩnh tại BLTTHS 2015 như: các trường hợp không cho phép áp dụng biện pháp bảo lĩnh, mở rộng phạm vi chủ thể nhận bảo lĩnh..v..v..

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo lĩnh theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 33 - 36)