9. KẾT CẤU CỦA LUẬN
1.3.6. Các biện pháp ngân hàng thường sử dụng để hạn chế rủi ro
Biện pháp phòng ngừa
Về chính sách tín dụng: Xây dựng và điều chỉnh chính sách tín dụng hợp lý, phù hợp với từng thời kỳ. Đồng thời, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chính sách tín dụng để hạn chế rủi ro tín dụng nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận.
Về chính sách khách hàng, phân loại khách hàng theo tiêu chí thích hợp cùng với áp dụng hình thức chăm sóc khách hàng tương ứng để sàng lọc được khách hàng tốt.
Về quy trình tín dụng: Chuẩn hóa và kiểm tra thực hiện đúng quy trình tín dụng. Đồng thời, xử lý nghiêm minh các sai phạm để hạn chế rủi ro tín dụng.
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín nhiệm nội bộ hợp lý, khoa học, nhằm sớm phát hiện những rủi ro tiềm ẩn của khoản vay để đưa ra các quyết định cho vay hợp lý.
Xây dựng và thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu hoạt động tín dụng là một trong các biện pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng
Chú trọng tạo dựng một đội ngũ nhân sự có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao và có đạo đức nghề nghiệp cùng với thiết lập một cơ cấu tổ chức hợp lý. Đồng thời, nâng cao năng lực quản trị điều hành với đội ngũ quản lý
Thường xuyên cập nhật, chuẩn bị tài chính, đầu tư công nghệ hiện đại ngân hàng cùng với các biện pháp ngăn chặn rủi ro về công nghệ, phục vụ quản lý, điều hành cũng như tác nghiệp hoạt động tín dụng hiệu quả …
Bên cạnh các biện pháp trên, có thể sử dụng biện pháp sau : (1) Né tránh rủi ro: Biết rủi ro mà không né tránh, ắt sẽ gánh chịu hậu quả. Do đó né tránh rủi ro là chủ động tìm một hướng đi trong hoạt động tín dụng, ở đó rủi ro sẽ không xảy ra, hoặc có xảy ra nhưng ở mức độ thấp nhất có thể. (2) Giảm thiểu rủi ro: Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, phải chấp nhận rủi ro, coi đó là một hiện tượng khách quan. Vấn đề quan trọng là làm sao để rủi ro nếu có xảy ra, thì chỉ ở mức độ tối thiểu.
Biện pháp khắc phục rủi ro
Để xử lý rủi ro, ngân hàng có nhiều phương án nhưng phương án giúp ngân hàng chủ động hoàn toàn về tài chính là phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định, khi đã có quỹ dự phòng rủi ro, ngân hàng sẽ chủ động để xử lý.
Thực hiện tư vấn giúp khách hàng tháo gỡ khó khăn sản xuất, kinh doanh, có thể xem xét để cho vay thêm (khó khăn do khách quan)
Phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ (với các khoản vay có tài sản đảm bảo) hoặc khai thác tài sản đảm bảo để thu hòi nợ…
Khi ngân hàng đã sử dụng hết tất cả các biện pháp mà vẫn không thu hồi nợ xấu được cho ngân hàng thì ngân hàng thường dùng tới biện pháp cuối cùng đó là bán nợ xấu cho VAMC.
Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn, thường xuyên xảy ra, đôi khi gây hậu quả nặng nề nên việc đánh giá rủi ro và tìm biện pháp ngăn ngừa, khắc phục hậu quả rủi ro tín dụng luôn được các NHTM quan tâm hàng đầu.