Sự cần thiết hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đức huệ, tỉnh long an (Trang 32)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN

1.3.7. Sự cần thiết hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại

Hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại là tất yếu khách quan, đảm bảo sự an toàn và phát triển bền vững về hoạt động kinh doanh, không chỉ cho

chính ngân hàng thương mại, còn cho hệ thống ngân hàng và cả nền kinh kinh tế, đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.

1.4. Bài học từ kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An

1.4.1. Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại

NHTM cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Long An

BIDV là một trong số những NHTM cổ phần đi đầu trong việc quản lý rủi ro tín dụng và rất tích cực triển khai nhiều biện pháp để minh bạch và lành mạnh hoá tài chính, coi trọng quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động cho vay. Thông qua xây dựng các chính sách, các công cụ quản lý có hiệu quả NH này đã đạt được thành công nhất định. Theo kết quả xếp hạng năm 2016 của tổ chức Moody’s, đây là NH đứng thứ nhất trong hệ thống NH Việt Nam về tổng tài sản, nguồn vốn và thanh khoản, triển vọng chung ổn định. Các biện pháp mà BIDV nói chung và BIDV chi nhánh Long An nói riêng đã và đang áp dụng thành công trong việc hạn chế RRTD là:

Một là, tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Quy trình cho vay tách thành các khâu: tiếp xúc KH, phân tích cho vay, thẩm định cho vay, đánh giá rủi ro tín dụng, quyết định cho vay, thủ tục giấy tờ hợp đồng và giải ngân, đánh giá chất lượng và xem lại khoản vay. Trên cơ sở đó xây dựng mô hình tổ chức triển khai dịch vụ cho vay theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm thành 2 bộ phận: bộ phận tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định; hoặc thành 3 bộ phận: Marketing KH, bộ phận thẩm định và bộ phận quyết định cho vay.

Hai là, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong cho vay. Trước đây BIDV đặt nặng vai trò của tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền của KH vay, chưa chú trọng nhiều đến nguyên tắc cho vay đã dẫn đến có lúc nợ xấu cao và BIDV đã tìm ra nguyên nhân, do đã không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc cho vay . Hiện nay, đã quan tâm và thực hiện triệt để các nguyên tắc cho vay. Đồng thời, trên cơ sở báo cáo tài chính và các nguồn thông tin, NH xác định vòng chu chuyển dòng tiền và vòng thu hồi vốn dầu tư, tiến hành dự báo rủi ro trong tương lai, các phương án và khả năng khắc phục của DN nên đã hạn chế rủi ro tín dụng rất nhiều so với trước đó.

Ba là, giám sát khoản vay: Hoạt động kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay được tăng cường, trên cơ sở thông tin thu thập được để đánh giá xếp loại KH và có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro. Tại Trụ sở chính có 2 bộ phận: bộ phận tác nghiệp và bộ phận tái xét. Bộ phận tác nghiệp giám sát sự thay đổi những rủi ro của từng khoản vay và có hành động thích ứng kịp thời nhằm đảm bảo tất cả các điều khoản và điều kiện của khoản vay phải được tuân thủ. Bộ phận tái xét: quy định cụ thể phương pháp tái xét phải thực thi theo quy định của NHNN. Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng quản lý chặt chẽ danh mục cho vay, thường xuyên cập nhật các bản tin thị trường, báo cáo xếp hạng cho vay, các khoản vay có vấn đề và danh mục khoản vay cần giám sát, khoản nợ không hoạt động.

Bốn là, thực hiện nguyên tắc chấm điểm KH: BIDV hiện đang áp dụng chấm điểm KH để quyết định cho vay. các hạng từ AAA (chất lượng cao, rủi ro thấp, khả năng trả nợ cao nhất), AA, A, BBB,…đến D (nguy cơ vỡ nợ). Từ đó, có chính sách cho vay riêng cho từng hạng KH, là một trong nguyên nhân làm nợ xấu giảm.

Năm là, tuân thủ đúng quy định về thẩm quyền phán quyết cho vay: Tuỳ theo mức vốn vay, thẩm quyền phán quyết cho vay được phân cấp cho giám đốc chi nhánh, hoặc trình hội đồng tín dụng, hội đồng quản trị,... Ngoài ra, BIDV rất coi cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên, liên tục đào tạo theo từng loại công việc, để nâng cao trình độ, kỹ năng, tạo khả năng thực thi độc lập nhiệm vụ được phân công.

NHTM cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Long An

Vietinbank cũng là một trong số những NHTMCP thành công trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Trước xu thế phát triển, hội nhập kinh tế của đất nước và những thay đổi quan trọng trong chính sách quản lý của NHNN, VietinBank đã nhanh chóng chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy cho vay trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách cho vay được tách biệt với chức năng quản lý KH, thẩm định và đề xuất cho vay (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục cho vay (phòng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát cho vay độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Nhờ quá trình đổi mới đã mang lại những kết quả mang lại kết quả đáng khích lệ trong hạn chế RRTD.

Bên cạnh đó, Vietinbank còn thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trưởng cho vay nóng; ứng xử cho vay hợp lý với các đối tượng cho vay cụ thể, tuân thủ danh mục cho vay đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, KH có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn KH, phương án, dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý cho vay đối với KH, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu. Cơ cấu cho vay theo địa bàn, đối tượng KH, mục đích sử dụng vốn, ngành hàng, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm tiền vay…. được điều chỉnh theo hướng tích cực nên chất lượng cho vay được nâng cao và trở thành một trong những NH có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất.

Vietinbank chú trọng quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình cho vay, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. Hoạt động cho vay được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp cho vay, cũng như các biện pháp quản lý cho vay, đảm bảo KH quan hệ ở bất cứ chi nhánh nào, cũng được hưởng lợi các sản phẩm cho vay như nhau. Đồng thời, các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, uỷ quyền của Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên phù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng cho vay của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được uỷ quyền.

1.4.2. Bài học đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Đức Huệ, Tỉnh Long An Chi nhánh huyện Đức Huệ, Tỉnh Long An

Qua những kinh nghiệm trong việc hạn chế rủi ro tín dụng của các NH trong và ngoài nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm Agribank Đức Huệ như sau:

- Thứ nhất, tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận, các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay để hạn chế rủi ro đạo đức và nâng cao chất lượng phân tích đánh giá khoản vay. Agribank khu vực Đức Huệ, tỉnh Long An cần tổ chức bộ phận cho vay theo hướng: tách phòng KH tiếp nhận hồ sơ vay vốn và bộ phận thẩm định riêng để đảm bảo sự độc lập trong quyết định cấp cho vay, kiểm soát toàn bộ quy trình cấp cho vay từ giai đoạn khởi tạo và phê duyệt cho đến khi hoàn trả hết. Thành

lập một bộ phận độc lập trong từng NH thương mại, chuyên sâu nghiên cứu, phân tích và dự báo về sự phát triển của thành phần kinh tế, khu vực kinh tế, các ngành hàng, KH. Trên cơ sở kết quả phân tích, đưa ra những dự báo và chiến lược phát triển kinh doanh của NH trong từng giai đoạn, khả năng chấp nhận rủi ro.

- Thứ hai, thực hiện việc chấm điểm đánh giá xếp loại KH hữu hiệu, trên cơ sở đó có chính sách cho vay và biện pháp quản lý rủi ro phù hợp với từng KH.

- Thứ ba, xây dựng và thực hiện chính sách tăng trưởng cho vay linh hoạt, phù hợp trong từng thời kỳ, cân đối hiệu quả giữa nguồn vốn huy động với tăng trưởng dư nợ; ứng xử hợp lý với các đối tượng cho vay cụ thể, tuân thủ danh mục cho vay đã được thiết lập, ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, KH có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn KH, phương án, dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý rủi ro tín dụng đối với KH, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.

- Thứ tư, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong cho vay, không chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, còn cần quan tâm đến tính khả thi của phương án, dòng tiền của khách hàng vay,...

- Thứ năm, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro cho cán bộ thẩm định, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản lý RRTD.

- Cuối cùng, Agribank khu vực Đức Huệ, tỉnh Long An phải chủ động đề xuất với cấp trên nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu đầu vào nhằm phục vụ tích cực hơn nữa cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng , thực hiện chấm điểm xếp hạng cho vay, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm KH.

1.5. Vận dụng chuẩn mực Basel II để hạn chế rủi ro tín dụng

Ngân hàng huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, với vị trí là chi nhánh cấp hai thuộc Agribank Việt Nam, cần chủ động thực hiện xếp hạng tín nhiệm nội bộ theo đúng nội dung, quy trình và thời gian quy định và sử dụng cho các quyết định tín dụng. Đồng thời, nguồn vốn huy động quản lý hiệu quả hơn, phải chuyển hướng tập trung vào đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng, thay vì dựa chủ yếu vào tài sản bảo đảm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương một, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, phân loại và các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng tại NHTM.

Bên cạnh đó, tác giả còn làm rõ các nguyên nhân thường dẫn đến rủi ro tín dụng, hậu quả của rủi ro tín dụng đối với các đối tương có liên quan và những biện pháp NHTM thường sử dụng để hạn chế rủi ro tín dụng.

Cuối cùng, là những bài học đối với Agribank Việt Nam, chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An từ kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại trong nước. Bên cạnh đó, cần thiết vận dụng chuẩn mực Basel II để hạn chế rủi ro tín dụng thích hợp với vị trí là chi nhánh.

Khung lý thuyết chương 1 là cơ sở để tác giả phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Việt Nam, chi nhánh Đức Huệ, tỉnh Long An.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN

2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An Nam - Chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.1. Giới thiệu về Agribank Việt Nam

Tên tiếng Việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Tên tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development. Tên viết tắt: Agribank.

Vốn điều lệ theo đăng ký kinh doanh: 29.154.206.216.715 đồng 1.

Địa chỉ: Số 2, Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Địa bàn hoạt động; đến 31/12/2018, mạng lưới hoạt động của Agribank gồm: Trụ sở chính, 03 Văn phòng đại diện, 03 đơn vị sự nghiệp, 07 công ty con, 155 Chi nhánh loại I, 787 Chi nhánh loại II, 1.299 Phòng giao dịch & 2.500 máy ATM trải rộng tại khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước và 01 Chi nhánh hoạt động tại nước ngoài (Campuchia).

Năm 1988: Thành lập ngày 26/3/1988 với tên gọi Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Năm 1990: Đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Năm 1995: Đề xuất thành lập Ngân hàng phục vụ người ngh o, nay là Ngân hàng Chính sách xã hội, tách ra từ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Năm 1996: Đổi tên thành

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Năm 2003: Được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; triển khai hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) tại các Chi nhánh của Agribank. Năm 2005: Mở Văn phòng đại diện đầu tiên tại nước ngoài - Văn phòng đại diện Campuchia. Năm 2006: Đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt. Năm 2007: Được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) xếp hạng là Doanh nghiệp số một Việt Nam. Năm 2008: Kỷ niệm 20 năm thành lập; được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì; đạt Top 10 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt. Năm 2009: Vinh dự được đón Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tới thăm và làm việc; là ngân hàng đầu tiên lần thứ 2 liên tiếp đạt Giải thưởng Top 10 Sao Vàng đất Việt. Năm 2010: Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500. Năm 2011: Chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Năm 2012: Là NHTM có quy mô Tổng Tài sản lớn nhất (tương đương 20% GDP) Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500; được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời kỳ đổi mới. Năm 2015: Thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu là NHTM duy nhất lần thứ 5 liên tiếp thuộc Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500. Năm 2016: Hoàn thành cơ bản Đề án Tái cơ cấu đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt; Năm 2017: Tổng Tài sản cán mốc trên 01 triệu triệu đồng, là ngân hàng đứng đầu hệ thống ngân hàng theo Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam; năm đầu tiên thực hiện Đề án chiến lược kinh doanh giai đoạn 2017 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; đề án phát triển sản phẩm dịch vụ giai đoạn 2017 – 2020. Năm 2018: Agribank tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu các NHTM trong bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

2.1.1.2. Giới thiệu về Agribank Việt Nam, chi nhánh Đức Huệ, tỉnh Long An

Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đức huệ, tỉnh long an (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)