Tăng tính hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đức huệ, tỉnh long an (Trang 77 - 78)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN

3.2.6. Tăng tính hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Kiểm tra, kiểm toán nội bộ giữ vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng, nhất là trong hoạt động tín dụng. Thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ phát hiện kịp thời các sai sót trong việc thực hiện qui trình nghiệp vụ tín dụng, các khoản nợ có dấu hiệu xảy ra RRTD do khách hàng suy giảm khả năng tài chính, trây ỳ, có dấu hiệu lừa đảo, nên tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết và cần làm tốt những vấn đề sau:

Thực hiện đúng các nội dung kiểm tra, kiểm toán theo chương trình của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam huyện Đức Huệ phải yêu cầu các ngân hàng trực thuộc xây dựng chương trình kiểm tra hoạt động tín dụng tại chi nhánh, mỗi năm theo tháng, quí hoặc đột xuất khi cần thiết .

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam huyện Đức Huệ cần phải chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động tín dụng chia nhỏ theo các chuyên đề như: kiểm tra cho vay doanh nghiệp, kiểm tra cho vay theo hạn

mức tín dụng, kiểm tra cho vay có bảo đảm bằng tài sản, kiểm tra cho vay hộ sản xuất nông, lâm nghiệp qua tổ vay vốn, kiểm tra cho vay cầm cố và giấy tờ có giá....để sớm phát hiện các khoản vay tiềm ẩn rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài việc kiểm tra kiểm soát theo kế hoạch, định kỳ hàng năm, Agribank Đức Huệ cần tổ chức nhiều đợt kiểm tra đột xuất tại các nơi có biểu hiện bất thường

Bố trí đội ngũ cán bộ kiểm tra, kiểm toán tại các chi nhánh đủ về số lượng theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Việt Nam; có thể sử dụng cán bộ làm tín dụng trực tiếp có nhiều kinh nghiệm để bổ sung vào các đợt kiểm tra chéo giữa các chi nhánh, nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để cán bộ kiểm tra, kiểm toán nội bộ có đủ khả năng độc lập phân tích đánh giá chất lượng một khoản tín dụng.

Áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra, tuỳ thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của việc kiểm tra; có chế độ thưởng phạt và qui trách nhiệm rõ ràng, nhằm nâng cao hiệu quả và tinh thần trách nhiệm trong kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đức huệ, tỉnh long an (Trang 77 - 78)