9. KẾT CẤU CỦA LUẬN
1.5. Vận dụng chuẩn mực Basel II để hạn chế rủi ro tín dụng
Ngân hàng huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, với vị trí là chi nhánh cấp hai thuộc Agribank Việt Nam, cần chủ động thực hiện xếp hạng tín nhiệm nội bộ theo đúng nội dung, quy trình và thời gian quy định và sử dụng cho các quyết định tín dụng. Đồng thời, nguồn vốn huy động quản lý hiệu quả hơn, phải chuyển hướng tập trung vào đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng, thay vì dựa chủ yếu vào tài sản bảo đảm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương một, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, phân loại và các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng tại NHTM.
Bên cạnh đó, tác giả còn làm rõ các nguyên nhân thường dẫn đến rủi ro tín dụng, hậu quả của rủi ro tín dụng đối với các đối tương có liên quan và những biện pháp NHTM thường sử dụng để hạn chế rủi ro tín dụng.
Cuối cùng, là những bài học đối với Agribank Việt Nam, chi nhánh huyện Đức Huệ, tỉnh Long An từ kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại trong nước. Bên cạnh đó, cần thiết vận dụng chuẩn mực Basel II để hạn chế rủi ro tín dụng thích hợp với vị trí là chi nhánh.
Khung lý thuyết chương 1 là cơ sở để tác giả phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Việt Nam, chi nhánh Đức Huệ, tỉnh Long An.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN