9. KẾT CẤU CỦA LUẬN
3.3.1. Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Ch
nhánh Long An
Sớm đưa ra những hạn mức tín dụng theo ngành, thành phần kinh tế và hạn mức cho một khách hàng theo từng ngành phù hợp với xu hướng phát triển của ngành, thành phần kinh tế đó. Thực hiện đúng chính sách tín dụng của Hội sở ban hành trong từng thời kỳ, mức độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng cần được xem xét và đạt trong mức tăng trưởng chung địa phương, của nền kinh tế. Mức tăng trưởng tín dụng quá lớn so với tăng trưởng kinh tế và mức độ lạm phát sẽ dẫn tới những tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Cần sớm có quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện về động viên khuyến khích CBTD có năng lực và xử lý trách nhiệm trong quy định nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Việt Nam tỉnh Long An, nhằm đề cao hơn nữa trách nhiệm cá nhân để từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng .
Cần có biện pháp tăng cường hoạt động tổ xử lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, Ban chỉ đạo thu hồi nợ xấu, nợ XLRR thường xuyên chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc phân
tích nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro và giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc của các chi nhánh; nợ đã xử lý rủi ro phải thực hiện phân tích từng khoản nợ khó đòi để giao chỉ tiêu thu nợ cho CBTD.
Chú trọng đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống; tiêu chuẩn hóa về kiến thức đối với mỗi chức danh và vị trí công việc để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp; tổ chức tuyển dụng tập trung theo từng khu vực, sau đó tiếp tục đào tạo thực hành theo từng mảng chuyên môn dự kiến sắp xếp; kết hợp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ với đạo đức kinh doanh và kiến thức pháp luật; có cơ chế phù hợp đối với cán bộ nhằm gắn trách nhiệm với quyền lợi; thực hiện khoán tài chính và động viên, khuyến khích kịp thời đối với cán bộ, nhất là CBTD và kiểm tra kiểm soát nội bộ.
Triển khai dự án hoàn hiện hệ thống quản trị rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh. Trên cơ sở đó, hoàn thiện hệ thống chấm điểm, xếp hạng cho vay nội bộ để phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với KH.
Tiếp tục hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin nhằm tăng năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ với chất lượng cao, hỗ trợ các thông tin một cách nhanh và chính xác nhằm phục cho việc quản lý và điều hành kinh doanh NH nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng. Đồng thời, các thông tin phải thuận tiện cho việc sử dụng của các cấp và đảm bảo tính an toàn của hệ toàn hệ thống khi vận hành. Nhanh chóng xây dựng và nâng cấp trung tâm dự phòng nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh được liên tục, không bị gián đoạn, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin.
Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng thành thạo công nghệ thông tin đối với CBTD, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tổ chức những Hội thi nghiệp vụ chuyên môn để am hiểu hơn về các quy trình nghiệp vụ, các văn bản liên quan công tác cho vay; đổi mới công tác tổ chức và nâng cao chất lượng nội dung tập huấn nghiệp vụ hàng tuần.Cần có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cần thiết để CBTD am hiểu sâu rộng về nghiệp vụ, nắm bắt kịp thời nhịp độ phát triển và biến đổi không ngừng của nền kinh tế thị trường, có khả năng sử dụng thành thạo các công nghệ NH tiên tiến, hiện đại.