9. KẾT CẤU CỦA LUẬN
3.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân Huyện Đức Huệ
Cần cụ thể hóa các định hướng phát triển của tỉnh thành chương trình kế hoạch cụ thể tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tỉnh Long An có định hướng đầu tư tốt và góp phần hạn chế rủi ro.
Tiếp tục triển khai kết cấu hạ tầng các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp trọng điểm đúng tiến độ, có chính sách khuyến khích đầu tư hấp dẫn, chính sách thu thuế sử dụng đất thuế hợp lý, mở rộng đào tạo lực lượng lao động có tay nghề cao, nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thông... nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại tỉnh Long An.
Triển khai thực hiện kịp thời các thông tư liên bộ có liên quan đến hoạt động NH, chỉ đạo cơ sở ban ngành liên quan phối kết hợp chặt chẽ với NH trên địa bàn trong việc cho vay, thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm...
Tăng cường trách nhiệm trong việc xác nhận đất chưa được cấp quyền sử dụng đất và không có tranh chấp; theo dõi và quản lý chặt chẽ để bảo đảm chỉ xác nhận cho hộ gia đình, cá nhân không có bảo đảm bằng tài sản tại một TCTD khi sử dụng loại giấy tờ này đồng thời phối hợp, thông báo kịp thời cho Agribank đóng chân tại địa bàn biết khi hộ gia đình được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức để có biện pháp quản lý thống nhất, tránh cho vay trùng lắp giữa các NH.
KẾT LUẬN
Rủi ro là một hiên tượng xảy ra tất yếu trong tất cả các hoạt động kinh doanh, chúng ta không thể loại bỏ hết chúng mà chỉ có thể giảm thiểu sự tác động tiêu cực của rủi ro thông qua các hoạt động quản lý phù hợp.
Hệ thống NH Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng đang trong quá trình hoàn thiện để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và quan trọng hơn là để nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro. Tại Agribank những năm gần đây nợ xấu tuy đã giảm mạnh nhưng vẫn còn tiềm ẩn rủi ro. Việc nghiên cứu các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng có ý nghĩa lớn trong việc phát triển hoạt động NH, thúc đẩy quá trình đổi mới và phát triển kinh tế. Đây là vấn đề lớn và phức tạp, là yêu cầu cấp bách trong quản lý kinh doanh NH hiện nay. Trong phạm vi nghiên cứu hẹp của đề tài luận văn, giới hạn trong phạm vi hoạt động cho vay của Agribank trên địa bàn khu vực Đức Huệ, tỉnh Long An, luận văn đã tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu:
Thứ nhất, những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng tại các NHTM hiện nay, nghiên cứu đã trình bày rõ những khái niệm, đặc điểm, phân loại, nguyên nhân rủi ro tín dụng; các chỉ tiêu đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng;
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Đức Huệ trong giai đoạn 2016 - 2018, các nguyên nhân rủi ro tín dụng, các biện pháp đang áp dụng tại Agribank Đức Huệ;
Cuối cùng, đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Đức Huệ để nâng cao hiệu quả cho vay và mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh trong thời gian tới./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Đăng Dờn (2014). Giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[2]. Nguyễn Đăng Dờn (2016). Giáo trình “Quản trị kinh doanh ngân hàng II”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[3]. Nguyễn Hải Đăng (2016), “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu”. Luận văn thạc sỹ, Trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
[4]. Trần Huy Hoàng ( 2011). Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
[5]. Đoàn Thị Hồng (2017), tài liệu bài giảng “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.
[6]. Nguyễn Hoàng Nam (2017), “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Phước”. Luận văn thạc sỹ, Trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
[7]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đức Huệ và chi nhánh tỉnh Long An. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2015, 2016, 2017.
[8]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD: Về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
[9]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Quyết định số 226/QĐ-HĐTV-TDụngày 09/3/2017 của Hội đồng thành viên Agribank về việc ban hành Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank.
[10]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quyết định số: 226/QĐ-HĐTV_TD, ngày 09 tháng 03 năm 2017 quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. [11]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quyết định số:
dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
[12]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quyết định số: 66/QĐ-HĐTV_KHDN, ngày 22 tháng 01 năm 2014 về ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
[13]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quyết định số: 838/QĐ-NHNo_KHL, ngày 25 tháng 05 năm 2017 quy trình cho vay đối với khách hàng pháp nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
[14]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quyết định số: 839/QĐ-NHNo_HSX, ngày 25 tháng 05 năm 2017 quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
[15]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Đề án phát triển ngành ngân hàng đến 2010 và định hướng đến 2020.
[16]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013: Quy định về phân loại tài sản nợ, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
[17]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016: Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
[18]. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Quyết định số: 1627/QĐ-NHNN, ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
[19]. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Thông tư 09/2017/TT-NHNN ngày 14 tháng 08 năm 2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 19/2013TT- NHNN ngày 06 tháng 09 năm 2013 của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
[20]. Quốc hội (2010), “Luật các tổ chức tín dụng”, số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.
[21]. Nguyễn Minh Tiến (2012). Giáo trình “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”. Nhà xuất bản Thống Kê.
[22]. Nguyễn Thái Sơn (2016),“Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Tiền Giang”, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.