Các mô hình kinh doanh online

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh doanh online các sản phẩm VNPT – vinaphone hiệu quả tại trung tâm kinh doanh VNPT long an (Trang 31)

9. Kết cấu luận văn

1.1.4. Các mô hình kinh doanh online

Các mô hình cơ bản của KDO là doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B – Business to Business); doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C – Business to Consumer); giữa doanh nghiệp với chính phủ (B2G – Business to Government); giữa cá nhân với cá nhân (C2C – Customer to Customer); KDO trong nội bộ doanh nghiệp (Intrabusiness EC).

KDO B2B: KDO B2B được định nghĩa đơn giản là KDO giữa các Doanh nghiệp. Đây là loại hình KDO gắn với mối quan hệ giữa các Doanh nghiệp với nhau. Khoảng 80% KDO theo loại hình này và phần lớn các chuyên gia dự đoán rằng KDO B2B sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn B2C.

KDO B2C: Là thương mại giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hoá thực (hữu hình như là sách hoặc sản phẩm tiêu dùng) hoặc sản phẩm thông tin (nguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hoá, như phần mềm, sách điện tử) và các hàng hoá thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử – đây là hình thái lớn nhất và sớm nhất của KDO.

KDO B2G: Là KDO giữa Doanh nghiệp và khối hành chính công trong Chính phủ. Nó bao hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động khác liên quan tới chính phủ. Hình thái này của KDO có hai đặc tính: Thứ nhất, khu vực hành chính công có vai trò dẫn đầu trong việc thiết lập KDO; thứ hai, người ta cho rằng khu vực này có nhu cầu lớn nhất trong việc biến các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn.

KDO C2C: Là KDO giữa các cá nhân và cá nhân. Loại hình KDO này được phổ biến trên các sàn giao dịch điện tử hoặc tiến hành các hoạt động mua bán thông qua các mạng xã hội, đây là tiềm năng lớn nhất cho việc phát triển KDO trong tương lai.

KDO trong nội bộ doanh nghiệp: Mô hình thương mại này bao gồm tất cả các hoạt động nội bộ doanh nghiệp thường được thực hiện trên Intranet/LAN. Đó là các hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc thông tin bao gồm từ bán hàng hóa

hoặc dịch vụ của Trung tâm cho người lao động của doanh nghiệp, việc đào tạo online, đến các hoạt động chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. [20]

1.1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh doanh online 1.1.5.1. Yếu tố liên quan đến công nghệ

* Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ doanh nghiệp ứng dụng

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ là một trong những điều kiện cần thiết cho sự phát triển của hệ thống KDO. Bởi muốn phát triển, ứng dụng được các phần mềm KDO, đòi hỏi phải có hệ thống phần cứng phù hợp để truyền dẫn thông tin. Bên cạnh đó, sự phát triển của KDO trong doanh nghiệp chính là phụ thuộc phần lớn vào các điều kiện mà doanh nghiệp chú trọng để phát triển nó. Các điều kiện đó phải kể tới đầu tiên đó là cơ sở mạng của KDO hay hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ. Đó là cách mà KDO dựa vào để hoạt động. Trong đó, mạng máy tính là nền tảng kỹ thuật hỗ trợ cho sự thành công hay thất bại của các giao dịch online. Với các kiểu hình kết nối như WAN, LAN…phù hợp với không gian địa lý hay mục đích sử dụng. Ngoài ra, hệ thống mạng nội bộ hỗ trợ doanh nghiệp chia sẻ các thông tin và dữ liệu cho các phòng, ban hay bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp

* An toàn và bảo mật trong các giao dịch kinh doanh online

Giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử, trong đó mọi dữ liệu đều ở dạng số hóa, đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt về tính bảo mật, an toàn. Mất tiền, lừa đảo, lấy trộm hoặc thay đổi thông tin, xâm nhập dữ liệu... là các rủi ro ngày càng lớn không chỉ đối với người kinh doanh mà cả với người quản lý, với từng quốc gia, vì các hệ thống điện tử có thể bị các tin tặc (hacker) xâm nhập. Do vậy muốn phát triển KDO thì doanh nghiệp cũng như các tổ chức trong nền kinh tế cần phải chú ý tới vấn đề an toàn, bảo mật cho các giao dịch thương mại được thực hiện.

* Hệ thống thanh toán của doanh nghiệp

Phương thức thanh toán là vấn đề quan trọng và rất nhạy cảm trong giao dịch thương mại. KDO chỉ có thể thực hiện được thực tế và có hiệu quả khi đã tồn tại một hệ thống thanh toán tài chính ở mức độ phát triển đủ cao, cho phép tiến hành thanh toán tự động mà không phải dùng đến tiền mặt. Trong kinh doanh bán lẻ, vai

trò của thẻ thông minh (Smart Card) là rất quan trọng. Khi chưa có hệ thống này, KDO chỉ giới hạn ở khâu trao đổi tin tức, còn việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ vẫn phải kết thúc bằng trả tiền trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện thanh toán truyền thống. Hiệu quả do đó sẽ thấp và không đủ bù đắp chi phí trang bị phương tiện KDO. Do vậy, muốn phát triển KDO đòi hỏi một hệ thống thanh toán phát triển đủ mạnh và được tự động hóa cao [20].

1.1.5.2. Yếu tố liên quan đến tổ chức doanh nghiệp * Nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định cho sự thành công của bất cứ hoạt động nào. Nguồn nhân lực có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển KDO. Yếu tố con người liên quan tới KDO gồm nhân lực nghiệp vụ và nhân lực kỹ thuật.

Về nhân lực nghiệp vụ, đây là bộ phận sẽ ứng dụng kinh doanh online vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ phận này phải am hiểu kiến thức về nghiệp vụ thương mại, ngoại thương, sử dụng tốt ngoại ngữ trong giao dịch với đối tác nước ngoài và nắm rõ các kiến thức về KDO.

Về nhân lực kỹ thuật, đây là bộ phận kỹ thuật đảm bảo cho hệ thống CNTT hoạt động ổn định, có khả năng khắc phục các sự cố và phát triển các tiện ích, công cụ kỹ thuật mới đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động giao dịch thông qua các phương tiện điện tử.

* Nhận thức của doanh nghiệp về kinh doanh online

Đây là yếu tố được đánh giá là phải đi trước một bước để phát triển KDO. Một doanh nghiệp muốn ứng dụng và phát triển KDO thì phải nhận thức một cách đúng đắn về bản chất, vai trò, mô hình và hình thức hoạt động của KDO để qua đó có một chiến lược và kế hoạch đúng đắn cho việc áp dụng KDO vào hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp mình cũng như có một sự đầu tư thích đáng cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp viễn thông trong vùng chưa thật sự quan tâm, chưa thấy được lợi ích thực sự mà ứng dụng kinh doanh online mang lại đối với hoạt động SXKD, nên việc đầu tư cho KDO chưa thực sự đúng mức. [20]

1.1.5.3. Yếu tố liên quan đến môi trƣờng * Môi trƣờng pháp lý

pháp lý của từng quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây, vấn đề xây dựng một hành lang pháp lý cho sự phát triển KDO nói chung và KDO trong doanh nghiệp viễn thông nói riêng là rất cấp thiết. Vấn đề là cần phải có một khuôn khổ pháp lý để điều chỉnh các vấn đề mới nảy sinh liên quan tới các giao dịch KDO.

Các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy rằng khuôn khổ pháp lý điều chỉnh kinh doanh truyền thống hiện tại không đủ để đáp ứng yêu cầu của KDO và hệ thống luật hiện tại dựa trên cơ sở sử dụng văn bản chứng thực bằng giấy tờ và chữ ký tay làm cơ sở pháp lý là trở ngại lớn cho sự phát triển của thương mại quốc tế nói chung và KDO nói riêng trong tương lai. Do vậy cần có một số điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn hơn như các điều chỉnh liên quan tới luật thương mại với yêu cầu về văn bản, về chữ ký, về văn bản gốc được áp dụng trong kinh doanh online.

* Môi trƣờng nguồn nhân lực

Hoạt động kinh doanh online liên quan tới mọi con người, từ người tiêu dùng đến người sản xuất, phân phối, các cơ quan chính phủ, các nhà công nghệ. Việc áp dụng KDO tất yếu đòi hỏi đa số người lao động phải có kỹ năng thực tế ứng dụng CNTT một cách có hiệu quả, có thói quen làm việc trên máy tính, trên mạng máy tính và cần phải có một đội ngũ chuyên gia đủ mạnh về CNTT. Do vậy muốn phát triển KDO, đặc biệt là KDO trong các doanh nghiệp viễn thông đòi hỏi yếu tố nguồn nhân lực vô cùng cấp thiết. Nếu môi trường nguồn nhân lực không đủ khả năng thích ứng, nhận thức và nắm bắt các vấn đề cơ bản và then chốt của hoạt động kinh doanh online, thì sẽ không thể mong chờ một sự phát triển cao của các ứng dụng kinh doanh online vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

* Môi trƣờng kỹ thuật, hạ tầng logistics

Trong thời đại khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mỗi công nghệ mới phát sinh sẽ thay thế cho các công nghệ trước đó, đây là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của KDO. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động thương mại làm thay đổi nhanh chóng phương thức và cung cách phục vụ khách hàng như giao nhận, thanh toán, mua bán, đặt hàng, kiểm tra, kiểm kê…Cơ sở hạ tầng logistics cả phần cứng lẫn phần mềm là nhân tố quan trọng

nhằm thúc đẩy KDO phát triển.

Do KDO hoạt động dựa trên các phương tiện điện tử nên hạ tầng cơ sở CNTT và truyền thông có một vai trò nền tảng quan trọng cho các ứng dụng của KDO. Nếu như trước kia mới chỉ có các phương tiện truyền thông đơn giản như điện thoại, fax…thì ngày nay hạ tầng công nghệ cao như Internet, di động…đã phát triển nhanh đến chóng mặt. Một doanh nghiệp có thể quảng bá website bán hàng của mình một cách rộng rãi và khai thác triệt để các tiện ích từ việc ứng dụng hệ thống KDO này [23].

* Môi trƣờng hội nhập quốc tế

Thế giới hiện nay có thể nhận thấy rõ sự toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế là tất yếu. Nó thể hiện ở việc các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đang giảm dần và sẽ bị xóa bỏ theo các cam kết song phương và đa phương. Các doanh nghiệp có quyền kinh doanh tự do ở mọi thị trường, trên các lĩnh vực được cam kết, không có sự phân biệt đối xử. Xu thế này đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm nghiên cứu, ứng dụng và phát triển KDO để có thể cạnh tranh và thâm nhập một cách hiệu quả vào thị trường tự do có tính chất toàn cầu. Bên cạnh đó, các khu vực kinh tế thương mại hiện nay đã trở thành trào lưu chung ở khắp các châu lục. Nhiều khu vực mậu dịch tự do được hình thành (AFTA, NAFA, ACFTA, APEC, TPP) đã tạo cho hoạt động thương mại của các quốc gia trong khu vực được tiến hành một cách tự do. Việc thực hiện tự do hóa thương mại khu vực đang trở thành tiền đề quan trọng cho việc hình thành một thị trường tự do toàn cầu. [20]

1.1.6. Các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp * Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận

Khi bắt đâu xem một bảng báo cáo, điều mà họ quan tâm đầu tiên là lợi nhuận. Lợi nhuận là thứ tuyệt đối, la mục tiêu để đánh giá xem doanh nghiệp của bạn có hoạt động hiêu quả hay không.

Chỉ tiêu lợi nhuận

𝚷= TR- TC

Trong đó: 𝚷: Lợi nhuận TR: Tổng doanh thu TC: tổng chi phí

Khi lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp làm ăn càng có lãi. Tuy nhiên thì đây cũng k phải là cái để đánh giá hết sự hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất ở một doanh nghiệp liên doanh cũng như các hoạt động kinh doanh của các công ty khác người ta sẽ phải so sánh với chi phí và vốn kinh doanh với doanh thu để phản ánh hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

* Chỉ tiêu hiệu quả về tài chính

Hệ số thanh toán ngắn hạn

CT: Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh:

CT: (Tài sản lưu động- Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán lãi vay:

CT: Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT)/ Chi phí trả lãi vay

Nếu chỉ số <1: khả năng doanh nghiệp bị lỗ, chỉ số= 2: doanh nghiệp an toàn.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) ROE= LNST/VCSH bình quân

Nếu ROE cao thì chứng tỏ hiêu quả sinh lời của doanh nghiệp là tốt bởi vốn chủ sở hữu bỏ ra đã tạo ra mức lơi nhuận sau thuế tốt

Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) ROA= LNST/Tổng TS binh quân.

ROA càng cao càng tốt vì cho thấy doanh nghiệp đang kiếm được nhiều lợi nhuận từ tổng tài sản.

1.2. Tổng quan về kinh doanh online trong các doanh nghiệp viễn thông 1.2.1. Khái niệm 1.2.1. Khái niệm

Trong lĩnh vực viễn thông, KDO được hiểu là vấn đề nảy sinh từ mọi mối quan hệ mang tính thương mại có ứng dụng các phương tiện điện tử. Bất cứ giao dịch nào về cung cấp, trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp, kinh doanh, chuyên chở hàng hoá hay hành khách, hoạt động thanh toán, quảng cáo…được thực hiện qua các phương tiện điện tử và mạng. Hay KDO trong các doanh nghiệp viễn thông là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt

động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp thương mại dịch vụ bằng những phương tiện điện tử. KDO vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh doanh. KDO trong các Doanh nghiệp viễn thông là phương tiện để nhà quản lý cắt giảm chi phí dịch vụ trong khi vẫn nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng tốc độ chuyển giao dịch vụ.

Từ khi Internet hình thành và phát triển, KDO càng được biết tới như một phương thức kinh doanh hiệu quả. Chính vì vậy, nhiều người hiểu KDO trong các doanh nghiệp dịch vụ theo nghĩa cụ thể hơn đó là giao dịch thương mại, mua sắm hàng hoá, dịch vụ qua Internet và mạng của doanh nghiệp.

Như vậy, KDO trong các doanh nghiệp viễn thông có thể hiểu là hoạt động kinh doanh bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận có thể hữu hình hoặc giao nhận qua Internet dưới dạng số hoá.

1.2.2. Nội dung về kinh doanh online trong các doanh nghiệp viễn thông

Theo Timmers (1998), lược dịch bởi Đặng Đình Đào (2019) thì nội dung kinh doanh online trong các doanh nghiệp Viễn thông bao gồm các nội dung sau: tuyên ngôn giá trị doanh nghiệp, mô hình kinh doanh, cơ hội thị trường, chiến lược thị trường, thị phần và lợi thế cạnh tranh, đội ngũ quản lý. [20] Và theo nghiên cứu của Arbaugh (2019) thì mô hình kinh doanh là thành tố quan trọng nhất. [1]

1.2.2.1. Tuyên ngôn giá trị doanh nghiệp

Hiện tại có các quan điểm khác nhau về tuyên ngôn giá trị, một vài ý kiến thu hẹp phạm vi ý nghĩa truyền thống của “tuyên ngôn giá trị” và có thể được áp dụng cho môi trường trực tuyến.

Một quan điểm thông thường về tuyên ngôn giá trị đã được cung cấp bởi Knox et al. (2003) trong bản xem xét các phương pháp quản lý khách hàng của họ. Họ nói rằng một tuyên ngôn giá trị là: “Một đề nghị bán hàng được xác định dựa vào đối tượng mục tiêu, lợi ích được đưa ra cho những khách hàng đó, và giá cả

được tính toán có dựa vào các đối thủ cạnh tranh”.

một tuyên ngôn giá trị cần phải xem xét (1) Các phân khúc khách hàng mục tiêu, (2) Lợi ích trọng tâm của khách hàng, (3) Nguồn lực để cung cấp các gói lợi ích bằng một cách vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, những người ủng hộ cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh doanh online các sản phẩm VNPT – vinaphone hiệu quả tại trung tâm kinh doanh VNPT long an (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)