Các nội dung về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh long an (Trang 25)

2.1.2.1 Các đặc tính về bảo hiểm xã hội tự nguyện

BHXHTN là một chính sách của BHXH, do đó về cơ bản nó có những đặc điểm của BHXH nói chung. Ngoài ra, BHXHTN còn có những đặc điểm riêng:

- Việc tham gia hay không tham gia là hoàn toàn tự nguyện. Người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình. So với BHXHBB, cơ chế hoạt động của BHXHTN linh hoạt hơn.

- Trong lĩnh vực BHXHTN sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm dịch vụ, được xem như là sản phẩm vô hình, người dân khi tham gia thường không được thụ hưởng ngay mà sau một thời gian dài hoặc khi có sự cố xảy ra thì mới được hưởng chế độ hưu trí hoặc tử tuất khi đó người dân mới thấy được lợi ích rõ ràng của sản phẩm mặc khác, vì là sản phẩm dịch vụ nên người dân không thể “chạm” vào dịch vụ được nên khách hàng chỉ có thể nhận biết được dịch vụ thông qua các lợi ích mà không thể nào nhận biết được các thuộc tính khác của nó như địa điểm, con người, trang thiết bị, mẫu hợp đồng ..vv…

- Khi nghiên cứu sâu vào thuộc tính BHXHTN lợi ích mang lại mà người dân nhận thức được. Mức độ nhận thức về lợi ích BHXHTN phụ thuộc vào sự nhận biết về dịch vụ thông qua sự hiểu biết, kinh nghiệm hoặc những thông tin mà người dân thu thập được có liên quan đến dịch vụ. Lợi ích dịch vụ BHXHTN có thể được người dân tiếp cận khác nhau và điều này tùy thuộc vào nhu cầu đa dạng của họ.

- Như vậy, thông qua những lợi ích và nhận thức mà họ có được sẽ là các nhân tố tích cực giúp người tiêu dùng đánh giá về các thuộc tính của dịch vụ BHXHTN có đáp ứng được bản thân và gia đình hay không từ đó người dân thể hiện ý định muốn hay không muốn tham gia BHXHTN và điều này cho ta thấy được việc đo lường các thuộc tính hay nhân tố hiểu biết về BHXHTN sẽ giúp ta giải thích được lý do mà người dân muốn tham gia dịch vụ.

2.1.2.2 Những quy định cơ bản về bảo hiểm xã hội tự nguyện (a) Đối tượng áp dụng (a) Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng theo Khoản 4, Điều 2 Nghị định 134/2015/NĐ-CP[8]: “Người tham gia BHXHTN là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXHBB” bao gồm các đối tượng:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi;

- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;

- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;

- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

- Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;

- Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH;

- Người lao động giúp việc gia đình; người tham gia khác. (b) Nguyên tắc bảo hiểm xã hội tự nguyện

Nguyên tắc BHXHTN được quy định tại Điều 5 Luật BHXH năm 2014[7]: - Mức đóng BHXHTN do người tham gia lựa chọn. Thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng (giai đoạn năm 2016-2020 là 700.000 đồng/người/tháng), cao nhất bằng 20 lần lương cơ sở tại thời điểm đóng (theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP[9] của Chính phủ kể từ ngày 01/7/2019 mức lương cơ sở tại là 1.490.000 đồng).

(c) Phương thức đóng và mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện Theo quy định tại Điều 09 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP[8]:

- Đóng hằng tháng; đóng 03 tháng một lần; đóng 06 tháng một lần; đóng 12 tháng một lần; đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần; đóng một lần cho những năm còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

- Trường hợp người tham gia BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu mà thời gian đã đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng BHXHTN thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định. Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP[8]: Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXHTN lựa chọn.

(d) Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP[8] quy định: Người tham gia BHXHTN được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Bằng 30% đối với người thuộc hộ nghèo; 25% đối với thuộc hộ cận nghèo; 10% đối với các đối tượng khác. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXHTN không quá 10 năm (120 tháng).

2.1.2.3 Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện (a) Chế độ hưu trí (a) Chế độ hưu trí

- Điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng

Theo quy định Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP[8] người tham gia BHXHTN đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng như sau:

Bảng 2.1 Điều kiện hƣởng chế độ hƣu trí hàng tháng Chế độ hƣu trí hàng tháng

Tuổi đời Điều kiện hƣởng

Nam: 60 tuổi Nữ: 55 tuổi

Có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên kể cả thời gian đóng BHXHBB được bảo lưu (nếu có)

Nam:55 tuổi trở lên Nữ: 50 tuổi trở lên

Người tham gia BHXHTN mà trước đó đã có tổng thời gian đóng BHXHBB đủ 20 năm trở lên (trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực khu vực hệ số 0,7 trở lên).

Nam:50 tuổi trở lên Nữ: 51 tuổi trở lên

Người tham gia BHXHTN mà trước đó đã có tổng thời gian đóng BHXHBB đủ 20 năm trở lên (trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực khu vực hệ số 0,7 trở lên).

(Nguồn: Nghị định số 134/2015/NĐ-CP)

- Mức lương hưu hàng tháng

Theo Điều 74 của Luật BHXH năm 2014[7] quy định:

Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Bảng 2.2 Năm nghỉ hƣu và tỷ lệ hƣởng lƣơng hƣu Năm nghỉ hƣu Số năm đóng BHXH tƣơng ứng với tỷ lệ hƣởng lƣơng hƣu 45%

2018 16 năm 2019 17 năm 2020 18 năm 2021 19 năm Từ 2022 trở đi 20 năm (Nguồn: Luật BHXH 2014) - Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

Theo Điều 79 của Luật BHXH năm 2014[7] được quy định như sau:

Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng.

Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXHTN

Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXHTN Tổng số tháng đóng BHXHTN

- Người tham gia BHXHTN có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng; mức tối đa bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

(b) Chế độ tử tuất * Tuất 1 lần

Người tham gia BHXHTN hoặc thời gian tham gia BHXHBB (đã đóng ít nhất 5 năm), người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được như sau:

- Trợ cấp mai táng phí : bằng 10 tháng lương cơ sở

- Trợ cấp tuất: Mỗi năm đóng BHXH bằng 1,5 tháng mức lương bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Từ năm 2014 trở đi 2 tháng mức lương bình quân.

* Trợ cấp tuất hàng tháng

Người đã có thời gian đóng BHXHBB từ đủ 15 năm trở lên (bao gồm người đang đóng BHXHTN; người đang bảo lưu thời gian đóng BHXHTN và người đang hưởng lương hưu), khi chết thì thân nhân sau được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng:

Con chưa đủ 15 vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng. Đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở. Thời điểm thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng kể từ tháng liền kề sau tháng mà người tham gia BHXHTN chết.

2.2 An sinh xã hội

2.2.1 Khái niệm

Theo Hiệp hội An sinh quốc tế (ISSA) trích trong Nguyễn Tấn Dũng (2010)[5]: “ASXH là thành tố của hệ thống chính sách công liên quan đến sự bảo đảm an toàn cho tất cả các thành viên xã hội chứ không phải của công nhân”. Những vấn đề mà ISSA quan tâm nhiều trong hệ thống ASXH là chăm sóc sức khỏe thông qua hệ thống BHYT, hệ thống BHXH, chăm sóc tuổi già, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ giúp xã hội.

Ở Việt Nam, thuật ngữ “An sinh xã hội” đã xuất hiện vào những năm 70 trong một số cuốn sách nghiên cứu về pháp luật của một số học giả Sài Gòn. Sau năm 1975, thuật ngữ này được dùng nhiều và đặc biệt là từ năm 1995 trở lại đây nó được dùng khá rộng rãi hơn. Thuật ngữ “An sinh xã hội” thường được các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và những người làm công tác xã hội nhắc đến nhiều trong

các cuộc hội thảo về chính sách xã hội, trên hệ thống thông tin đại chúng cũng như trong các tài liệu, văn bản dịch. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về ASXH. Có quan niệm thì coi ASXH như là “bảo đảm xã hội”, “bảo trợ xã hội”.

Trong Chiến lược ASXH Việt Nam giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ trích trong Nguyễn Thị Lan Hương (2013)[6] xác định: “… ASXH là sự bảo đảm mà xã hội cung cấp cho mọi thành viên trong xã hội thông qua việc thực thi hệ thống các cơ chế, chính sách và biện pháp can thiệp trước các nguy cơ, rủi ro có thể dẫn đến suy giảm hoặc mất đi nguồn sinh kế. Hệ thống ASXH gồm các cơ chế, chính sách, giải pháp nhiều tầng, nấc nhằm bảo vệ cho mọi thành viên trong xã hội không bị rơi vào tình trạng bần cùng hoá bởi tác động tiêu cực của các loại rủi ro…”.

Như vậy, có thể thấy rằng ASXH là một lĩnh vực rộng lớn, phức tạp khó có thể đưa ra một định nghĩa đáp ứng được tất cả các nội dung trong điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, truyền thống dân tộc, tôn giáo ở mỗi nước khác nhau hoặc trong các giai đoạn lịch sử ở từng nước.

2.2.2 Bản chất và vai trò của an sinh xã hội

Bản chất của ASXH là tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất cả các thành viên trong trường hợp bị giảm, bị mất thu nhập hay khi gặp những rủi ro xã hội khác. Chính sách ASXH là một chính sách xã hội cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, bảo đảm an toàn thu nhập và cuộc sống các thành viên trong xã hội. Do đó nó vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội và nhân văn sâu sắc.

Vai trò của ASXH theo ngân hàng thế giới (WB) cho rằng một hệ thống ASXH được thiết kế tốt sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của quốc gia. Thông qua hệ thống ASXH, Nhà nước tiến hành phân phối lại thu nhập cho người nghèo và người dễ bị tổn thương, nhanh chóng tác động lên nghèo đói và bất bình đẳng xã hội. Trên cơ sở phân tích vị trí của ASXH trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, chúng tôi cho rằng ASXH có những vai trò mang tính cơ bản như sau:

- Bảo đảm ASXH là nền tảng của phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thông qua việc áp dụng các cơ chế điếu tiết, phân phối lại thu nhập giữa các khu vực kinh tế, các vùng kinh tế và các nhóm dân cư, ASXH có thể được coi như là giá đở đảm bảo thu nhập cho người dân.

- Hệ thống ASXH góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững thông qua việc điều hòa các “mâu thuẫn xã hội”, đảm bảo xã hội không có loại trừ, điều tiết tốt hơn và hạn chế các nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và bất ổn xã hội.

- Nếu một hệ thống ASXH thiết kế hiệu quả có thể tạo điều kiện cho các gia đình đầu tư tốt hơn cho tương lai. Với vai trò này, hệ thống ASXH cơ bản là khắc phục rủi ro tương lai, cho phép các gia đình tiếp cận được các cơ hội phát triển.

- ASXH còn là một yếu tố bảo hiểm, cho phép các gia đình được lựa chọn sinh kế để phát triển. Như vậy, hệ thống ASXH vừa bảo vệ cho các thành viên trong xã hội vừa nâng cao khả năng tồn tại độc lập của họ trong cuộc sống.

2.3 Cơ sở lý thuyết chung về hành vi ngƣời tiêu dùng

2.3.1 Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng

Theo Vũ Huy Thông (2010)[14] thuật ngữ hành vi tiêu dùng để chỉ hành vi mà người tiêu dùng thể hiện trong việc tìm kiếm mua, sử dụng, đánh giá và loại bỏ các sản phẩm dịch vụ mà người tiêu dùng mong muốn sẽ thỏa mãn nhu cầu của họ. Người tiêu dùng là những người mua hoặc sử dụng các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cung ứng trên thị trường. Người tiêu dùng nói chung được phân chia thành hai nhóm cơ bản: Người tiêu dùng cá nhân và người tiêu dùng tổ chức.

Người tiêu dùng cá nhân là những người mua hàng hoá, dịch vụ để sử dụng cho cá nhân họ, cho gia đình, cho người thân, bạn bè. Những người tiêu dùng này được gọi là “người tiêu dùng cuối cùng”.

Người tiêu dùng tổ chức bao gồm các tổ chức kinh doanh (doanh nghiệp), đơn vị hành chính sự nghiệp..., họ là những người mua sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho hoạt động của cơ quan, tổ chức. Trong nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, chủ yếu thường tập trung vào người tiêu dùng cá nhân, bởi vì tiêu dùng cuối cùng là yếu tố bao trùm lên tất cả các dạng khác nhau của hành vi người tiêu dùng và liên quan đến mọi người với vai trò là người mua, người tiêu dùng hoặc cả hai.

Mỗi người tiêu dùng có những ảnh hưởng, suy nghĩ khác nhau trong việc ra quyết định tiêu dùng sản phẩm. Những quyết định này chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau và cũng chính những quyết định của người tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy để thành công trong quá trình sản xuất kinh doanh, tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường

thì doanh nghiệp phải có quá trình nghiên cứu thị trường, phải tìm hiểu thêm người tiêu dùng họ cần gì, nghĩ gì và muốn sử dụng gì...

Nghiên cứu tiêu dùng và hành vi người tiêu dùng là một lĩnh vực nghiên cứu khá mới mẻ vừa có tính học thuật vừa có tính ứng dụng trong thực tiễn cao nó được ra đời từ nửa cuối thập niên 1960. Xuất phát từ những quan điểm của nhà quản lý của các nhà quản trị marketing muốn biết các nguyên nhân cụ thể của hành vi người tiêu dùng, cũng như người tiêu dùng làm như thế nào để tiếp nhận, lưu giữ và sử dụng các thông tin liên quan đến việc tiêu dùng để từ đó người ta có thể thiết kế được các chiến lược marketing nhằm tác động đến các quyết định tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh long an (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)