Kiểm định theo nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh long an (Trang 85 - 88)

Bảng kiểm định phương sai đồng nhất (Test of Homogeneity of Variances), có sig.=0.159 >0,05, sig. ANOVA= 0,594 >0,05. Do đó, tác giả kết luận phương sai giữa các nhóm tuổi trong biến NGHỀ không có sự khác biệt, không đủ điều kiện để phân tích ANOVA (không có sự khác biệt trong các nhân tố). (Bảng 4.55, 4.56; chi tiết xem Phụ lục 6)

Bảng 4.55 Test of Homogeneity of Variances (NGHỀ) Test of Homogeneity of Variances

YD

Levene Statistic df1 df2 Sig. 1.740 3 290 .159

(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)

Bảng 4.56: ANOVA (NGHỀ)

ANOVA YD

Sum of Squares

df Mean Square F Sig.

Between Groups 1.469 3 .490 .633 .594

Within Groups 224.406 290 .774

Total 225.875 293

Kết luận chƣơng 4: Với kết quả 294 phiếu hợp lệ khảo sát thu thập thông tin từ người dân trên địa bàn tỉnh với 29 biến, tác giả tiến hành mô tả, kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy để loại các biến để tìm ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXHTN của người dân trên địa bàn tỉnh Long An. Kết quả qua kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha loại 3 biến quan sát, phân tích nhân tố EFA không loại biến quan sát nhân tố, phân tích hồi quy loại 3 nhân tố. Tác giả kết luận mô hình nghiên cứu hồi quy chuẩn hóa gồm 3 nhân tố biến độc lập (12 biến quan sát) ảnh hưởng đến 1 nhân tố biến phụ thuộc (3 biến quan sát) về ý định tham gia BHXHTN của người dân trên địa bàn tỉnh Long An.

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Tổng quan mục tiêu nghiên cứu của đề tài là kiểm định mô hình giả thuyết, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXHTN của người dân trên địa bàn tỉnh Long An. Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu này tác giả đã nghiên cứu, đánh giá khái quát chung về thực trạng tình hình thực hiện BHXHTN ở tỉnh Long An qua các năm, nghiên cứu tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước, các đề tài nghiên cứu trước… Dựa vào lý thuyết hành vi dự định, hành vi người tiêu dùng, tác giả điều chỉnh, xây dựng mô tả mô hình thực tiễn các nhân tố tác động đến ý định của người dân trên địa bàn tỉnh Long An (đã được trình bày trong Chương 2).

Tác giả tiến hành nghiên cứu quy trình khá chặt chẽ các bước: từ nghiên cứu định tính như thảo luận, nhóm, lấy ý kiến các chuyên gia và điều tra, phỏng vấn sơ bộ đến nghiên cứu định lượng mô tả biến, phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, kiểm định sự phù hợp mô hình bằng phương pháp hồi quy. Và cuối cùng là kết quả nghiên cứu của đề tài này là đã tìm ra mô hình có 3 nhân tố tác động được lấy từ dữ liệu thực tế của 294 phiếu khảo sát của người dân trên địa bàn tỉnh Long An. Có thể nói nghiên cứu này góp phần bổ sung nhỏ vào lý thuyết nghiên cứu lĩnh vực hành vi dự định cũng như ứng dụng trong thực tế trên địa bàn tỉnh Long An.

Với kết quả nghiên cứu 3 nhân tố ảnh hưởng (so với 6 nhân tố được đề xuất ban đầu) tác động đến mục tiêu của nghiêu cứu là ý định tham gia BHXHTN của người dân. Cụ thể, các nhân tố lần lượt là: Thái độ, Truyền thông, Ảnh hưởng xã hội. Tác giả có những giải pháp cho từng nhóm nhân tố như sau:

5.1 Các giải pháp nhằm nâng cao các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định tham gia của ngƣời dân góp phần phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện ở tỉnh Long An trong thời gian tới.

Theo kết quả nghiên cứu trong đề tài này, để người dân có ý định tham gia BHXHTN thì cần có những giải pháp phù hợp, hiệu quả, thiết thực với thực tế nhằm phát triển và nâng cao vai trò của 3 nhân tố ảnh hưởng như đã ở phần trên cụ thể:

Đối với các nhân tố “Thái độ” và “Ảnh hưởng xã hội” tác giả đưa ra giải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh long an (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)