Ảnh hưởng xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh long an (Trang 40)

Ảnh hưởng xã hội liên quan đến áp lực chung của xã hội để thực hiện hay không thực hiện hành vi Ajzen (1991)[4]. Những người ảnh hưởng đến ý định mua của người tiêu dùng phụ thuộc vào hai điều: (1) mức độ mãnh liệt ở thái độ phản đối hay ủng hộ của những người có ảnh hưởng đối với việc mua sản phẩm của người tiêu dùng và (2) động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những người có ảnh hưởng này theo Fishbein và Ajzen (1975)[1].

Thái độ phản đối của những người ảnh hưởng càng mạnh và người tiêu dùng càng gần gũi với những người này thì càng có nhiều khả năng người tiêu dùng điều chỉnh ý định tham gia dịch vụ của mình. Và ngược lại, mức độ ưa thích của người tiêu dùng đối với dịch vụ sẽ tăng lên nếu có một người nào đó được người tiêu dùng ưa thích cũng ủng hộ việc tham gia dịch vụ này. Chẳng hạn, nếu người chồng thích tham gia BHXHTN. Đây chính là chuẩn chủ quan theo mô hình TRA của Fishbein và Azjen (1975)[1] ảnh hưởng đến ý định của người tiêu dùng. Để hiểu được ý định tiêu dùng, chúng ta phải đo lường chuẩn chủ quan và chuẩn chủ quan có thể được đo lường một cách trực tiếp thông qua việc đánh giá cảm xúc của khách hàng về phía những người có liên quan (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…) nghĩ gì về ý định của họ, những người này thích hay không thích họ tham gia BHXHTN.

Trong lĩnh vực BHXHTN thì những cá nhân quan trọng có ảnh hưởng đến việc hình thành ý định tham gia BHXHTN của người dân có thể là các nhóm bạn, nhóm người quen biết, các đồng nghiệp, những người thân trong gia đình,… thái độ và sự quan tâm của họ đối với loại hình BHXHTN cũng góp phần ảnh hưởng đến ý định tham gia của người dân với mức độ mạnh yếu khác nhau tùy thuộc vào mối quan hệ và sự quý trọng của khách hàng đối với nhóm người này. Trong một xã hội hiện đại, khi mà càng nhiều người có nhu cầu và tham gia BHXHTN thì cá nhân sẽ chịu tác động bởi những người xung quanh.

2.5.2.6 Thu nhập

Thu nhập là phần chênh lệch giữa khoản thu về và khoản chi phí đã bỏ ra. Loại thu nhập này lại gồm thu nhập từ lao động (tiền công, tiền lương bao gồm cả lương hưu, các khoản trợ cấp bao gồm cả học bổng) và thu nhập tài chính (lãi tiết kiệm, lãi mua bán chứng khoán, thu từ cho thuê bất động sản) và các thu nhập khác (tiền thưởng,...), mức thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu bảo hiểm, khi thu

nhập cao hơn họ càng muốn tham gia bảo hiểm theo Horng và Chang (2007)[4]. Khi một người đã có thu nhập cao tức là những các nhu cầu cơ bản đã được đáp ứng, các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, vì thế họ sẽ cần các nhu cầu về an toàn, an ninh. Đồng thời, khi thu nhập tăng con người luôn luôn tìm kiếm một “cảm giác an toàn”, bằng việc bớt đi một phần nhỏ thu nhập cho những bảo hiểm tự nguyện (thân thể, ô tô…) nhằm giảm sự rủi ro có thể xảy ra.

Theo nhiều nghiên cứu về BHXHTN đã cho thấy thu nhập là một trong những điều kiện quyết định cho việc tham gia BHXH trong KVPCT. Phần lớn hộ gia đình trong KVPCT nhận thu nhập theo mùa vụ hoặc thất thường theo 3 hình thức việc làm (làm công ăn lương, kinh tế hộ gia đình và tự tạo việc làm). Trong số lao động hưởng lương ở KVPCT thì có tới 34,2% lao động không có tiền công ổn định; 31,7% lao động hưởng tiền lương theo tháng hoặc quý, những người hưởng lương theo ngày chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 22,7% trong tổng số lao động ở khu vực này. Đặc biệt đối với những lao động làm việc trong kinh tế gia đình thì 91,8% là thu nhập không ổn định. Mặt khác, lao động KVPCT chưa có tiết kiệm và tích lũy. Điều kiện để tham gia BHXH của người lao động ở KVPCT là phải có việc làm, có thu nhập, nhưng quan trọng hơn là phải có tiết kiệm và tích lũy. Tuy nhiên, chỉ khoảng 30,4% người lao động ở KVPCT luôn đủ thời gian làm việc trong năm, 60,4% thỉnh thoảng mới đủ thời gian làm việc. Việc làm không ổn định là nguyên nhân dẫn đến thu nhập và tích lũy thấp. Nhìn chung, các hộ gia đình trong ở KVPCT có khoản tích lũy trung bình sau khi trừ nợ khoảng 2,2 triệu đồng. Số hộ gia đình có khoản tích lũy từ 4,7 triệu đồng trở lên chỉ chiếm 22% tổng số hộ trong KVPCT. Số tiền tiết kiệm thường được chủ hộ sử dụng vào việc mua sắm tài sản để tái sản xuất mở rộng, hoặc dùng để xây nhà cửa, mua sắm đồ dùng sinh hoạt và những nhu cầu chi tiêu khác như ma chay, cưới xin, thăm hỏi, giỗ tết và các khoản đóng góp xã hội khác. Chính vì vậy, số tiền còn lại để có thể đóng góp, tham gia BHXHTN cũng như các loại hình bảo hiểm khác là không nhiều, khả năng tham gia BHXHTN của họ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác khi nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Long An, tác giả có tổ chức thảo luận nhóm để bàn luận về ý định tham gia

BHXHTN của người dân. Kết quả là tất cả những người tham gia đều cho rằng thu nhập là nhân tố có ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXHTN của người dân.

2.4.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở tổng hợp các lý thuyết của các tác giả nghiên cứu trước, mô hình ý định hành vi và kết quả phỏng vấn các chuyên gia, thảo luận nhóm lấy ý kiến của người dân, tác giả rút ra được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia BHXHTN của người dân như sau:

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: tác giả tham khảo, tổng hợp, thiết kế)

Mô hình nghiên cứu trên có thể được biểu diễn bằng hàm số toán học sau: Y= 0 1 X 1 2 X 2 3 X 3 4 X 4 5 X 5 6 X 6 + 

Trong đó:

-Y: Ý định tham gia BHXHTN.

- X 1 , X 2 , X 3 , X 4 , X 5 , X 6, : Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXHTN của người dân: Trách nhiệm đạo lý, thái độ, ảnh hưởng xã hội, hiểu biết về BHXHTN, thu nhập, truyền thông.

- 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6, : Các tham số hồi quy. - : Sai số của mô hình.

H1 H1 H3 H3 H4 H4 H5 H5 H6 H6 H2 H2 Trách nhiệm đạo lý Trách nhiệm đạo lý Thái độ Thái độ Hiểu biết về BHXHTN Hiểu biết về BHXHTN Truyền thông Truyền thông Ảnh hƣởng xã hội Ảnh hƣởng xã hội Thu nhập Thu nhập Ý định tham gia BHXHTN Ý định tham gia BHXHTN

Các biến nhân khẩu học - Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ

Các biến nhân khẩu học - Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ

Dựa vào các nghiên cứu trước của Phạm Thị Phương Thanh (2015), Lê Cảnh Bích Thơ (2017), Hoàng Thu thủy và Bùi Hoàng Minh Thư (2018), và nghiêu cứu tài liệu, lý luận các giả thuyết nghiên cứu dưới đây được đề nghị để kiểm định:

H1: Trách nhiệm đạo lý càng cao thì ý định tham gia BHXHTN càng cao.

H2: Thái độ càng tích cực, ý định tham gia BHXHTN càng tăng.

H3: Mức độ hiểu biết về chính sách BHXHTN tốt thì thì ý định tham gia BHXHTN của người dân càng tăng.

H4: Truyền thông càng tốt thì thì ý định tham gia BHXHTN càng cao.

H5: Ảnh hưởng xã hội càng lớn thì ý định tham gia BHXHTN càng tăng.

H6: Thu nhập càng ổn định thì ý định tham gia BHXHTN càng tăng. 2.4.4 Thang đo tham khảo

2.4.4.1 Biến độc lập

Thang đo của 6 nhân tố độc lập được tham khảo từ thang đo của Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư (2018)[20] với 25 biến quan sát.

Bảng 2.3 Biến quan sát độc lập

STT

HÓA BIẾN QUAN SÁT

NGUỒN THAM KHẢO I. TRÁCH NHIỆM ĐẠO LÝ (TL)

1 TL1

Anh/chị có cho rằng xã hội càng phát triển, khả năng rủi ro xã hội trong cuộc sống của con người càng có chiều hướng gia tăng. ( Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư, 2018) 2 TL2

Anh/chị có cho rằng hiện nay, tâm lý đa số người dân chỉ lo trang trải những việc trước mắt hoặc chỉ tích lũy bằng hình thức như là:gởi ngân hàng, sắm vàng, mua tài sản…hơn là việc tham gia BHXHTN cho tương lai. 3 TL3

Anh/chị có nghĩ rằng có một nguồn thu nhập ổn định từ lương hưu và được chăm sóc y tế (BHYT) khi tuổi già để cuộc sống được đảm bảo.

4 TL4

Anh/chị có nghĩ rằng lương hưu là cần thiết để đảm bảo cuộc sống đồng thời giảm bớt gánh nặng cho con cháu khi hết tuổi lao động.

II. THÁI ĐỘ (TD)

5 TD1 Anh/chị thấy tham gia BHXH TN là việc cần thiết nên làm cho tương lai. ( Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư, 2018) 6 TD2 Tham gia BHXHTN là việc làm hoàn toàn đúng đắn.

7 TD3 Anh/chị thấy tin cậy vào các quyền lợi mà chính sách BHXHTN mang lại.

III. HIỂU BIẾT VỀ BHXH TN (HB)

8 HB1 Anh/chị đã hiểu rõ những quy định về BHXHTN.

( Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư, 2018) 9 HB2 Theo anh/chị quy định tham gia BHXHTN được hưởng

chế độ: hưu trí, tử tuất là hợp lý.

10 HB3 Anh/chị hiểu rõ những quyền lợi khi tham gia BHXHTN. 11 HB4 Anh/chị đã biết về việc cộng nối thời gian giữa BHXH bắt

buộc và tự nguyện.

IV. TRUYỀN THÔNG (TT)

12 TT1 Theo anh/chị công tác tuyên truyền về chính sách BHXH TN của Nhà nước đã đến được đa số người dân.

( Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư, 2018) 13 TT2

Anh/chị đã được nghe nói về BHXHTN thông qua phương tiện thông tin đại chúng (báo, loa phát thanh đài phát thanh, truyền hình).

14 TT3 Anh/chị hiểu về BHXHTN từ các tổ chức ở địa phương. 15 TT4

Theo anh/chị trong các buổi sinh hoạt của các Tổ chức: hội, đoàn thể, mặt trận, ở cơ sở nên lồng ghép chương trình tuyên truyền về chính sách BHXHTN để người dân được biết.

16 TT5 Anh/chị có cho rằng truyền thông có ảnh hưởng đến việc tham gia BHXHTN của người dân.

V. ẢNH HƢỞNG XÃ HỘI (XH)

17 XH1 Bạn bè, đồng nghiệp ủng hộ, khuyến khích anh/chị tham

gia BHXHTN ( Hoàng Thu

Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư, 2018) 18 XH2 Người thân trong gia đình ủng hộ anh/chị trong việc tham

gia BHXHTN.

19 XH3 Do những người xung quanh đã tham gia BHXHTN nên anh/chị cũng muốn tham gia.

20 XH4 Những người hưởng lương hưu đã tác động đến ý định tham gia BHXHTN của anh/chị.

VI. THU NHẬP (TN)

21 TN1 Theo anh/chị việc làm không ổn định là nguyên nhân dẫn đến khả năng tham gia BHXHTN sẽ gặp khó khăn.

( Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư, 2018) 22 TN2 Theo anh/chị thu nhập có ảnh hưởng đến việc tham gia

BHXHTN của anh/chị. 23 TN3

Theo anh/chị thu nhập là yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc tham gia

BHXHTN.

24 TN4 Nếu thu nhập cao hơn anh/chị sẽ có nhu cầu tham gia BHXHTN.

25 TN5 Nhà nước hỗ trợ đóng BHXHTN hiện nay theo anh/chị là hợp lý.

(Nguồn: tác giả tham khảo, tổng hợp, thiết kế)

2.4.4.2 Biến phụ thuộc

Thang đo của 1 biến phụ thuộc được tham khảo từ thang đo của Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư (2018)[20] với 4 biến quan sát.

Bảng 2.4 Biến quan sát phụ thuộc

VII. Ý ĐỊNH THAM GIA BHXH TN (YD)

STT Mã hóa Biến quan sát Nguồn tham khảo

26 YD1 Anh/chị đang băn khoăn về việc tham gia

BHXHTN. ( Hoàng Thu Thủy

và Bùi Hoàng Minh Thư, 2018)

27 YD2 Anh/chị có ý định tham gia BHXHTN.

28 YD3 Trong tương lai anh/chị sẽ tham gia BHXHTN. 29 YD4 Anh/chị muốn tham gia BHXH TN ngay từ bây giờ

(Nguồn: tác giả tham khảo, tổng hợp, thiết kế)

Kết luận chƣơng 2:

Từ các lý luận cơ bản của các học giả, tác giả nghiêu cứu trình bày và đưa ra một số khái niệm làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá, đo lường ý định tham gia BHXHTN nói riêng, đưa ra một số mô hình lý thyết về ý định hành vi mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ của khách hàng, đồng thời cũng đề ra mô hình nghiên cứu đề xuất cho đề tài. Các giả thuyết mô tả sự ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến ý định tham gia BHXHTN của người dân. Đó là: trách nhiệm đạo lý, thái độ, hiểu biết về BHXHTN, truyền thông, ảnh hưởng xã hội, thu nhập.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong nội dung của chương này, tác giả đề tài tập trung vào việc trình bày quy trình nghiên cứu và các phương pháp sử dụng để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu tổng quát của đề tài xây dựng và kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia BHXHTN của người dân thực tế trên địa bàn tỉnh Long An. Để đáp ứng mục tiêu chung này, tác giả đề tài hướng đến các mục tiêu cụ thể hơn bao gồm xây dựng mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố theo mô hình hành vi tiêu dùng TRA, TPB của Fishbein và Ajzen và một số mô hình nghiên cứu có liên quan. Vì đối tượng nghiên cứu tương đối mới, đề tài cũng thực hiện việc điều chỉnh các nhân tố sao cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu là ý định hành vi tham gia BHXHTN của người dân. Và sau cùng, đề tài thực hiện kiểm định mô hình giả thuyết và xác định tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia BHXHTN của người dân. Các nội dung tiếp theo, tác giả đề tài sẽ lần lượt trình bày quy trình nghiên cứu, mô tả các bước cụ thể trong quy trình này, sau đó là các phương pháp dự định sử dụng để phân tích dữ liệu.

3.1 Giới thiệu về tỉnh Long An, thực trạng và kết quả tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh Long An

3.1.1 Giới thiệu về tỉnh Long An

Tỉnh Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam. Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài: 132,977 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là có chung đường ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như : quốc lộ 1A, quốc lộ 50, . . . các đường tỉnh lộ: ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825 v.v . . . Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở

rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và Đồng Nai.

Long An có diện tích tự nhiên là 4.493,8 km2, chiếm tỷ lệ 1,35 % so với diện tích cả nước và bằng 11,06 % diện tích của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện: Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An; có 192 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 166 xã, 12 phường và 14 thị trấn.

Theo tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Long An đạt 1.688.547 người, mật độ dân số đạt 376 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 271.580 người, chiếm 16,1% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.416.967 người, chiếm 83,9% dân số. Dân số nam đạt 842.074 người, trong khi đó nữ đạt 846.473 người.

3.1.2 Thực trạng và kết quả tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh Long An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh long an (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)