Trách nhiệm đạo lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh long an (Trang 38 - 39)

BHXHTN là loại hình BHXH mà người dân tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phương thức đóng (phù hợp với thu nhập của người tham gia) để hưởng BHXH. Luật BHXH 2014 quy định BHXHTN bao gồm hai chế độ hưu trí và tử tuất. Nó được hiểu như là một sự bảo đảm, sự ổn định, một hình thức tiết kiệm và mang tính chất dài hạn, để phòng ngừa rủi ro cho bản thân và người thân người tham gia. Bảo đảm cuộc sống khi tuổi già, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho con cháu sau này. BHXHTN có những đặc điểm:

- BHXHTN là sản phẩm dịch vụ bởi vì sản phẩm bảo hiểm có đặc điểm không hiện hữu, nó có tính vô hình.

- BHXHTN là một hình thức ASXH.

- Về mặt tâm lý, khi tham gia BHXHTN cũng như mua một loại hàng hoá để người tham gia có được niềm tin, sự an tâm và thể hiện được tình yêu thương, trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, góp phần vào bảo đảm ASXH khi không may gặp rủi ro hay tuổi già.

- Người tham gia sẽ nhận được những lợi ích từ việc tham gia BHXHTN. - Tham gia BHXHTN thì người dân sẽ có sự an tâm vì người dân sẽ có được nguồn tài chính đảm bảo trong trường hợp rủi ro hay tuổi già dẫn đến mất nguồn thu nhập. Bằng cách đó, BHXHTN góp phần ổn định cuộc sống của bản thân và gia đình người tham gia đồng thời góp phần bảo đảm ASXH. Ngoài ra, BHXHTN còn mang lại lợi ích cho xã hội như:

- BHXHTN góp phần xóa bỏ những nghèo đói, khó khăn của mỗi gia đình khi không may người trụ cột của gia đình mất đi.

- BHXHTN như một hình thức tiết kiệm dài hạn trong nhân dân góp phần tạo nên nguồn vốn đầu tư dài hạn trong nền kinh tế.

- Bằng việc nhận thức về tính trách nhiệm đạo lý của loại hình BHXHTN người dân sẽ thể hiện việc thích hay không thích tham gia BHXHTN từ đó hình thành ý định tham gia hay không tham gia BHXHTN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh long an (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)