(a) Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng theo Khoản 4, Điều 2 Nghị định 134/2015/NĐ-CP[8]: “Người tham gia BHXHTN là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXHBB” bao gồm các đối tượng:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi;
- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
- Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH;
- Người lao động giúp việc gia đình; người tham gia khác. (b) Nguyên tắc bảo hiểm xã hội tự nguyện
Nguyên tắc BHXHTN được quy định tại Điều 5 Luật BHXH năm 2014[7]: - Mức đóng BHXHTN do người tham gia lựa chọn. Thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng (giai đoạn năm 2016-2020 là 700.000 đồng/người/tháng), cao nhất bằng 20 lần lương cơ sở tại thời điểm đóng (theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP[9] của Chính phủ kể từ ngày 01/7/2019 mức lương cơ sở tại là 1.490.000 đồng).
(c) Phương thức đóng và mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện Theo quy định tại Điều 09 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP[8]:
- Đóng hằng tháng; đóng 03 tháng một lần; đóng 06 tháng một lần; đóng 12 tháng một lần; đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần; đóng một lần cho những năm còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
- Trường hợp người tham gia BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu mà thời gian đã đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng BHXHTN thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định. Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP[8]: Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXHTN lựa chọn.
(d) Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP[8] quy định: Người tham gia BHXHTN được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Bằng 30% đối với người thuộc hộ nghèo; 25% đối với thuộc hộ cận nghèo; 10% đối với các đối tượng khác. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXHTN không quá 10 năm (120 tháng).