Ý định tham gia BHXHTN nói lên ý định tham gia hay không tham gia BHXHTN. Thang đo ý định tham gia BHXHTN, ký hiệu YD, được đo lường bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ YD1 đến YD4, dựa vào nghiên cứu của H. Hayakawa và cộng sự (2000)[5] và mô hình TPB của Ajzen (1991)[3]. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn
đồng ý). Trong đó: các câu hỏi có phần mâu thuẫn nhau nhằm kiểm tra tính logic của người trả lời, xem họ có thực sự đọc bảng câu hỏi hay không.
Bảng 3.10 Mẫu câu hỏi thang đo Ý định tham gia BHXHTN
Ký hiệu Biến quan sát
YD1 Anh chị đang do dự về việc tham gia BHXHTN.
YD2 Anh/chị có ý định tham gia BHXHTN.
YD3 Anh/chị sẽ tham gia BHXHTN.
YD4 Anh/chị muốn tham gia BHXHTN ngay từ bây giờ
( Nguồn: tác giả tham khảo, thiết kế, tổng hợp.)
3.4 Nghiên cứu chính thức
Sau khi thực hiện xong các bước nghiên cứu định tính để xây dựng mô hình và thang đo phục vụ cho việc nghiên cứu, tác giả tiến hành điều tra sơ bộ 100 mẫu theo bảng bảng câu hỏi vừa xây dựng để kiểm tra độ khó, tính đơn nghĩa của bảng câu hỏi. Tiếp theo sẽ qua bước nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng). Mục đích của bước nghiên cứu này là nhằm đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXHTN của người dân thực tế trên địa bàn tỉnh Long An, phương pháp thu thập thông tin là tiến hành phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi chi tiết được soạn sẵn (phụ lục…).
Nghiên cứu chính thức được thực hiện để kiểm định mô hình các thang đo. Thang đo được đánh giá sơ bộ qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
3.4.1 Xác định cỡ mẫu, quy cách chọn mẫu
Đề tài xác định cỡ mẫu theo quy tắc kinh nghiệm là 10 mẫu/1 biến quan sát. Tổng số biến quan sát trong mô hình bao gồm 29 mục hỏi, trong đó 25 mục hỏi cho thang đo các nhân tố ảnh hưởng và 4 mục hỏi cho ý định tham gia. Vì vậy, số lượng mẫu cần thu là 29 x10 = 290 mẫu. (Dự kiến phiếu phát ra là 350 dự phòng các phiếu trả lời không hợp lệ). Thực tế, tổng mẫu phát ra là 350, tổng số mẫu điều tra hợp lệ thu được của đề tài là 294 mẫu, số mẫu đủ lớn cho đề tài nghiên cứu này.
3.4.2 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXHTN của người dân thực tế trên địa bàn tỉnh Long An. Vì vậy, đối tượng khảo sát là người dân thuộc đối tượng tham gia BHXHTN trên địa bàn tỉnh Long An (KVPCT).
Thời gian nghiên cứu tiến hành nghiên cứu (thu mẫu điều tra) diễn ra từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2020. Địa điểm nghiên cứu diễn ra 15/15 các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Long An. Số lượng mẫu phân cho từng huyện, thị xã, thành phố được tính theo cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động chưa tham gia vào các ngành kinh tế chính thức. Các đối tượng này là người dân thuộc đối tượng tham gia BHXHTN được phân bổ theo các tiêu chí cụ thể như sau:
Bảng 3.11 Phân bổ số lƣợng mẫu theo đơn vị hành chính Stt Đơn vị hành chính Số lƣợng mẫu phân theo
đơn vị hành chính
1 Thành phố Tân An 42
2 Huyện Tân Hưng 15
3 Huyện Vĩnh Hưng 15 4 Huyện Mộc Hóa 18 5 Huyện Tân Thạnh 15 6 Huyện Thạnh Hóa 15 7 Huyện Đức Huệ 15 8 Huyện Đức Hòa 43 9 Huyện Bến Lức 37 10 Huyện Thủ Thừa 26 11 Huyện Tân Trụ 35 12 Huyện Cần Đước 15 13 Huyện Cần Giuộc 18 14 Huyện Châu Thành 26 15 Thị xã Kiến Tường 12 Tổng cộng 350 (Nguồn tác giả tự lập)
Sau khi phân theo đơn vị hành chính, để đảm bảo tính đại diện cho mẫu, tác giả tiếp tục phân theo ngành nghề của người dân được khảo sát. Tác giả chia nghề làm việc thành các nhóm ngành, nghề và tiến hành thu thập số liệu.
3.4.3 Phương pháp chọn mẫu thu thập thông tin
Đề tài thực hiện việc chọn mẫu thuận tiện. Do điều kiện khó khăn về vị trí địa lý và hạn chế về thời gian nghiên cứu, tác giả loại bỏ những các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn ở các huyện như: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Thị xã Kiến Tường. Ngoài ra, cũng do điều kiện đi lại khó khăn nên ở một số các xã thuộc xa địa bàn tác giả không trực tiếp phỏng vấn mà thông qua hệ thống đại lý thu BHXH, BHYTTN thuộc các huyện và một số cán bộ làm công tác thu tại BHXH
các huyện tư vấn và phỏng vấn trực tiếp người dân để thu thập số liệu. Như vậy, số người được phỏng vấn mỗi ngày trong thời gian khảo sát trung bình 5 đến 10 người. Việc phỏng vấn trực tiếp người dân được tác giả và các anh chị đồng nghiệp thực hiện khá khó khăn vì tốn nhiều thời gian, chi phí đi lại do địa bàn khảo sát rộng, đối tượng thu thập số liệu là khá phức tạp, họ có nghề nghiệp, tuổi tác, trình độ,… khác nhau nên thời gian gặp gỡ tiếp xúc rất khó khăn. Tuy nhiên được sự tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo BHXH tỉnh, và nhất là sự đồng thuận, giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị đồng nghiệp tại BHXH các huyện, thị xã, thành phố, phiếu câu hỏi khảo sát đề nghị phỏng vấn được gởi đến cho người dân được chọn để khảo sát đều được phát một bộ câu hỏi khảo sát và yêu cầu họ tự trả lời các mục hỏi. Sau mỗi cuộc phỏng vấn, tác giả, các anh chị đồng nghiệp thực hiện kiểm tra lại toàn bộ bảng câu hỏi và nếu thấy có sự thiếu sót hoặc không phù hợp về số liệu, tác giả hoặc các anh chị đồng nghiệp sẽ hỏi lại những mục đó để bổ sung những khiếm khuyết.
3.5. Các phƣơng pháp phân tích dữ liệu
3.5.1 Phương pháp phân tích độ tin cậy của thang đo - Hệ số Cronbach’s Alpha Alpha
Những mục hỏi đo lường cùng một khái niệm tiềm ẩn thì phải có mối liên quan với những cái còn lại trong nhóm đó. Hệ số của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Công thức của hệ số Cronbach là:
= N/[1 + (N – 1)]
Trong đó: là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi. Ký tự Hy Lạp
(đọc là prô) trong công thức tượng trưng cho tương quan trung bình giữa tất cả các cặp mục hỏi được kiểm tra.
N: số mục câu hỏi
Vì hệ số Cronbach chỉ là giới hạn dưới của độ tin cậy của thang đo (Nguyễn Đình Thọ 2013), và còn nhiều đại lượng đo lường độ tin cậy, độ giá trị của thang đo, nên ở giai đoạn khám phá khi xây dựng bảng câu hỏi, hệ số này nằm trong phạm vi từ 0,6 đến 0,8 là chấp nhận được.
Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được. Liên hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản. Về mặt tính toán, phân tích nhân tố hơi giống với phân tích hồi quy bội ở chỗ mỗi biến được biểu diễn như là một kết hợp tuyến tính của các nhân tố cơ bản. Lượng biến thiên của một biến được giải thích bởi những nhân tố chung trong phân tích được gọi là communality. Biến thiên chung của các biến được mô tả bằng một số ít các nhân tố chung (common factor) cộng với một nhân tố đặc trưng (unique factor) cho mỗi biến. Những nhân tố này không bộc lộ rõ ràng. Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tố chung. Bản thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các biến quan sát:
Fi = Wi1X1+ Wi2X2 + Wi3X3 +….+ WikXk Trong đó:
Fi : ước lượng trị số của nhân tố thứ i
Wi: quyền số hay trọng số nhân tố (weight or factor score coefficient) k : số biến
3.6 Các bƣớc phân tích dữ liệu
Mục đích đầu tiên của nghiên cứu này là khẳng định rằng các thang đo lường đảm bảo về độ tin cậy, rằng mỗi chỉ báo tiếp cận tốt các miền giá trị của các khái niệm sử dụng trong mô hình hay đảm bảo độ giá trị hội tụ của các thang đo, và các khái niệm sử dụng là khác biệt nhau, tức đạt được độ giá trị phân biệt. Mục đích thứ hai là kiểm định các quan hệ cấu trúc giữa các khái niệm trong mô hình hạn chế được đề xuất của đề tài này.
Để đạt mục tiêu thứ nhất, đề tài thực hiện phân tích các thang đo lường qua hai bước:
(1) Phân tích độ tin cậy bằng hệ số alpha của Cronbach’s Alpha với thủ tục loại bỏ chỉ báo được sử dụng cho 6 thang đo tương ứng với 6 cấu trúc sử dụng trong mô hình để phát hiện ra các chỉ báo không tốt, lớn hơn 0.8 là thang đo đo tốt, từ 0.7
- 0.8 là có thể sử dụng được, nếu khái niệm được nghiên cứu là khái niệm hoàn toàn mới trong bối cảnh được nghiên cứu thì có thể sử dụng chỉ số 0.6 Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005)[15].
(2) Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho tất cả các chỉ báo để xác định xem các chỉ báo có tạo ra số nhân tố như dự định không ? cũng như xem xét các chỉ báo có trọng số nhân tố lớn trên các khái niệm dự định không ? Phân tích nhân tố để xác định lại thang đo, điều này sẽ giúp đánh giá chính xác hơn các thang đo, khi loại bỏ bớt các biến đo lường không đạt yêu cầu và làm cho thang đo đảm bảo tính đồng nhất. Điều kiện chỉ số KMO> 0.5, mức ý nghĩa quan sát nhỏ sig< 0.05, TVE> 0.5, Hệ số Factor loading>0.5…Hai bước này được xử lý trên phần mềm SPSS 20.0
Phân tích tương quan, Hồi quy xác định các nhân tố ảnh hưởng bằng các chỉ số α, β, t, F xác định mức độ ảnh hưởng từng nhân tố biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc, kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến, hệ số phóng đại phương sai VIF, kiểm định giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư …..Từ đó, xác định mức độ ảnh hưởng từng nhân tố biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc.
Sau cùng dùng kiểm định T- test và ANOVA để kiểm định có hay không sự khác biệt ý định tham gia giữa các nhóm thống kê: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp.
Kết luận chƣơng 3:
Trình bày quy trình nghiên cứu của đề tài, phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu và các phương pháp phân tích dữ liệu, xây dựng thang đo cho các biến: Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA, hồi quy, Phân tích T-Test, ANOVA, phân tích đa nhóm về ý định tham gia BHXHTN của người dân trên địa bàn tỉnh Long An. Xem xét sự khác biệt của ý định tham gia BHXHTN theo các biến nhân khẩu học.
CHƢƠNG 4
XỬ LÝ DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thống kê mô tả
Thu thập dữ liệu được thực hiện bằng khảo sát được tiến hành bằng bảng câu hỏi (phiếu khảo sát) đánh giá cho điểm theo thang điểm 5 được gửi trực tiếp người dân chưa tham gia BHXHTN trên địa bàn tỉnh Long An.
Qua quá trình thực hiện điều tra, số mẫu phiếu khảo sát đã phát ra là 350 phiếu, sau khi kiểm tra về tính thích hợp các mục hỏi, tác giả loại các phiếu trả lời sai hoặc thiếu thông tin là 37 phiếu, thu hồi về không đủ số phát ra 19 phiếu, số còn lại là 294 phiếu khảo sát hợp lệ và đầy đủ thông tin với kết quả phân tích như sau:
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến nhân khẩu học
STT Ký hiệu Biến nhân khẩu học Số lƣợng Tỉ lệ %
1 GIOITINH Giới tính 294 100 1 Nam 140 47.6 2 Nữ 154 52.4 3 TUOI Độ tuổi 294 100 1 Từ 15 đến 30 tuổi 23 7.8 2 Từ 31 đến 40 tuổi 92 31.3 3 Từ 41 đến 55 tuổi 89 30.3 4 Trên 56 tuổi 90 30.6 4 NGHỀ Nghề nghiệp 294 100 1 Nông-Lâm-Ngư 39 13,2 2 Tiểu thương 65 21,8 3 Lao động tự do 68 22,8 4 Sản xuất nhỏ 74 24,8
(Nguồn: Số liệu thu thập từ mẫu khảo sát và kết quả xử lý SPSS của tác giả)
Bảng 4.2 Thống kê biến giới tính
GIOITINH
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid
1 NAM 140 47.6 47.6 47.6
2 NỮ 154 52.4 52.4 100.0
Total 294 100.0 100.0
(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)
Bảng 4.3 Thống kê biến độ tuổi
TUOI
Valid 1 Từ 15-30 tuổi 23 7.8 7.8 7.8 2 Từ 31-40 tuổi 92 31.3 31.3 39.1 3 Từ 41-55 tuổi 89 30.3 30.3 69.4 4 Trên 55 tuổi 90 30.6 30.6 100.0 Total 294 100.0 100.0
(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)
Bảng 4.4 Thống kê biến nghề nghiệp NGHỀ
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid 1 Nông-lâm- ngư 86 29.3 29.3 29.3 2 Tiểu thương 106 36.1 36.1 65.3 3 Lao động tự do 30 10.2 10.2 75.5 4 Sản xuất nhỏ 72 24.5 24.5 100.0 Total 294 100.0 100.0
(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)
Biểu đồ 4.1 Biểu đồ giới tính
(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)
Biểu đồ 4.2 Biểu đồ độ tuổi
Biểu đồ 4.3 Biểu đồ nghề nghiệp
(Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)
4.2 Phân tích cronbach’s Alpha sơ bộ
Tiến hành phân tích hệ số Cronbach’s Alpha sơ bộ cho 100 phiếu khảo sát nhằm xem xét sơ bộ ban đầu về độ tin cậy của các biến. Nếu biến nào không thỏa các điều kiện thì sẽ loại, những biến nào vi phạm không đáng kể thì có thể chấp nhận bởi vì còn 1 lần đánh giá chính thức. Phân tích 6 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc được kết quả như sau:
4.2.1 Biến trách nhiệm đạo lý (TL)
Sau khi phân tích biến TL với 4 biến quan sát ta có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.906 (nằm trong ngưỡng chấp nhận là 0.6 – 0.95) và hệ số tương quan biến tổng đạt yêu cầu là >0.3 (tổng quan biến tổng nhỏ nhất là TL1=0.706>0.3) (xem bảng 4.5, 4.6 chi tiết phụ lục 3).
Bảng 4.5 Bảng thống kê độ tin cậy biến TL (SB)
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.906 4
( Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)
Bảng 4.6 Bảng tƣơng quan biến tổng biến TL (SB)
Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted TL1 11.87 7.993 .706 .906 TL2 11.67 7.920 .775 .883 TL3 11.83 7.355 .868 .849 TL4 11.76 7.174 .808 .871
4.2.2 Biến thái độ (TD)
Sau khi phân tích biến TD với 3 biến quan sát ta có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.822 (nằm trong ngưỡng chấp nhận là 0.6 – 0.95) và hệ số tương quan biến tổng đạt yêu cầu là >0.3 (tổng quan biến tổng thấp nhất là TD3=0.637>0.3) (xem bảng 4.7, 4.8 chi tiết phụ lục 3).
Bảng 4.7 Bảng thống kê độ tin cậy biến TD (SB) Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.822 3
( Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)
Bảng 4.8 Bảng tƣơng quan biến tổng biến TD (SB)
Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item - Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted TD1 7.51 2.939 .757 .674 TD2 7.79 2.935 .642 .793 TD3 7.34 3.217 .637 .792
( Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên SPSS 20.0)
4.2.3 Biến hiểu biết về bảo hiểm xã hội tự nguyện (HB)
Sau khi phân tích biến HB với 4 biến quan sát ta có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.698 (nằm trong ngưỡng chấp nhận là 0.6 – 0.95) và hệ số tương quan biến tổng HB3 < 0.3 không đạt yêu cầu nên loại biến này và tiến hành phân tích lại với 3 biến, kết quả phân tích lần này tất cả đều đạt yêu cầu về độ tin cậy hệ số Cronbach’s Alpha = 0.755 (nằm trong ngưỡng chấp nhận là 0.6 – 0.95) và hệ số tương quan biến tổng đạt yêu cầu là >0.3 (tổng quan biến tổng thấp nhất là HB1=0.475>0.3) (xem bảng 4.9, 4.10, 4.11, 4.12 chi tiết phụ lục 3).
Bảng 4.9 Bảng thống kê độ tin cậy biến HB (SB) Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.698 4
Bảng 4.10 Bảng tƣơng quan biến tổng biến HB (SB) Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted HB1 9.38 5.975 .429 .672 HB2 9.22 6.032 .521 .609