Nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh long an (Trang 50 - 54)

tính và định lượng

- Nghiên cứu sơ bộ định tính: Bước 1 đầu tiên trong quy trình nghiên cứu này là nghiên cứu tài liệu lý thuyết có liên quan đến nội dung của đề tài, xác định đây là bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Chính vì vậy, việc tìm các tài liệu về các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cũng như trong nước về chủ đề nghiên cứu đã cho tác giả hình thành nên hướng nghiên cứu cho nội dung của đề tài này.

Tác giả kế thừa mô hình và thang đo của các tác giả đi trước, sau đó bổ sung, điều chỉnh từ ngữ cho phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu. Để thang đo có thể mang tính toàn diện hơn, tác giả đã nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật phỏng vấn khoảng từ 10 người dân chưa tham gia BHXHTN trên địa bàn tỉnh Long An để tìm hiểu suy nghĩ của họ về bộ thang đo như:

- Dễ hiểu không?

Thông qua việc trao đổi với những người dân chưa tham gia BHXHTN trên địa bàn tỉnh Long An nhằm tìm hiểu mức độ phù hợp của bảng câu hỏi để điều chỉnh trước khi tiến hành khảo sát chính thức. Kết quả nghiên cứu định tính, sau khi gửi điều tra với các quan sát từ thang đo tham khảo, đa số các câu hỏi được rõ ràng, tuy nhiên có một số quan sát phải thay thế do không phù hợp và điều chỉnh câu chữ cho rõ ràng, dễ hiểu hơn. Sau khi điều chỉnh, bảng câu hỏi chính thức được thiết kế gồm 29 biến quan sát được dùng để gửi đi phỏng vấn. Kết quả ở bảng 3.2 như sau

3.2 Bảng điều chỉnh thang đo

TT

hóa Biến quan sát Ghi chú

1 TL1

Anh/chị có cho rằng xã hội càng phát triển, khả năng rủi ro xã hội trong cuộc sống của con người càng có chiều hướng gia tăng.

Không điều chỉnh

2 TL2

Anh/chị có cho rằng hiện nay, tâm lý đa số người dân chỉ lo trang trải những việc trước mắt hoặc chỉ tích lũy bằng hình thức như là: gởi ngân hàng, sắm vàng, mua tài sản…hơn là việc tham gia BHXHTN cho tương lai.

Không điều chỉnh

3 TL3

Anh/chị có nghĩ rằng có một nguồn thu nhập ổn định từ lương hưu và được chăm sóc y tế (BHYT) khi tuổi già để cuộc sống được đảm bảo.

Không điều chỉnh

4 TL4

Anh/chị có nghĩ rằng lương hưu là cần thiết để đảm bảo cuộc sống đồng thời giảm bớt gánh nặng cho con cháu khi hết tuổi lao động.

Không điều chỉnh

5 TD1 Anh/chị thấy tham gia BHXHTN là việc cần

thiết nên làm cho tương lai. Không điều chỉnh 6 TD2 Tham gia BHXHTN là việc làm hoàn toàn đúng đắn. Không điều chỉnh 7 TD3 Anh/chị thấy tin cậy vào các quyền lợi mà

chính sách BHXHTN mang lại Không điều chỉnh 8 HB1 Anh/chị đã hiểu rõ những quy định về

BHXHTN.

Anh/chị đã hiểu rõ những quy định về việc tham gia

BHXHTN (độ tuổi, mức phí, thủ tục đăng ký,…).

9 HB2 Theo anh/chị quy định tham gia BHXHTN được hưởng chế độ: hưu trí, tử tuất là hợp lý. Không điều chỉnh 10 HB3 Anh/chị hiểu rõ những quyền lợi khi tham

11 HB4 Anh/chị đã biết về việc cộng nối thời gian giữa BHXH bắt buộc và tự nguyện.

Anh/chị đã biết về việc liên thông thời gian tham gia BHXH giữa bắt buộc và tự nguyện.

12 TT1

Theo anh/chị công tác tuyên truyền về chính sách BHXHTN của Nhà nước đã đến được đa số người dân.

Không điều chỉnh

13 TT2

Anh/chị đã được nghe nói về BHXHTN thông qua phương tiện thông tin đại chúng (báo, loa phát thanh đài phát thanh, truyền hình).

Không điều chỉnh

14 TT3 Anh/chị hiểu về BHXHTN từ các tổ chức ở địa phương.

Anh/chị hiểu về BHXHTN từ các tổ chức Hội, Đoàn thể ở địa phương.

15 TT4

Theo anh/chị trong các buổi sinh hoạt của các Tổ chức: hội, đoàn thể, mặt trận, ở cơ sở nên lồng ghép chương trình tuyên truyền về chính sách BHXHTN để người dân được biết.

Không điều chỉnh

16 TT5

Anh/chị có cho rằng truyền thông có ảnh hưởng đến việc tham gia BHXHTN của người dân.

Anh/chị có cho rằng truyền thông là yếu tố quan trọng tác động đến ý định tham gia BHXHTN của người dân. 17 XH1 Bạn bè, đồng nghiệp ủng hộ, khuyến khích

anh/chị tham gia BHXHTN Không điều chỉnh 18 XH2 Người thân trong gia đình ủng hộ anh/chị

trong việc tham gia BHXHTN. Không điều chỉnh 19 XH3 Do những người xung quanh đã tham gia

BHXHTN nên anh/chị cũng muốn tham gia. Không điều chỉnh 20 XH4 Những người hưởng lương hưu đã tác động

đến ý định tham gia BHXHTN của anh/chị.

Những người đã và đang hưởng chế độ BHXH đã tác động đến ý định tham gia BHXHTN của anh/chị. 21 TN1

Theo anh/chị việc làm không ổn định là nguyên nhân dẫn đến khả năng tham gia BHXHTN sẽ gặp khó khăn.

Không điều chỉnh 22 TN2 Theo anh/chị thu nhập có ảnh hưởng đến

việc tham gia BHXHTN của anh/chị. Không điều chỉnh 23 TN3 Theo anh/chị thu nhập là yếu tố quan trọng

nhất tác động đến việc tham gia BHXHTN. Không điều chỉnh 24 TN4 Nếu thu nhập cao hơn anh/chị sẽ có nhu cầu

tham gia BHXHTN.

Nếu thu nhập ổn định anh/chị hị sẽ có nhu cầu tham gia BHXHTN.

25 TN5 Nhà nước hỗ trợ đóng BHXHTN hiện nay theo anh/chị là hợp lý.

Tỉ lệ % Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH TN hiện nay theo anh/chị là hợp lý.

26 YD1 Anh/chị đang băn khoăn về việc tham gia BHXHTN.

Anh/chị đang do dự về việc tham gia BHXHTN.

27 YD2 Anh/chị có ý định tham gia BHXHTN. Không điều chỉnh 28 YD3 Trong tương lai anh/chị sẽ tham gia

BHXHTN.

Anh/chị sẽ tham gia BHXHTN.

29 YD4 Anh/chị muốn tham gia BHXHTN ngay từ

bây giờ Không điều chỉnh

(Nguồn: Tác giả tham khảo, tổng hợp, thiết kế)

- Nghiên cứu sơ bộ định lượng: Bước 2 được thực hiện để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và giá trị của các thang đo đã thiết kế và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình cụ thể ở địa phương. Bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi chi tiết với kích cỡ mẫu được lựa chọn ở mức tối thiểu (100 mẫu), được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện (lấy mẫu phi xác xuất). Địa bàn khảo sát là các tổ, ấp, khu phố cấp huyện đối tượng là người dân chưa tham gia BHXHTN làm các ngành nghề khác nhau: tiểu thương, nghề tiểu thủ công nghiệp, nông dân,..

Trong nghiên cứu việc sử dụng Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của thang đo trong tập dữ liệu theo từng nhóm yếu tố trong mô hình với mục đích tìm ra hệ số tương quan giữa các biến và hệ số tương quan giữa tổng và biến cho một tập hợp các biến quan sát, chỉ giữ lại các biến có sự tương quan mạnh với tổng điểm, đồng thời loại các biến không bảo đảm độ tin cậy trong thang đo. Thang đo được chấp nhận khi có hệ số Cronbach’s Alpha >= 0,6 Nunnally và Bernstein (1994)[8] và hệ số tương quan biến-tổng (Correctted Item- Total correlation) của biến đo lường >=0,3 Nunnally và Bernstein (1994)[8]. Trong nghiên cứu này, tác giả dùng phương pháp trích Principal Component với phép xoay Varimax.

Với giả thuyết đặt ra là trong phân tích EFA, rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau phải thoả điều kiện trị số KMO (Kaiser- Meryer-Olkin) >=0,5 đây là trị số dùng để chỉ sự thích hợp của phân tích nhân tố, nếu trị số này <0,5 thì phân tích nhân tố không thích hợp Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005)[15]. Ngoài ra ta dùng kiểm định Bartlett’s test of sphericity để kiểm định giả thuyết là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể, nói cách khác ma trận tương quan tổng thể là một ma trận đơn vị. Nếu giả thuyết này bị bác bỏ Sig<0,05 thì phân tích EFA là thích hợp Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005)[15]. Giá trị hội tụ, trọng số nhân tố >=0,5 sẽ được chấp nhận Gerbing và Anderson (1998) được trích trong Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn

Thị Mai Trang (2008)[16] trang 25; Giá trị phân biệt, chênh lệch trọng số >0,3 Nguyễn Đình Thọ (2013)[17] trang 420; Tổng phương sai trích (TVE), khi đánh giá EFA >=50% Nguyễn Đình Thọ (2013)[17] trang 420 tổng này thể hiện các nhân số trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường.

Đối với phương pháp ML, công thức kinh nghiệm để xác định kích thước mẫu tối thiểu là: n>= 50+8*p với p là số biến độc lập trong mô hình Green (1991) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2013)[17] trang 521; đối với EFA, để sử dụng EFA chúng ta cần kích thước mẫu lớn. Vấn đề xác định kích thước mẫu bao nhiêu vẫn chưa có sự thống nhất. Trong EFA, kích thước mẫu xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu, (2) số biến được đưa vào phân tích. Hair và cộng sự (2006) được trích trong Nguyễn Đình Thọ (2013)[17] trang 415 mẫu tối thiểu là 50 tốt nhất là 100 và tỷ lệ biến quan sát (Observations)/ biến đo lượng (Items) là 5/1 và tốt nhất là 10/1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh long an (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)