Thực hiện kênh truyền thông này với điều kiện phải có hai hay nhiều người giao tiếp trực tiếp với nhau, có thể là sự giao tiếp giữa hai người hay giữa một người với công chúng, qua điện thoại hay thư từ. Các nhà nghiên cứu thường quan niệm quá trình truyên thông liên cá nhân theo mô hình chu kỳ, theo dạng đường vòng tròn khép kín, trong đó bao gồm bốn giai đoạn chính đó là phát tin, truyền tin, nhận tin và phản hồi. Như vậy, có thể nói quá trình truyền thông liên cá nhân thực chất phải được hiểu như là một quá trình trao đổi thông tin giữa cá nhân này với cá nhân khác, trong đó chủ thể và khách thể truyền thông được chuyển đổi một cách linh hoạt, quá trình tiếp nhận và trao đổi thông tin thường diễn ra đồng thời.
Thực tế, hiện nay tại tỉnh Long An có 189 đại lý thu BHXH, BHYTTN thuộc 501 điểm thu được phủ khắp trên 188 xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên các nhân viên đại lý này chưa thể hiện được hết các kỹ năng truyền thông của mình đến đại đa số người dân trên người dân từng ấp, khu phố. Vì vậy BHXH cấp tỉnh, huyện cần quan tâm chú trọng những cán bộ hội, đoàn thể, mặt trận, trưởng khu phố tại địa phương họ đóng góp vai trò không hề nhỏ trong việc vận động tuyên truyền người dân tại địa bàn, vì họ là những người gần gũi và tiếp xúc trực tiếp, rất sâu sát với tình hình
cuộc sống của người dân. Họ hiểu được những nhu cầu, nguyện vọng của dân từ đó họ có cách tiếp cận dễ dàng hơn. Chính vì vậy, kết quả người dân được khảo sát trong nghiên cứu này khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của các cán bộ hội tại địa phương. Do đó, để phát triển lực lượng thông tin tuyên truyền chính sách BHXHTN tại địa phương cần chú trọng quan tâm đến việc triển khai chính sách BHXHTN một cách cụ thể, chi tiết cho đội ngũ này bằng nhiều hình thức như: tập huấn chính sách, gởi tài liệu tuyên truyền, tờ rơi,… phải thường xuyên tập huấn, cập nhật cho họ mỗi khi có những chính sách, hay những thay đổi quy định về BHXHTN để những thông tin mới kịp thời đến với người dân nắm bắt.