Nội dung của quá trình tuyển chọn

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần may năm châu (Trang 26)

8. Kết cấu đề tài

1.5.2. Nội dung của quá trình tuyển chọn

Mục đích của quá trình tuyển chọn là quá trình sàng lọc và lựa chọn để tìm kiếm được những ứng viên có kiến thức, kỹ năng, trình độ phù hợp với yêu cầu chức danh công việc, mong muốn sớm hòa nhập với tổ chức

Sơ đồ 1.2: Quá trình tuyển chọn

Bước 1: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Sau quá trình tuyển mộ nhân lực thành công, các tổ chức cần tổ chức tiếp nhận hồ sơ theo yêu cầu phù hợp. Mục đích của công việc thu nhận hồ sơ là tiếp nhận hồ sơ ứng viên ứng tuyển vào tổ chức đảm bảo tính khoa học, tiết kiệm chi phí và không thất lạc. Vì vậy công việc này cần được thực hiện khoa học tránh gây thất thoát hồ sơ và hạn chế tối đa tiêu cực.

Để đạt được mục tiêu của quá trình tiếp nhận hồ sơ, tổ chức cần thực hiện

Tiếp nhận và xử lý hồ sơ Thi tuyển Phỏng vấn Ra quyết định tuyển dụng Hội nhập nhân lực mới

công việc sau:

- Xác định thời gian tiếp nhận hồ sơ ứng viên.

- Chuẩn bị địa điểm và người tiếp nhận hồ sơ: Người tiếp nhận hồ sơ thường là nhân viên phòng Nhân lực.

- Xác định cách thức tiếp nhận hồ sơ. - Chuẩn bị biểu mẫu tiếp nhận hồ sơ.

- Chuẩn bị chi phí cho tiếp nhận hồ sơ (nếu cần).

Tổ chức cần tổ chức tiếp nhận hồ sơ ứng viên qua: Nộp tại công ty, gửi bản cứng qua đường bưu điện, nộp hồ sơ qua thư điện tử hoặc mạng tuyển dụng,….

Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ cần chú ý, cho dù bằng hình thức nào người tiếp nhận hồ sơ cũng cần chú ý thông tin vào sổ theo dõi thu nhận hồ sơ ứng viên. Đồng thời tiến hành lọc và đánh dấu mực độ thiếu đủ của hồ sơ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sàng lọc sau này.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, tổ chức cần xử lý hồ sơ hay được hiểu tương tự là tổ chức chấm hồ sơ ứng viên. Chấm hồ sơ là sàng lọc hồ sơ ban đầu của các ứng viên dựa vào tổ chức xem cấu trúc hồ sơ, sàng lọc theo các tiêu chí đặt ra ban đầu (kinh nghiệm, bằng cấp, số năm kinh nghiệm,..) nhằm loại bỏ một cách nhanh chóng những hồ sơ không đạt yêu cầu của tổ chức đưa ra.

Chấm hồ sơ bao gồm các bước: - Xây dựng tiêu chí chấm hồ sơ. - Xây dựng trọng số các tiêu chí

.- Thống nhất về thang đo, mức độ đạt được của các tiêu chí.

- Thống nhất về cách thức đánh giá giữa các thành viên trong hội đồng tuyển dụng.

Bước 2: Thi tuyển

Thông thường có hai hình thức thi tuyển cơ bản là thi trắc nghiệp và thi nghiệp vụ.

Thi trắc nghiệm: Là hình thức thi giúp các nhà tuyển dụng nắm được các tố chất tâm lý, những khả năng, kỹ năng đặc biệt của ứng viên khi mà các thông tin về nhân sự không có được một cách chính xác và đầy đủ. Các trắc nghiệm nhân sự

mang lại kết quả khách quan về các đặc trưng của con người. Trắc nghiệm nhân sự có nhiều loại khác nhau, thông thường người ta chia ra thành:Trắc nghiệm về tính trung thực; trắc nghiệm thành tích; trắc nghiệm về năng khiếu, kỹ năng; trắc nghiệm về tính cách và sở thích; trắc nghiệm y học; hoặc một số bài trắc nghiệm cơ bản như: IQ, EQ, AQ, MBTI.

Thi nghiệp vụ: Tức là thi những kiến thức liên quan đến công việc chuyên môn của một ngành nghề sau khi được tuyển dụng. Nó có thể là bài thi trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc cả hai. Kiến thức có thể là các kiến thức chuyên môn chung, tin học, ngoại ngữ,…

Bước 3: Phỏng vấn

Mục đích chính của phỏng vấn tuyển dụng là để đánh giá năng lực ứng viên thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với ứng viên. Tuy vậy, đây không chỉ là một cuộc thi vấn đáp nhằm đánh giá năng lực ứng viên, phỏng vấn còn là một cuộc trao đổi 2 chiều giúp nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực ứng viên đồng thời giúp ứng viên có được những thông tin quan trọng về doanh nghiệp tuyển dụng

Các cấp độ phỏng vấn tuyển dụng đó là: phỏng vấn sơ bộ, phỏng vấn chuyên sâu, phỏng vấn ra quyết định.

a. Lựa chọn hình thức phỏng vấn

Theo cách tiếp xúc giữa hội đồng tuyển dụng và ứng viên, có 2 hình thức:

- Phỏng vấn gián tiếp thường được tiến hành thông qua điện thoại hoặc giao tiếp đa phương tiện.

- Phỏng vấn trực tiếp là người phỏng vấn và người được phỏng vấn tiếp xúc trực tiếp với nhau, không hoàn toàn là đặt câu hỏi, trả lời mặt đối mặt mà có thể diễn ra linh động tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Theo số lượng ứng viên và hội đồng tuyển dụng, có 3 hình thức là: Phỏng vấn hội đồng, phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm.

Theo mức độ chuyên sâu:

- Phỏng vấn sơ bộ: có tính chất đơn giản, đánh giá những tiêu chuẩn đơn giản như: chức danh, văn hóa, đạo đức,.. xem người ứng tuyển có đáp ứng được

những yêu cầu cơ bản của tổ chức hay không.

- Phỏng vấn chuyên sâu: chú ý đánh giá chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm.

Theo mức độ tuân theo kịch bản đã chuẩn bị trước: Phỏng vấn có chỉ dẫn và phỏng vấn không có chỉ dẫn:

- Phỏng vấn có chỉ dẫn: phỏng vấn với câu hỏi, cách thức, mô hình giống nhau.

- Phỏng vấn không có chỉ dẫn: tự do, đa dạng, không có mô tip chung mà người đánh giá linh hoạt với kinh nghiệp của ứng viên.

- Phỏng vấn bán chỉ dẫn: nhà tuyển dụng chủ động đưa ra cách thức phỏng vấn ứng viên để đánh giá khách quan hơn sau khi sử dụng các câu hỏi có sẵn.

Ngoài ra còn có các loại phỏng vấn như: Phỏng vấn căng thẳng, phỏng vấn liên tục, phỏng vấn áp chế, phỏng vấn hành vi.

b. Kĩ năng chuẩn bị phỏng vấn

Tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về ứng viên thông qua hồ sơ, các bản giới thiệu, môi trường mà ứng viên đã từng làm việc, các kênh, diễn đàn, mạng xã hội mà ứng viên tham gia.

Chuẩn bị những người tham gia phỏng vấn. Tùy thuộc vào tính chất công việc mà có những lựa chọn khác nhau.

Đối với khu vực nhà nước, thành phần phỏng vấn được cố định sẵn.

Doanh nghiệp thì thường có 1 người ở phòng nhân sự, 1 người ở phòng chuyên môn, có thể có người ở phòng kế toán tài chính (đàm phán tài chính),.. và thường không cố định sẵn.

Điều kiện để tác nghiệp phỏng vấn: thời gian, địa điểm, biểu mẫu phỏng vấn, danh mục câu hỏi, trang phục của người pv,…

Bước 4: Ra quyết định tuyển dụng

Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước trên và các thông tin tuyển dụng được đảm bào đúng theo yêu cầu tuyển chọn đề ra thì hội đồng tuyển chọn sẽ ra quyết định tuyển dụng đối với người xin việc.

Cơ sở của việc ra quyết định này dựa vào phương pháp đánh giá chủ quan theo thủ tục loại trừ dần và theo kết quả đánh giá của phỏng vấn, trắc nghiệm kỹ

năng và thử việc.

Khi đã có quyết tuyển dụng thì người sử dụng lao động và người lao động cần tiến hành việc đàm phán liên quan đến lợi ích của 2 bên.

Sau khi đã có sự thống nhất của cả 2 bên thì sẽ tiến hành ký hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bước 5: Hội nhập nhân lực mới

Mục đích của chương trình hội nhập vào môi trường làm việc là giúp cho nhân viên mới dễ thích nghi với tổ chức, cung cấp thông tin chi tiết về công việc và kỳ vọng hoàn thành công việc mà cấp trên mong đợi, tránh sai sót, tiết kiệm thời gian và tạo ấn tượng tốt về tổ chức.

Hội nhập nhân lực mới là việc giới thiệu cho người mới được tuyển những kiến thức quan trọng nhất về doanh nghiệp, về môi trường làm việc và công việc giúp người lao động nhanh chóng nắm bắt được những phương thức tiến hành công việc đạt được theo yêu cầu của tổ chức.

Nhân viên mới sẽ trải qua hai giai đoạn hội nhập:

- Chương trình hội nhập tổng quát:

Khi được nhận vào làm việc trong tổ chức, nhân viên mới sẽ được giới thiệu người phụ trách và các đồng nghiệp khác. Tổ chức sẽ giới thiệu về lịch sử hình thành, quá trình phát triển, các giá trị văn hóa tinh thần, các chính sách và nội quy, chế độ đãi ngộ, cơ cấu tổ chức, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Chương trình hội nhập chuyên môn:

Hội nhập về công việc: Nhân lực mới được tuyển cần làm quen với công việc mà họ sẽ đảm nhận chính thức sau này, Vì vậy, người mới được tuyển cần được giới thiệu, hướng dẫn, kèm cặp để có được hiểu biết về công việc và biết cách tiến hành công việc độc lập. Một số nội dung cụ thể để hội nhập nhân lực mới về công việc bao gồm:

 Kiến thức về sản phẩm, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.

 Mô tả công việc: mục đích của công việc, trách nhiệm/nhiệm vụ cụ thể, quan hệ báo cáo, quyền hạn, quan hệ nội bộ/bên ngoài trong công việc, mức độ

phức tạp của công việc, các rủi ro có thể gặp phải và cách phòng ngừa,..  Quy trình làm việc, cách thức tiến hành công việc.

 Tiêu chuẩn công việc.

 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành công việc.

Hội nhập về môi trường làm việc: cung cấp cho ứng viên những nội dung về:  Lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp.

 Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, giá trị cốt lõi.

 Nội quy làm việc: thời gian làm việc, điều kiện nghỉ ngơi.  Các chính sách đãi ngộ: tài chính, phi tài chính.

 Các nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trong doanh nghiệp.  Các hoạt động sinh hoạt thường niên.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NĂM CHÂU 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần may Năm Châu

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần may Năm Châu Châu

* Khái quát về Công ty

Công ty Cổ phần may Năm Châu có trụ sở đặt tại thôn Hậu, xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, cách thủ đô Hà Nội 60km, cách sân bay Nội Bài 60km.

Sản phẩm của công ty đã có mặt hầu hết ở các thị trường quốc tế như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… thông qua các nhà nhập khẩu lớn ở các quốc gia khác nhau.

Với gần 1000 lao động là cán bộ quản lý, các nhà thiết kế, kỹ thuật và công nhân may có tay nghề cao cùng với cơ sở vật chất hiện đại đã sản xuất khoảng 10 triệu sản phẩm trên một năm.

* Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần may Năm Châu được thành lập vào năm 2008 với tên Công ty Cổ phần may xuất khẩu Thịnh Phát.

Năm 2015, Công ty Cổ phần may xuất khẩu Thịnh Phát được đổi tên thành Công ty Cổ phần may Năm Châu.

Tên giao dịch đối ngoại: NAM CHAU GARMENT STOCK COMPANY. Tên viết tắt: NCG.

Địa chỉ: Thôn Hậu, xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Điện thoại: (84)2403836686 Fax: (84)2403836686 Website: www.ncg.vn

* Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty

- Tầm nhìn: Công ty Cổ phần may Năm Châu là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh Bắc Giang.

- Sứ mệnh:

 Phát triển bền vững cùng các tập đoàn may mặc Việt Nam, bạn hàng trong và ngoài nước.

 Trung tâm của ngành may khu vực.

 Liên minh, liên kết đối tác chiến lược với các nhà sản xuất.

* Mục tiêu:

Là sự lựa chọn tối ưu của khách hàng trên cơ sở tối đa hóa lợi nhuận của khách hàng và cải thiện tốt nhất đời sống người lao động. Với tầm nhìn và sứ mệnh đó, công ty cũng đã đưa ra những cam kết với khách hàng và người lao động nhằm thực hiện tốt nhất cho mục tiêu của công ty.

- Cam kết với khách hàng: Chất lượng sản phẩm hoàn hảo; thời gian giao hàng đúng quy định; giá cả hợp lý, thực hiện đầy đủ các quy tắc về trách nhiệm xã hội môi trường an ninh.

Cam kết hướng đến: SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA KHÁCH HÀNG LÀ SỰ THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI!

- Cam kết đối với cán bộ công nhân viên:

 Thu nhập ngày càng cao là thước đo giá trị phát triển của Công ty Cổ phần may Năm Châu.

 Môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.  Văn hóa hướng đến Chân - Thiện - Mỹ và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tôn trọng các tập thể, cá nhân làm việc có hiệu quả ngày càng cao. Tập thể học tập, cơ hội phát triển khả năng làm việc và sự nghiệp.

2.1.2.Cơ cấu tổ chức của tổ chức ( Xem phụ lục số 01) 2.1.3. Khái quát về phòng Tổ chức – Hành chính

* Cơ cấu tổ chức

Phòng Tổ chức - Hành chính gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 2 nhân viên phụ trách nhân sự, 2 nhân viên phụ trách hành chính, 2 nhân viên lái xe, 8 nhân viên bảo vệ, 10 nhân viên phụ trách bếp ăn, 10 nhân viên tạp vụ và 3 nhân viên y tế.

* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Tổ chức – Hành chính

- Chức năng:

+ Tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc Công ty và tổ chức thực hiện các việc tỏng tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe người lao động.

+ Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận trong Công ty thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế Công ty.

- Nhiệm vụ:

1. Công tác văn phòng: Tiếp nhận, tổng hợp thông tin, xử lý các thông tin theo chức năng, quyền hạn của phòng; tiếp khách, tiếp nhận tổng hợp các thông tin từ bên ngoài đến Công ty, xử lý các thông tin đó theo chức năng, quyền hạn của mình; tổ chức hội nghị và các buổi khánh tiết của Công ty; soạn thảo văn bản, trình Ban Giám đốc ký các văn bản đối nội, đối ngoại và chịun trách nhiệm trước ban Giám đốc về giá trị pháp lý của văn bản đó; phát hành, lưu trữ, bảo mật con dấu cũng như các tài liệu đảm bảo tính kịp thời, an toàn.

2. Công tác tổ chức, chế độ chính sách: Tuyển dụng, quản lý nhân lực, điều động, thuyên chuyển người lao động; giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động theo luật định và nội quy Công ty; theo dõi công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của Công ty; lưu trữ và bổ sung hồ sơ CBCNV kịp thời, chính xác; tổ chức các lớp học, đào tạo bồi dưỡng kiến thức, nâng cao tay nghề cho người lao động.

3. Công tác bảo hộ lao động: Quản lý công tác vệ sinh, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ khu vực văn phòng và công cộng; lập kế hoạch kiểm tra, theo dõi, duy trì việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động trong toàn Công ty theo nội quy; chăm sóc sức khỏe người lao động, tổ chức khám sức khỏe định kỳ.

4. Công tác bảo vệ: Bảo vệ tài sản của Công ty và tài sản người lao động thuộc địa phận Công ty; đảm bảo an ninh, trật tự trong Công ty; quản lý nhân lực thực hiện theo luật nghĩa vụ quân sự; hướng dẫn, kiểm tra khách và CBCNV khi ra vào cổng, phối hợp cùng các bộ phận suy trì thời gian làm việc.

5. Công tác phục vụ: Làm công tác tạp vụ, vệ sinh trong Công ty, đảm nhận việc cung cấp nhu cầu phục vụ công tác văn phòng, đảm bảo công tác nấu cơm phục vụ bữa ăn chuyên nghiệp.

- Quyền hạn: Phòng Tổ chức - Hành chính có quyền tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc; tổ chức thực hiện các công việc trong lình vực công tác Tổ chức - Hành chính khi được phê duyệt.

2.1.4. Tổng số lao động và cơ cấu lao động tại Công ty

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần may năm châu (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)