8. Kết cấu đề tài
3.2.5. Hoàn thiện và nâng cao năng lực, kỹ năng, vị thế, vai trò của nhà
quản trị trong công tác tuyển dụng nhân lực
* Nâng cao năng lực của đội ngũ chuyên trách về công tác tuyển dụng nhân lực
Một đội ngũ cán bộ tuyển dụng làm việc hiệu quả, đội ngũ cán bộ phòng Tổ chức - Hành chính phải hiểu rõ được tầm quan trọng của công việc lập kế hoạch tuyển dụng trong hoạt động quản trị nhân lực, thành thạo trong việc lập kế hoạch và vận dụng nó một cách linh hoạt.
- Đội ngũ chuyên trách về công tác tuyển dụng nên tích cực tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
Nhân viên trong Công ty nên có ý thức tự giác học tập chứ không nên ỷ lại vào các chương trình đào tạo của Công ty. Người lao động không nhất thiết phải tham gia học tập ở các trường đào tạo chuyên nghiệp mà có thể học qua bạn bè cũng lĩnh vực hay học kinh nghiệm của những nhân viên lâu năm trong Công ty. Việc nhân viên tự ý thức học tập, nâng cao trình độ của mình sẽ giúp bản thân có kỹ năng, kinh nghiệm nhiều hơn, tạo cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp và hơn thế còn giúp cho Công ty giảm bớt chi phí đào tạo.
- Nhân viên thực hiện công tác tuyển dụng nhân lực không ngừng hoàn thiện bản thân, tích lũy thêm nhiều kỹ năng mềm.
Nhân viên phụ trách tuyển dụng phải có khả năng thấu hiểu bản thân và thấu hiểu người khác. Họ phải làm chủ được bản thân, làm chủ được các phương pháp, công cụ tuyển dụng, không nên ý lại vào các phương pháp này.
Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cần loại bỏ cảm tính của bản thân khi đánh giá ứng viên, khi thực hiện quá trình tuyển dụng cần dựa vào lý tính, tránh hiện tượng chủ quan , đánh giá nhầm làm mất đi ứng viên có năng lực, ứng viên tiềm năng.
Không chỉ vậy, kỹ năng giao tiếp cũng là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Giao tiếp tốt cũng giúp cho những người tuyển dụng xây dựng một hình ảnh tốt đẹp trong lòng ứng viên đồng thời nó còn tạo sự thân thiện, hòa đồng , rút ngắn khoảng cách giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Khi khoảng cách giữa họ được giảm bớt sẽ tạo cơ hội cho ứng viên bộc lộ hết năng lực của bản thân
mình. Từ đó, Công ty sẽ tuyển được đúng người, đúng vị trí công việc.
Công ty cũng nên tích lũy cho bản thân mình nhiều kỹ năng hơn đạc biệt là kỹ năng mềm. Nó là một trong những yếu tố quan trọng và là hành trang giúp nhà tuyển dụng thành công hơn trong công việc.
* Phân định trách nhiệm rõ ràng trong công tác tuyển dụng
Sự chỉ đạo, đôn đốc của ban lãnh đạo Công ty giúp cho mọi hoạt động đi đúng hướng và tạo sự kích thích đối với các hoạt động đó và công tác tuyển dụng cũng không nằm ngoài các hoạt động đó. Khi sự chỉ đạo của ban lãnh đạo được tăng cường, nó sẽ kéo theo công tác tuyển dụng nhân lực hoàn thiện và đem lại hiệu quả cao hơn.
Hơn thế, sự phối hợp giữa ban lãnh đạo, bộ phận phụ trách nhân lực với các bộ phận chức năng khác trong Công ty cũng là một trong những giái pháp hữu hiệu giúp Công ty hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân lực.
- Ban lãnh đạo nên: Định hướng công tác tuyển dụng thông qua những chủ trương, chính sách và kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty; phê duyệt ngân sách tuyển dụng, nhu cầu tuyển dụng và đề xuất của các bộ phận chức năng; tham gia phỏng vấn trực tiếp ứng viên nếu vị trí tuyển là trưởng bộ phận, lao động kỹ thuật, may mẫu,… và các nhân viên đảm nhận các vị trí quan trọng trong Công ty; Tổng giám đốc đại diện cho người sử dụng lao động của Công ty ký kết hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động với ứng viên mới được tuyển và rút kinh nghiệm qua mỗi đợt tuyển.
- Bộ phận phụ trách tuyển dụng nên: Xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá sau mỗi đợt tuyển dụng; tham mưu, tư vấn cho ban lãnh đạo Công ty về các hoạt động liên quan tới tuyển dụng: đề xuất nhu cầu tuyển dụng, mức lương cho vị trí công việc cần tuyển, tiêu chí, dự đoán kinh phí, nguồn và phương pháp tuyển; hoạch định nhân sự làm căn cứ cho phòng, đơn vị đề xuất nhu cầu tuyển dụng theo quý, theo năm; chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo về các vấn đề liên quan đến công tác tuyển dụng.