4.5.1. ô ì ứ ổ q á
Mô hình nghiên cứu tổng quát được điều chỉnh sau khi phân tích EFA như sau:
Y = f (F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7, F8) Trong đó:
- Biến phụ thuộc: Y là tiến độ hoàn thành DA (%). - Biến độc lập:
+ F1 - Nhóm nhân tố về chính sách.
đầu tư xây dựng.
+ F3 - Nhóm nhân tố về năng lực của các bên tham gia.
+ F4 - Nhóm nhân tố về nguồn vốn thực hiện DA. + F5 - Nhóm nhân tố về hệ thống thông tin quản lý. + F6 - Nhóm nhân tố về năng lực của nhà thầu chính.
+ F7 - Nhóm nhân tố về năng lực của CĐT. + F8 - Nhóm nhân tố về môi trường bên ngoài. Ban đầu có 7 nhóm nhân tố, sau khi phân tích EFA hình thành 8 nhóm nhân tố là do nhóm nhân tố về năng lực của các bên tham gia được tách thành 2 nhóm nhân tố, trong đó có nhóm nhân tố có 2 biến quan sát độc lập có liên quan đến nhà thầu chính. Do đó, một nhóm nhân tố mới được hình thành là nhóm nhân tố về năng lực của nhà thầu chính. Tất cả các nhóm nhân tố khác đều được hình thành từ nhóm nhân tố cũ và được giữ nguyên tên gọi như ban đầu.
Phương trình tuyến tính của mô hình nghiên cứu này được thiết lập như sau: Y = β0 + β1*F1 + β2*F2 + β3*F3 + β4*F4 + β5*F5 + β6*F6 + β7*F7 + β8*F8
Trong đó:
- Biến phụ thuộc: Y là tiến độ hoàn thành DA (%). - Biến độc lập:
+ β0 là hệ số tự do.
+ β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7, β8 là các hệ số hồi quy của các nhóm nhân tố.
+ F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7, F8 là các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các CTXD NN & NDCL được xác định bằng cách
4.5.2. ô ì ứ ệ ỉ
Hình 4.9: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh sau khi phân tích EFA
4.5.3. Kỳ vọ dấ ủa mô ì ứ
Sau khi hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu thì các giả thuyết ban đầu không còn hoàn toàn phù hợp nên phải tiến hành hoàn chỉnh lại các giả thuyết theo mô hình nghiên cứu đã được hiệu chỉnh và cũng do có một số sự thay đổi các biến quan sát độc lập trong các nhóm nhân tố nên việc xây dựng lại các giả thuyết là điều cần thiết. Các giả thuyết mới như sau:
- Giả thuyết H1: F1 - Nhóm nhân tố về chính sách (kỳ vọng dấu -): Chính sách càng ít thay đổi thì tiến độ DA càng nhanh, nghĩa là % trễ tiến độ giảm.
- Giả thuyết H2: F2 - Nhóm nhân tố về phân cấp quản lý trong đầu tư xây dựng (kỳ vọng dấu -): Phân cấp quản lý trong đầu tư xây dựng càng rõ ràng thì tiến độ DA càng nhanh, nghĩa là % trễ tiến độ giảm.
F1 - Nhóm nhân tố về chính sách (H1)
F2 - Nhóm nhân tố về phân cấp quản lý trong đầu tư xây dựng (H2)
F3 - Nhóm nhân tố về năng lực của các bên tham gia (H3)
F4 - Nhóm nhân tố về nguồn vốn thực hiện dự án (H4)
F5 - Nhóm nhân tố về hệ thống thông tin quản lý (H5)
F6 - Nhóm nhân tố về năng lực của nhà thầu chính (H6)
F7 - Nhóm nhân tố về năng lực của chủ đầu tư (H7)
F8 - Nhóm nhân tố về môi trường bên ngoài (H8)
Tiến độ dự án (% chênh lệch giữa tiến độ theo thực tế và tiến độ theo
- Giả thuyết H3: F3 - Nhóm nhân tố về năng lực của các bên tham gia (kỳ vọng dấu -): Năng lực của các bên tham gia càng cao thì tiến độ DA càng nhanh, nghĩa là % trễ tiến độ giảm.
- Giả thuyết H4: F4 - Nhóm nhân tố về nguồn vốn thực hiện DA (kỳ vọng dấu -): Nguồn vốn thực hiện DA càng đầy đủ, kịp thời thì tiến độ DA càng nhanh, nghĩa là % trễ tiến độ giảm.
- Giả thuyết H5: F5 - Nhóm nhân tố về hệ thống thông tin quản lý (kỳ vọng dấu +): Hệ thống thông tin quản lý càng ít phổ biến thì tiến độ DA càng chậm, nghĩa là % trễ tiến độ tăng.
- Giả thuyết H6: F6 - Nhóm nhân tố về năng lực của nhà thầu chính (kỳ vọng dấu -): Năng lực của nhà thầu chính càng cao thì tiến độ DA càng nhanh, nghĩa là % trễ tiến độ giảm.
- Giả thuyết H7: F7 - Nhóm nhân tố về năng lực của CĐT (kỳ vọng dấu -): Năng lực của CĐT càng cao thì tiến độ DA càng nhanh, nghĩa là % trễ tiến độ giảm. - Giả thuyết H8: F8 - Nhóm nhân tố về môi trường bên ngoài (kỳ vọng dấu +): Môi trường bên ngoài càng thay đổi nhiều thì tiến độ DA càng chậm, nghĩa là % trễ tiến độ tăng.