trình xây dựng trên thế giới và ở Việt Nam
1.13.1. Tổ q a ứ về ô á q ả lý ế độ ô r ế ớ
Theo nghiên cứu của Abraham (2002), các nhân tố quyết định chính của sự thành công của DA là thực hiện ngân sách, thực hiện đúng tiến độ và hiệu suất chất lượng, điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hwang và Lim (2013) các tiêu chí cơ bản để xác định DA xây dựng thành công chủ yếu tập trung vào các biến định lượng như chi phí, thời gian và chất lượng.
Những phát hiện của các nghiên cứu này chỉ ra rằng, đặc điểm của DA, thỏa thuận hợp đồng, thành viên tham gia DA và quá trình tương tác ảnh hưởng đến 3 nhân tố chính quyết định của các DA thành công.
Hình 1.2: Mô hình thành công của dự án (Nguồn: Abraham, 2002)
Nghiên cứu của Belassi và Tukel (1996) đã tổng hợp về các nhân tố tác động đến sự thành công của DA từ các nghiên cứu trước. Belassi và Tukel (1996) đã nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công DA vào 04 phạm vi: DA, BQLDA và thành viên tham gia, tổ chức và môi trường bên ngoài, đồng thời giải thích các mối quan hệ qua lại giữa các nhóm nhân tố. Các nhân tố ảnh hưởng đến thành công của DA cũng có thể thay đổi tùy theo từng giai đoạn của vòng đời DA theo Pinto và Prescott (1988). Nghiên cứu của Westerveld (2002) đã phát triển mô hình DA thành công (Project Excellence Model) trên cơ sở mô hình của Quỹ quản lý chất lượng châu Âu EFQM (The European Foundation of Quality Manement Model) để chứng minh mối quan hệ mật thiết giữa chúng.
Những nhân tố chính ảnh hưởng đến tiến độ - sự thành công của DA được Albert P. C. Chan và cộng sự (2004) tổng kết bao gồm: Hoạt động QLDA; Thủ tục DA; Môi trường bên ngoài; Các nhân tố có liên quan đến DA; Các nhân tố có liên quan đến con người.
Để đảm bảo tiến độ sự thành công của DA thì công tác QLDA là một khía cạnh rất quan trọng, những nhân tố thành công của khía cạnh này được Divakar và cộng sự (2009) nghiên cứu. Theo tác giả thì nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đối với tiến độ - sự thành công của QLDA là dòng tiền trong DA, tiếp theo sau là những
Dự án thành công Thực hiện Ngân sách Thực hiện tiến độ Hiệu suất Chất lượng Đặc điểm dự án Thỏa thuận hợp đồng Các bên tham gia dự án Quá trình thực hiện
nhân tố: sự chuẩn bị hóa đơn chất lượng và kịp thời trả cho nhà thầu; Đình chỉ DA do chờ quyết định sửa đổi hoặc gia tăng chi phí DA; Sự tham thầu/nhà thầu; Tranh cãi giữa các bên DA và do đó đình chỉ công việc; Sự tham gia và cam kết của các nhà QLDA, kỹ sư DA, hỗ trợ kỹ thuật, người lao động; Phối hợp giữa các bên có liên quan trong DA (nhà cung cấp vật liệu, thiết bị...).
Thiếu quản lý và giám sát công trường, sự hỗ trợ của QLDA ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề đảm bảo tiến độ và chi phí của DA xây dựng (Long Le - Hoai và cộng sự, 2008).
Bản chất của DA, hiệu quả của hoạt động QLDA, áp dụng phương pháp quản lý cải tiến thích hợp là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đối với chỉ số PSI của các DA thiết kế - thi công (Lam, E.W.M và cộng sự, 2008).
Thành công của các bên có liên quan đến QLDA góp phần tạo sự thành công của DA. Thành công của các bên có liên quan này chịu ảnh hưởng nhiều bởi nhân tố trách nhiệm xã hội, đảm bảo hiệu quả thông tin, nhu cầu của các bên và hạn chế của DA, quyền lợi của các bên được rõ ràng (Yang, J. và cộng sự, 2009).
Đối với DA xây dựng công, theo SZS. Tabish và cộng sự (2011), xét về tổng thể những DA xây dựng công bị ảnh hưởng lớn bởi các nhóm nhân tố: Nhận thức và tuân thủ với quy tắc và quy định; Hiệu quả hợp tác giữa các bên tham gia; Hoạch định và xác định rõ ràng phạm vi tiền DA. Nếu đứng ở khía cạnh tuân thủ các quy tắc về phòng chống tham nhũng thì thành công của DA xây dựng công bị ảnh hưởng mạnh bởi nhóm nhân tố Hoạch định và xác định rõ ràng phạm vi tiền DA.
Ở khía cạnh tuân thủ quy tắc tài chính thì thành công của DA xây dựng công bị ảnh hưởng mạnh bởi nhóm nhân tố Nhận thức và tuân thủ với quy tắc và quy định. Nhóm nhân tố Nhận thức và tuân thủ với quy tắc và quy định có nghĩa là bạn phải tuân thủ với quy tắc phòng chống tham nhũng trong quá trình ra quyết định, phải nhận thức và tuân thủ quy tắc kiểm toán/tài chính và không có vấn đề về an toàn lao động trong xây dựng.
Nhà QLDA ra quyết định đánh giá kịp thời đối với nhân viên và DA, thông tin kịp thời cho các bên tham gia, hợp tác toàn diện giữa các bên tham gia, sự ủng hộ của quản lý cấp cao, mâu thuẫn được giải quyết nhanh chóng, mức độ trung thực cao trong chia sẽ thông tin giữa các bên, thường xuyên giám sát và phản hồi bởi quản lý cấp cao, nguồn lực có sẵn xuyên suốt DA.
Nhóm nhân tố hoạch định và xác định rõ ràng phạm vi tiền DA bao gồm những nhân tố: hiểu rõ phạm vi phần công việc của CĐT và nhà thầu, thực hiện điều tra toàn diện công trường tiền đấu thầu, không có sự thay đổi lớn trong phạm vi công việc khi thi công, không có can thiệp một cách quan liêu, phạm vi công việc được phân chia rõ ràng.
“Measuring the impact of rework on construction cost performance” của tác giả Hwang Bon-Gang (2009) [11] sử dụng số liệu thu thập được từ 359 DA xây dựng. Chi phí trực tiếp cho việc làm lại khoảng 5 % của tổng chi phí xây dựng. Tác giả cũng nhận diện các nguyên nhân của việc làm lại. Trong đó, đối với các DA được báo cáo bởi nhà thầu thì các nguyên nhân về thay đổi do CĐT, lỗi thiết kế và các lỗi khác được xem là dễ xảy ra và tác động mạnh đến chi phí.
“Causes of delay in large construction project” của tác giả Assay and Al-Hejji (2005) [9] khảo sát 23 nhà thầu, 19 tư vấn, 15 CĐT, đưa ra 73 nguyên nhân dẫn đến việc trì hoãn trong thi công, sự vượt thời gian của các DA thường từ 10 % - 30 % và nguyên nhân thường xảy ra nhất là thay đổi thiết kế.
“Determining the causal structure of rework influences in construction” của tác giả Love P.E.D (1999) [14], một vấn đề phức tạp và rắc rối mà các tổ chức trong ngành xây dựng hay gặp phải là vấn đề về chất lượng. Các sản phẩm hay dịch vụ không đạt chuẩn luôn bắt nguồn từ việc làm lại (rework). Việc làm lại là nguyên nhân bởi các lỗi trong suốt quá trình thiết kế. Thiếu chú ý đến chất lượng, đặc biệt trong qua trình thiết kế là nguyên nhân chính cho việc làm lại và chi phí ước tính tăng lên khoảng 12,4 % tổng chi phí DA.
“Taxonomy for change causes and effects in construction projects” của các tác giả Sun Ming and Meng Xianhai (2009) [18] phân loại các nguyên nhân và tác động thay đổi đến DA xây dựng, trường hợp áp dụng đã cho thấy phần lớn sự thay đổi là
phải thiết kế lại. Vượt thời gian và chi phí luôn luôn là hậu quả của việc thiếu quản lý các sự thay đổi, hầu hết các sự thay đổi xảy ra từ các vấn đề trong kế hoạch và thiết kế (Hsieh và ccs, 2004).
“Statistical analysis of causes for design change in highway construction on Taiwan” của tác giả Wu Chao-hui, Hsieh Ting-ya and Cheng Wen-lon (2005)[20] phân tích thống kê các nguyên nhân của sự thay đổi thiết kế trong DA đường cao tốc ở Đài Loan. Thay đổi thiết kế tồn tại trong các DA xây dựng là thường dẫn đến vượt chi phí và chậm trễ tiến độ của DA. Quản lý sự thay đổi là mẫu chốt trong QLDA.
1.13.2. Tổ q a ứ về ô á q ả lý ế độ ô ở V ệ Nam
Vấn đề về tiến độ các CTXD được sự quan tâm của toàn xã hội các chuyên gia về tài chính và giao thông, các đơn vị tham gia trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cũng như đại đa số công dân có liên quan đến vấn đề này có một số các CTXD nghiên cứu và hội thảo như sau:
Các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến thời gian xây dựng DA nói chung và các CTXD giao thông nói riêng đã được các nghiên cứu trước chỉ ra theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Về trình tự về thời gian của DA, có giai đoạn trước đấu thầu, sau đấu thầu (Divaka và Subramanian, 2009). Về từng bộ phân chức năng tham gia vào DA bao gồm các nhân tố rủi ro có liên quan đến kỹ thuật, thu mua, công trường xây dựng, QLDA (Mulholland và Christian, 2009). Về bản chất các nhân tố tác động bao gồm, các nhân tố phân biệt giữa bên ngoài và bên trong DA, rủi ro bên ngoài không thể dự báo, rủi ro bên trong có thể dự báo nhưng không chắc chắn, rủi ro mang tính kỹ thuật, rủi ro mang tính phi kỹ thuật bên trong, rủi ro mang tính pháp lý (Barrie và Paulson, 1992; trích bởi Trịnh Thùy Anh và Nguyễn Thị Thanh Thảo, 2011).
Trịnh Thùy Anh và Nguyễn Thị Thanh Thảo (2011) đã khảo sát và phân tích 156 DA xây dựng các CTXD giao thông tại khu vực TP.HCM và các vùng lân cận đã xác định có 4 nhân tố chính tác động đến tiến độ của DA là: chính sách pháp luật, nhân tố kinh tế - xã hội, kỹ thuật bên trong DA và phi kỹ thuật bên trong DA.
Nguyễn Quý Nguyên và Cao Hào Thi (2010) phân tích 150 DA xây dựng dân dụng khu vực phía Nam đã đưa ra kết luận có 4 nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến thành công DA là sự hỗ trợ từ tổ chức kết hợp năng lực điều hành của nhà QLDA, năng lực các thành viên tham gia, môi trường bên ngoài, năng lực nhà QLDA và nhân tố gián tiếp là đặc điểm CĐT và ngân sách DA.
Trần Văn Hoàn (2012) trong luận văn Thạc sĩ bảo vệ tài trường Đại học Kinh tế quốc dân với chủ đề “Quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng tại công ty Cổ phần xây dựng số 01 Hà Nội” đã hệ thống hóa, phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề trong quản lý chất lượng thi công các CTXD. Đặc biệt luận văn đã nêu ra được giải pháp về hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng như xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, coi trọng công tác kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng, và nguyên tắc làm đúng ngày từ đầu.
Nguyễn Tiến Hưởng (2013) trong luận văn thạc sĩ với đề tài “ Quản lý tiến độ thi công các CTXD xây dựng sử dụng vốn ngân sách huyện Sinh Hồ - tỉnh Lai Châu” đã bảo vệ tại trường Đại học kinh tế quốc dân đã nêu ra được vấn đề quản lý tiến độ thi công đối với cấp chính quyền huyện và cac giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tiến độ nhưng bộ máy chính quyền, công tác lập tiến độ, công tác triển khai tiến độ và hoàn chỉnh khâu điều chỉnh và bổ sung giải pháp đảm bảo tiến độ.
Huỳnh Thị Hồng Vân (2010) với đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thực hiện DA Thủy điện sông bung 4” luận văn thạc sĩ bảo vệ tại trường Đại học Đà Nẵng đã phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến nhân tố ảnh hưởng đến DA thủy điện như công tác phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán, công tác đầu thầu lựa chọn nhà thầu, cơ quan chủ quản đơn vị cung cấp vốn, các đơn vị tư vấn và các nhà thầu.
Tạ Văn Khoái (2009) trong luận án bảo vệ tại trường Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh với đề tài “ Quản lý Nhà nước đối với DA đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước Việt Nam” đã trình bày các nội dung của quản lý Nhà nước đối với các DA đầu tư xây dựng từ ngân sách trung ương theo cac giai đoạn từ chu trình DA bao gồm: Hoạch định, xây dựng khung pháp luật, ban
hành và thực hiện cơ chế, tổ chức bộ máy và kiểm tra kiểm soát.
“Nghiên cứu nguyên nhân làm chậm tiến độ các DA xây dựng và đề suất mô hình thực hiện tiến độ hợp lý” của tác giả Võ Toàn Thắng (2003) [7] viết trong các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ thi công ở các nước đang phát triển thì nguyên nhân thứ đứng thứ 2 là: Nguyên nhân do thông tin thiếu chính xác, những thay đổi thường xuyên trong quá trình chỉ dẫn và thiếu tuân thủ các quy định ràng buộc của một bộ phận CĐT và đơn vị thiết kế.
Các đề tài nghiên cứu trên đây thường tập trung phân tích các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tiến độ và đưa ra các giải pháp khắc phục chung mà không nghiên cứu về các CTXD NN & NDCL. Vì vậy tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các công trình xây dựng Nhà nước và nhân dân cùng làm trên địa bàn thành phố Tân An, tỉnh Long An” để phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nguyên nhân ảnh hưởng tiến độ trong quá trình thi công xây dựng các CTXD dân dụng trên địa bàn thành phố Tân An và đề xuất một số biện pháp khắc phục các nguyên nhân đó cho các DA xây dựng các CTXD dân dụng trên địa bàn thành phố Tân An.