Trách nhiệm cụ thể về công tác quản lý tiến độ thi công các công trình xây dựng Nhà nước và nhân dân cùng làm trên địa bàn thành phố Tân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các công trình xây dựng nhà nước và nhân dân cùng làm trên địa bàn thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 59 - 61)

trình xây dựng Nhà nước và nhân dân cùng làm trên địa bàn thành phố Tân An

UBND thành phố Tân An hướng dẫn UBND cấp xã, các ban, ngành, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tiến độ các CTXD NN & NDCL. Giao cho các ban, ngành theo chuyên ngành quản lý kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý tiến độ các CTXD đối với các CTXD có sử dụng vốn NN & NDCL do UBND thành phố Tân An quyết định đầu tư, hoặc được UBND thành phố Tân An ủy quyền cho UBND cấp xã quyết định đầu tư, các CTXD do UBND thành phố Tân An cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn. Đồng thời, phải báo cáo theo định kỳ để chỉ đạo kịp thời các khó khăn, vướng mắc.

Trong đó, UBND thành phố Tân An giao nhiệm vụ cụ thể, trực tiếp cho BQLDA đầu tư xây dựng thành phố Tân An làm CĐT và chịu toàn bộ trách nhiệm theo quy định. Do đó, trách nhiệm cụ thể về công tác quản lý tiến độ thi công các CTXD NN & NDCL trên địa bàn thành phố Tân An đã được Ban Giám đốc phân công rõ ràng, ra quyết định phân công cho từng cán bộ, viên chức phụ trách để tránh tình trạng đổ lỗi qua lại khi có sự cố xảy ra.

Đồng thời, công tác quản lý tiến độ thi công các CTXD NN & NDCL trên địa bàn thành phố Tân An được lãnh đạo UBND thành phố Tân An quan tâm và là trọng tâm trong các cuộc họp giao ban hoặc các cuộc họp đột xuất khi cần thiết. Thực hiện giám sát tiến độ thông qua gửi báo cáo tuần, tháng, quý, năm cho các bên

có liên quan và tiến hành đi kiểm tra tiến độ nhằm nắm lại tình hình thực tế để chỉ đạo thực hiện, phấn đấu các CTXD hoàn thành đúng tiến độ đã đề ra.

Nói chung trong thời gian qua, công tác quản lý tiến độ thi công các CTXD NN & NDCL trên địa bàn thành phố Tân An có các đặc điểm như sau:

- Đội ngũ cán bộ và công nhân của nhà thầu tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng và tiến độ thi công còn chưa đáp ứng, thiếu cán bộ giỏi có kinh nghiệm quản lý, đặc biệt thiếu các đốc công và thợ giỏi. Nhiều nhà thầu sử dụng công nhân không qua đào tạo, công nhân tự do, công nhân thời vụ, việc tổ chức hướng dẫn, huấn luyện công nhân tại chỗ lại rất sơ sài. Việc tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ và công nhân còn rất nhiều hạn chế, chỉ làm theo cảm tính chứ không theo bảng tiến độ đã đề ra.

- Nhiều nhà thầu không thực hiện nghiêm những quy định hiện hành là phải có hệ thống quản lý chất lượng và có đội ngũ chuyên theo dõi về tiến độ theo yêu cầu, tính chất quy mô các CTXD, trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, đồng thời mọi công việc phải được nghiệm thu nội bộ trước khi mời giám sát nghiệm thu ký biên bản. Trong thực tế, nhiều nhà thầu không thực hiện các quy định trên, không bố trí đủ cán bộ giám sát nội bộ, thậm chí còn khoán trắng cho các đội thi công và phó mặc cho giám sát của CĐT.

- Vẫn còn một số nhà thầu không làm hết trách nhiệm của mình theo đúng hợp đồng trong hoạt động xây dựng, không đúng các quy định về quản lý chất lượng các CTXD NN & NDCL.

- Chưa kiểm tra sự phù hợp về năng lực của nhà thầu so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu.

- Hiện tượng buông lỏng và bất hợp lý trong quản lý và giám sát tiến độ. Hầu hết các nhà thầu chính đều buông lỏng công tác quản lý và giám sát tiến độ, việc này nhà thầu chính hầu như phó thác hết cho nhà thầu phụ, thế nhưng nhà thầu chính lại là người báo cáo và lập các bảng tiến độ để báo cáo cho CĐT. Việc này không có gì đáng nói nếu nhà thầu chính căn cứ vào năng lực thực sự của nhà thầu

phụ để lập tiến độ, sau đó cử kỹ sư giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, hệ thống quản lý và giám sát tiến độ của nhà thầu phụ quá mỏng và yếu, dẫn đến mất kiểm soát về tiến độ ở ngay trong lòng của nhà thầu phụ. Một bất hợp lý nữa xảy ra chính là CĐT và TVGS đã thất bại trong việc quản lý và giám sát tiến độ của nhà thầu phụ. Phía TVGS đã coi thường việc quản lý và giám sát tiến độ của nhà thầu phụ, coi nhà thầu phụ không phải là đối tượng cần giám sát và tin tưởng tuyệt đối vào công tác quản lý và giám sát tiến độ cũng như các báo cáo tiến độ của nhà thầu chính. Điều này là nguyên nhân chính gây ra thất bại của TVGS trong công tác quản lý và giám sát tiến độ tại các DA. Xét đến cùng, thất bại của TVGS chính là thất bại của CĐT mà nguyên nhân chính lại là sự không chuyên nghiệp và minh bạch trong cơ chế phối hợp thực hiện của chính CĐT và TVGS.

Nhìn chung trong thời gian qua, từ khi thành lập đến nay BQLDA đầu tư xây dựng thành phố Tân An hoạt động đúng luật và các quy định về quản lý đầu tư xây dựng. Trong đó, công tác quản lý tiến độ thi công các CTXD NN & NDCL trên địa bàn thành phố Tân An từng bước đi vào nề nếp. BQLDA đầu tư xây dựng thành phố Tân An có đội ngũ cán bộ kỹ thuật đúng chuyên ngành, có năng lực và kinh nghiệm nên đã giúp CĐT triển khai thực hiện và hoàn thành các CTXD, đảm bảo tiến độ và chất lượng khi đưa vào khai thác sử dụng, góp phần phát triển cơ sở vật chất của thành phố Tân An và của tỉnh Long An. Tuy nhiên, vẫn còn một số CTXD không đáp ứng được với nhiều lý do, chủ yếu do các cán bộ phụ trách còn trẻ, thiếu kinh nghiệm quản lý, thực tế xử lý công việc không chuyên nghiệp, thụ động không linh hoạt dẫn đến tồn tại trên do chủ quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các công trình xây dựng nhà nước và nhân dân cùng làm trên địa bàn thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 59 - 61)