9. KẾT CẤU CỦA LUẬN
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Ch
nhánh tỉnh Long An
Cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộđể làm cơ sở cho chi nhánh thực hiện tốt việc phân loại nợ góp phần quản lý tốt rủi ro. Xây dựng chiến lược tăng trưởng tín dụng phân theo đối tượng khách hàng, khu vực ngành, và phát triển các chính sách khách hàng dựa vào việc đánh giá, phân loại khách hàng.
Trong thời điểm hiện nay, khi mà chính phủ và NHNN thường xuyên đưa ra các quyết định, nghị quyết nhằm ngày càng hoàn thiện hoạt động của Ngân hàng thì Agribank cần chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ trương, chính sách đó để
Agribank Bến Lức thực hiện hiệu quả các hoạt động của Ngân hàng.
Hội sở chính nên chủđộng xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng một cách đồng bộ, kịp thời để chi nhánh có thể áp dụng một cách tốt nhất.
Tạo môi trường thể chế nội bộ minh bạch và lành mạnh, hiệu quả. Xây dựng mối liên kết hỗ trợ giữa các chi nhánh, phòng ban, thường xuyên có sự trao đổi thông tin giữa các chi nhánh.
Kiến nghị Agribank cần mở thêm các lớp đào tạo, chia sẻ kiến thức để các cán bộ tín dụng có chuyên môn nghiệp vụ hoàn thiện hơn.
Agribank Bến Lức cần thực hiện tốt các chính sách của Agribank. Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng. Mở rộng, đa dạng nguồn huy động, đa dạng nguồn thu và đa dạng khách hàng.
- Có chiến lược khách hàng cụ thể để chỉ đạo các chi nhánh đến tiếp thị khai thác khách hàng.
- Hoàn thiện biểu mẫu cho các sản phẩm đã chuẩn hóa, có như vậy mới tạo điều kiện cho việc thực hiện quy trình cho vay được chuẩn hóa, tác nghiệp giữa các bộ
phận và khách hàng, đồng thời giúp cho cán bộ cho vay giải quyết khoản vay nhanh hơn.
- Hiện đại hóa công nghệ ngan hàng: Cô ̂ng nghệ ngân hàng là một trong những ch́a khoá để nâng cao chất luợng phục vụ khách hàng, từ đó góp phần nâng cao chất luợng tín dụng. Agribank Bến Lức cần nâng cấp tốc độđuờng truyền của hệ thống, bổ
sung thêm một số công cụ khai thác thong tin ̂ để giúp cho quản lư chi nhánh đuợc tốt hon.
- Để theo kịp xu thế phát triển của NHTM hiện đại Agribank Bến Lức đề ra nhiệm vụ phát triển sản phẩm dịch vụ đó là đa dạng hóa và nâng cao chất luợng sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, đáp ứng ngày càng đa dạng của khách hàng. Tiếp tục giữ vị trí là ngan hàng hàng ̂ đầu về cung cấp dịch vụ ngân hàng khu vực phục vụ lĩnh vực xuất nhập khẩu và thanh toỏn quốc tế. Với mục đích phục vụ khách hàng càng càng tốt hon, Vietcombank xây dựng và triển khai Đề án phát triển dịch vụ ngan hàng tî ện ích nhằm giảm thiểu một cách tối đa thủ tục tiếp cận và sử dụng dịch vụ, làm tăng sự hài lng c̣ ủa khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ
của Agribank Bến Lức.
khai nhu: Thực hiện khảo sát, đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ và nền tảng công nghệ thông tin, đặc thù văn hóa, tập quán thị truờng vùng miền, xây dựng phuong án, kênh phân phối, giải pháp phát triển những dịch vụ
thế mạnh; Hoàn thiện, phát triển sản phẩm mới bám sát nhu cầu khách hàng, mở rộng dịch vụ tại địa bàn nông thôn; Xây dựng và triển khai co chế chăm sóc khách hàng, chính sách khuyến khích sử dụng sản phẩm dịch vụ của Agribank Bến Lức...
- Đa dạng hoá sản phẩm tín dụng của ngân hàng: Trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế, bắt kịp cách mạng công nghiệp 4.0, nông nghiệp Việt Nam đứng truớc yêu cầu tất yếu là chuyển dịch sang nền nông nghiệp hữu co bền vững và ứng dụng công nghệ thông minh. Agribank Bến Lức nhận thức rơ khó khăn, thách thức của nông nghiệp Việt Nam trong quá tŕnh chuyển dịch mang tính thời đại này. Agribank Bến Lức cần tiếp tục thực hiện nhất quán chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nuớc về thúc
đẩy tăng truởng tín dụng xanh, huớng tới mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững để phù hợp với bối cảnh hiện nay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ thực trạng quản lý RRTD tại chi nhánh Agribank Bến Lức đã nêu trong chương 2, trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế của huyện Bến Lức, định hướng của Agribank từ nay đến năm 2020 theo đề án cơ cấu lại; định hướng quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Bến Lức, luận văn đã đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Bến Lức. Đồng thời luận văn đã đưa ra
được những kiến nghị với NHNN và hệ thống Agribank nhằm tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, môi trường hoạt động kinh doanh của các NHTM, hoàn thiện các quy trình quản trị nghiệp vụ tín dụng, kế toán, kiểm tra kiểm toán theo thống kê quốc tế
trên cơ sở phù hợp với môi trường kinh tế xã hội tại Việt Nam. Từđó giúp cho việc nâng cao chất lượng, hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động của hệ thống Agribank nói chung và của Agribank Bến Lức nói riêng.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới như hiện nay, hệ thống luật pháp đang tiếp tục được chỉnh sửa và hoàn thiện, để phát huy được vai trò tín dụng ngân hàng cho phát triển kinh tế bền vững thì vấn đề quản trị rủi ro tín dụng trở nên hết sức cần thiết.
Mặc dù Agribank nói chung và chi nhánh Agribank Bến Lức ra đời và hoạt
động trên 20 năm qua nhưng những lý luận và mô hình hoạt động thực tiễn về quản trị
RRTD còn nhiều mới mẻ. Vì vậy việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao năng lực công tác quản trị RRTD là đề tài vừa có tính cấp thiết vừa có tính lâu dài.
Tại nội dung nghiên cứu luận văn đã đề cập những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng, các tiêu chí đánh giá quản trị RRTD đã được luận văn phân tích làm rõ. Từ những chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng, kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại các nước đã thành công trong việc quản trị rủi ro tín dụng luận văn
đã rút ra bài học kinh nghiệm đối với các NHTM tại Việt Nam trong đó có Agribank và Agribank Bến Lức.
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản trị RRTD tại Agribank Bến Lức thời gian qua, luận văn đã nêu lên những mặt đã làm được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của nó, từđó kết hợp giữa lý luận và thực tiễn đề xuất một số giải pháp, những kiến nghị nhằm tạo điều kiện cho những giải pháp phát huy hiệu quả tích cực khi áp dụng góp phần nâng cao năng lực công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Bến Lức.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do hạn chế về trình độ năng lực, về kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng, cho nên luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm đến nội dung nghiên cứu của luận văn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Đăng Dờn (2014). Giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[2]. Nguyễn Đăng Dờn (2016). Giáo trình “Quản trị kinh doanh ngân hàng II”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[3]. Trần Huy Hoàng (2011). Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
[4]. Đoàn Thị Hồng (2017), tài liệu bài giảng “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.
[5]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Bến Lức và chi nhánh tỉnh Long An. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2017, 2018, 2019.
[6]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Quyết định số
72/QĐ-HĐQT-TD: Về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
[7]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quyết định số: 226/QĐ-HĐTV_TD, ngày 09 tháng 03 năm 2017 quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. [8]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quyết định số:
35/QĐ-HĐTV_HSX, ngày 15 tháng 01 năm 2014 về ban hành Quy định giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
[9]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quyết định số: 66/QĐ-HĐTV_KHDN, ngày 22 tháng 01 năm 2014 về ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
[10]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quyết định số: 838/QĐ-NHNo_KHL, ngày 25 tháng 05 năm 2017 quy trình cho vay đối với khách hàng pháp nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
[11]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quyết định số: 839/QĐ-NHNo_HSX, ngày 25 tháng 05 năm 2017 quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
[12]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013: Quy định về phân loại tài sản nợ, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
[13]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016: Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
[14]. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Quyết định số: 1627/QĐ-NHNN, ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
[15]. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Thông tư 09/2017/TT-NHNN ngày 14 tháng 08 năm 2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 19/2013TT- NHNN ngày 06 tháng 09 năm 2013 của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
[16]. Quốc hội (2010), “Luật các tổ chức tín dụng”, số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.
[17]. Nguyễn Minh Tiến (2012). Giáo trình “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”. Nhà xuất bản Thống Kê.
[18]. “Phòng ngừa rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh” của PGS.TS Ngô Hướng, 2014.
[19]. Luận văn thạc sĩ "Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam” của Lưu Thị Việt Hoa, Trường Đại học Ngoại Thương Hà nội (2014).
[20]. Luận văn thạc sĩ “Hạn chế tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Tiền Giang” của tác giảĐồng Thị Dương – 2014, Trường đại học Cần Thơ.
[21]. Luận văn thạc sĩ “Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – chi nhánh Tiền Giang”” của tác giảĐỗ
Thị Thùy Trang – 2015, Trường đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh.
[22]. Luận văn thạc sĩ “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hang TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu” của tác giả Nguyễn Thúy Anh thực hiện năm 2012.
[23]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Nam (2016) Luận văn thạc sĩ kinh tế bảo vệ tại trường Đại học Tài Chính – Marketing với đề tài“Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Hậu Giang, tỉnh Hậu Giang”
[24]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Truyền (2016), Luận văn thạc sĩ kinh tế bảo vệ tại trường Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh với đề tài“Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Long An”