9. KẾT CẤU CỦA LUẬN
2.2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng
2.2.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng
Cán bộ quan hệ khách hàng phải nhận diện và hiểu về rủi ro tín dụng trước khi
đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng. Mọi hình thức cấp tín dụng chỉđược phép thực hiện nếu phù hợp với các thị trường mục tiêu và tiêu chí cấp tín dụng đã được Agribank Bến Lức quy định trong từng thời kỳ. Phải bám sát các chủ trương và chỉ đạo của Agribank Bến Lức trong việc chuyển dịch dần cơ cấu, danh mục cho vay.
Để việc nhận diện rủi ro tín dụng đạt hiệu quả, Agribank Bến Lức cũng đã triển khai quy trình thẩm định khách hàng theođúng quy định của hệ thống Agribank.
Quy trình tín dụng được bắt đầu khi cán bộ tín dụng tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận hồ sơ và kết thúc khi kế toán tất toán thanh lý hợp đồng vay, có thể mô tả quy trình tín dụng của Agribank Bến Lức qua sơđồ sau:
Khách hàng lập hồ sơ xin vay → cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ, tiến hành nghiên cứu, đánh giá, xem xét các điều kiện vay vốn, hoàn tất hồ sơ và chuyển sang lãnh đạo phòng → Lãnh đạo phòng Kế hoạch kinh doanh xem xét lại và hoàn chỉnh hồ
sơ thẩm định để trình lên Ban giám đốc (Giám đốc hoặc Phó giám đốc phụ trách kinh doanh) → Hồ sơ vay đã được hoàn tất Ban giám đốc duyệt cho vay cấp vốn.
Phát hiện RRTD là tiền đề quan trọng trong quy trình quản trị RRTD vì khi đã phát hiện được rủi ro hoặc nguy cơ rủi ro sẽ giúp các nhà quản trịđề ra được các biện pháp thích hợp để xử lý và giảm thiểu chúng. Hiện tại, Agribank Bến Lức áp dụng cơ
chế phát hiện RRTD thông qua: (i) việc phân loại và sàng lọc khách hàng vay vốn; (ii) qua việc phân tích, thẩm định đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng.
Phát hiện RRTD qua công tác sàng lọc khách hàng: Được thực hiện theo nội
dung của văn bản 1406/NHNo-TD về tiêu chí phân loại khách hàng trong toàn bộ hệ
thống Agribank. Qua việc đánh gía bằng thang điểm thống nhất dựa trên các thông tin tài chính và phi tài chính mà Ngân hàng thu thập được sẽ hỗ trợ Ngân hàng trong việc chọn lọc, phát triển khách hàng, ra quyết định tín dụng, xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, phí dịch vụ và các biện pháp đảm bảo tiền vay. Nhóm khách hàng của Agribank Bến Lức được chia thành 3 loại:
- Nhóm Khách hàng loại A; - Nhóm khách hàng loại B;
- Nhóm khách hàng loại C. Cụ thể :
+ Khách hàng là Doanh nghiệp, sử dụng các chỉ tiêu phân loại: Giám đốc Phó giám đốc phụ trách tín dụng Khách hàng Cán bộ tín dụng Phó trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh
(1) Chỉ tiêu lợi nhuận; (2) Chỉ tiêu tỷ suất tài trợ; (3) Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn; (4) Tỷ lệ nợ xấu tại các Agribank; (5) Chấp hành các quyđịnh của pháp luật. + Đối với nhóm khách hàng là hộ sản xuất, chủ trang trại, sử dụng tiêu chí: (1) Chất lượng tín dụng thông qua tỷ lệ nợ xấu tại Agribank; (2) Chấp hành qui định của pháp luật.
Trên cơ sở kết quả phân loại hàng năm, đối với những khách hàng đạt loại A sẽ được những ưu đãi như việc mở rộng tín dụng không áp dụng tài sản bảo đảm hoặc phí dịch vụ ưu đãi đối với khách hàng loại B, điều kiện tín dụng chặt chẽ hơn trong đó ít nhất 50% khối lượng tín dụng phải có tài sản bảo đảm.
Đối với khách hàng loại C, phải giảm thấp dư nợ và áp dụng các biện pháp siết chặt quản lý tín dụng.
Công tác thông tin và phân loại khách hàng trên đã chứng minh được hiệu quả
trong việc đánh giá khách hàng nhằm phòng ngừa và phát hiện rủi ro.
Phát hiện rủi ro qua phân tích thẩm định của CBTD: Với quy mô rộng trên địa
bàn huyện Bến Lức gồm 01 Phòng Giao dịch trực thuộc và trung tâm nên việc phát hiện rủi ro tín dụng chủ yếu thông qua việc phân tích, đánh giá khách hàng của CBTD. Bình quân mỗi CBTD thường phụ trách 2 xã với khoảng 110 khách hàng vay vốn (gồm cả DN và hộ sản xuất cá nhân), việc thu thập và phân tích thông tin của CBTD với khách hàng là hộ sản xuất và cá nhân chủ yếu qua chính quyền địa phương, bà con phố xóm, bạn hàng làm ăn. Đây là những nguồn thông tin tương đối quan trọng trong việc đánh giá nhận định khách hàng. Khi nhận được thông tin về khách hàng như làm
ăn thua lỗ, rủi ro bất khả kháng như thiên tai dịch bệnh, qua việc kiểm tra phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, sự sút giảm giá trị của tài sản bảo đảm, các CBTD đều thực hiện việc báo cáo lên lãnh đạo Phòng tín dụng và Giám đốc (nếu thấy cần thiết) để đề ra hướng khắc phục xử lý. Cụ thể qua các năm, hàng trăm món vay bị
chuyển nhóm nợ và triển khai các biện pháp siết nợđược nhận định thông qua công tác phân loại và đánh giá khách hàng của các CBTD. Điển hình có dư nợ của Công ty
TNHH May thêu Hồng Huệvay 1,5 tỷ đồng kinh doanh đầu tư hàng may mặc xuất khẩu không phát huy hiệu quả.
Những trường hợp vay vốn lần đầu thì công tác thẩm định có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì khi thẩm định không tốt sẽ dẫn đến nhận định sai lầm về khách hàng và ra quyết định tín dụng không đảm bảo các điều kiện và nguyên tắc tín dụng và hậu quả
tất yếu là rủi ro tín dụng. Thống kê qua 3 năm tại Agribank Bến Lức qua thẩm định ban đầu của CBTD đã thông báo từ chối cho vay nhiều món vay không đáp ứng đủ điều kiện tín dụng.
2.2.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng
Khi Ngân hàng chấp nhận cấp tín dụng cho khách hàng thì trong đó đã ẩn chứa rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, căn cứđể đánh giá mức độ rủi ro thì phải dựa trên cơ sở cụ
thể xem khoản tín dụng đó tình trạng ra sao và có khả năng hoàn trả theo hợp đồng tín dụng và các khế ước nhận nợ hay không? Như vậy, để đo lường rủi ro tín dụng phát sinh ta sử dụng chỉ tiêu nợ xấu, theo quyết định 493/QĐ-NHNN nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3,4,5. Nợ xấu chính là chỉ tiêu quan trọng nhất đế đánh giá chất lượng tín dụng tại bất cứ một TCTD nào.
Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu về nợ xấu của Agribank Bến Lức giai đoạn 2017 - 2019
ĐVT: Tỷđồng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng
Nợ nhóm III 0,1 5,6% 0,6 40% 1,8 72% Nợ nhóm IV 0,3 16,6% 0,1 6,7% 0,0 0,0 Nợ nhóm V 1,4 77,8% 0,8 53,3% 0,7 28% Tổng nơ xấu 1,8 100% 1,5 100% 2,5 100% Tổng dư nợ 427,3 482,6 582,8 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 0,42% 0,31% 0,43% Nguồn: Agribank Bến Lức
Bảng 2.5 cho thấy: Tỷ lệ nợ xấu tại Agribank Bến Lức có xu hướng ngày càng tăng cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Cụ thể, dư nợ xấu năm 2017 là 1,8 tỷđồng chiếm
0,42% tổng dư nợ, năm 2018 giảm xuống là 1,5 tỷđồng chiếm 0,31% tổng dư nợ. Tuy nhiên, năm 2019 tăng lên là 2,5 tỷđồng chiếm 0,43% tổng dư nợ.
Hình 2.5. Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Bến Lức giai đoạn 2017 – 2019
Nguồn: Agribank Bến Lức
Qua bảng trên ta nhận thấy nợ xấu qua các năm 2017 - 2019 tại chi nhánh tập trung chủ yếu nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng cao nhất năm 2017 là 77,8% trong tỷ trọng tổng nợ xấu đến năm 2019 giảm còn 28% trong tỷ trọng tổng nợ xấu. Cũng từ bảng trên ta nhận thấy nợ nhóm 3 đang có xu hướng ra tăng qua từng năm, nếu như năm 2019, tỷ trọng nợ xấu của nhóm khách hàng này là 5,6% thì đến năm 2019 đã chiếm tỷ
trọng 72%. Chứng tỏ mức độ rủi ro tín dụng ở Agribank Bến Lức tiềm ẩn ở các khoản nợ quá hạn từ trên 90 ngày đến 180 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần
đầu là chủ yếu.
Qua biểu đồ 2.5, cho thấy rằng nợ xấu nhóm 3 tại chi nhánh tăng hàng năm cùng với tốc độ tăng trưởng dư nợ. Tuy nhiên để tìm hiểu về nguyên nhân và thấy rõ thực trạng của dư nợ xấu ta đi vào phân tích cơ cấu dư nợ xấu.
Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu về cơ cấu dư nợ xấu của Agribank Bến Lức qua giai đoạn 2017 - 2019
ĐVT: Tỷđồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
1. Nợ xấu theo loại cho vay 1,8 100 1,5 100 2,5 100
Dư nợ xấu cho vay ngắn hạn 1,8 100 1,5 100 2,4 96
Dư nợ xấu cho vay trung và dài hạn 0 0 0 0 0,1 4
2. Nợ xấu theo loại hình khách hàng 1,8 100 1,5 100 2,5 100
Dư nợ xấu cho vay Doanh nghiệp 0 0 0 0 1,2 48
Dư nợ xấu cho vay cá nhân 1,8 100 1,5 100 1,3 52
3. Nợ xấu theo TSĐB 1,8 100 1,5 100 2,5 100
Không có TSĐB 0 0 0 0 0 0
Có TSĐB 1,8 100 1,5 100 2,5 100
4. Nợ xấu theo khả năng thu hồi 1,8 100 1,5 100 2,5 100
Dư nợ xấu không có khả năng thu 0 0 0 0 0,3 12
Dư nợ xấu có khả năng thu hồi 1,8 100 1,5 100 2,2 88
Nguồn: Agribank Bến Lức
- Nợ xấu phân tích theo loại vay: Tính theo thời gian cho vay thì nợ xấu trong cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm qua các năm, nếu như năm 2017 khi bắt đầu triển khai thực hiện quyết định 493/QĐ-NHNN dư nợ xấu cho vay ngắn hạn chiếm 100% tổng nợ xấu thì đến 31/12/2017 dư nợ xấu cho vay ngắn hạn chỉ chiếm 100% trong tổng nợ xấu. Cùng với việc giảm tỷ lệ nợ xấu trong loại cho vay ngắn hạn thì nợ xấu trong cho vay trung dài hạn đã gia tăng hơn trước, thời điểm 31/12/2017 dư nợ xấu cho vay trung chiếm 0% thì đến 31/12/2017 chiếm 4% tổng nợ xấu. Điều này phản ánh chất lượng tín dụng của cho vay trung hạn chưa đảm bảo (qua 2 năm, dư nợ xấu giảm trong tổng dư nợ nhưng tỷ lệ nợ xấu tăng trong tổng nợ xấu nhất là thời điểm năm 2019)
- Nợ xấu phân tích theo loại hình khách hàng: Doanh nghiệp các năm 2017 - 2019 là không có, năm 2019 nợ xấu của loại hình cho vay doanh nghiệp tăng mạnh do
Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn (tăng 1,2 tỷđồng với tỷ lệ tăng 48% trong tổng nợ
xấu). Tỷ lệ nợ xấu đối với cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất trong giai đoạn 2017 - 2019. Nguyên nhân là dư nợ cho vay của chi nhánh đối với nhóm khách hàng này là lớn nhất, và tập chung chủ yếu là khách hàng là nông dân trên địa bàn của các xã, việc kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và thời tiết, nếu không thuận lợi khả năng rủi ro tín dụng là rất lớn.
- Nợ xấu phân tích theo TSBĐ: Agribank Bến Lức thực hiện tăng trưởng dư nợ, phòng ngừa và xử lý RRTD theo hướng tỷ trọng cho vay có TSĐB cao trong tổng dư
nợ cho vay và qua đó tương ứng là tỷ lệ nợ xấu có tài sản bảo đảm luôn chiếm từ
100% trong tổng nợ xấu.
- Nợ xấu phân tích theo khả năng thu hồi:Nợ xấu được đánh giá có khả năng thu hồi chiếm tỷ lệ bình quân 100% trong tổng nợ xấu của Agribank Bến Lức. Để có thể thu hồi được các khoản nợ này, cần phải thường xuyên quan tâm, theo dõi đôn đốc khách hàng tìm nguồn thu để trả nợ Ngân hàng, kịp thời thu nợ ngay khi khách hàng xuất hiện nguồn thu.
Với các khoản nợđược đánh giá là không có khả năng thu chiếm khoảng 12% trong tổng nợ xấu của Agribank Bến Lức, sẽ có các biện pháp thu dần qua các năm.
2.2.3.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng
Qua việc phân tích và nắm bắt thông tin về khách hàng thường xuyên, giúp CBTD tại Agribank Bến Lức nhận biết dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro tín dụng từ khách hàng, từ đó lên kế hoạch và chương trình công tác hàng tháng, quý, năm nhằm khắc phục những nguyên nhân tiềm ẩn rủi ro hoặc đưa các khoản nợ của khách hàng về trạng thái bình thường. Đối với món vay nhỏ lẻ của hộ gia đình tại địa bàn nông thôn, CBTD thực hiện các biện pháp tư vấn giũp đỡ khó khăn, xem xét việc cơ cấu lại nợ, thực hiện
đầu tư tín dụng tiếp để khắc phục nợ xấu khi khách hàng triển vọng. Một số các việc làm cụ thểđã được áp dụng tại chi nhánh Agribank Bến Lức đó là:
- Phân loại khách hàng thường xuyên để sàng lọc và từ chối khi không đủđiều
kiện tín dụng: qua 3 năm (2017 - 2019) chi nhánh đã từ chối nhiều món vay đối với
khách hàng không đủ điều kiện và xếp loại C theo tiêu chí phân loại khách hàng trong hệ thống.
+ Khi nhận thấy khoản vay tiềm ẩn rủi ro cao, nếu tài sản có độ khả mại thấp thì sẽ yêu cầu khách hàng bổ xung tài sản bảo đảm;
+ Thực hiện việc chuyển nợ qúa hạn khi nhận thấy rủi ro là rõ ràng, đồng thời áp dụng nhưng biện pháp cần thiết để thu nợ.
- Biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ: Thành lập tổ xử lý nợ xấu, thực hiện phân tích
chi tiết các món nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu, nợ tồn đọng, nợ đã xử lý rủi ro để tìm nguyên nhân, từ đó có biện pháp xử lý, thu hồi nợ thích hợp; đồng thời giúp cho CBTD nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc chấp hành quy trình nghiệp vụ
cho vay, coi trọng hiệu quả kinh tế của dự án vay vốn và tích cực đôn đốc thu hồi nợ
vay, kể cả những món nợđã được xử lý rủi ro bằng quỹ dự phòng.
Đối với các khoản nợ quá hạn phát sinh do nguyên nhân chủ quan của cán bộ
Ngân hàng, Agribank Bến Lức đã áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ như: trong trường hợp bán tài sản không thu hồi đủ nợ vay sẽ quy trách nhiệm cho cán bộ Ngân hàng phải trả phần còn thiếu; hoặc áp dụng các biện pháp về hành chính như: phạt thi
đua, không cho hưởng lương kinh doanh, cho tạm nghỉ việc để tập trung vào thu hồi nợ xấu phát sinh.
Thành lập tổ chỉđạo thu hồi nợ xấu do giám đốc chi nhánh làm tổ trưởng, phó giám đốc phụ trách kinh doanh làm tổ phó, thành viên là các trưởng phòng nghiệp vụ, nhằm đưa ra các biện pháp, giải pháp chỉđạo thu hồi nợ và đôn đốc tiến độ xử lý thu hồi nợ đến Phòng Giao dịch, từng CBTD. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc từ các Phòng Giao dịch phản ảnh lên và báo cáo với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các cấp, các ngành để có biện pháp hỗ trợ tháo gỡ kịp thời các khoản nợ xấu.
Bên cạnh những biện pháp vừa nêu trên, trong quá trình quản trị RRTD tại Agribank Bến Lức áp dụng cơ chế phòng vệ rủi ro thông qua việc phân loại khách hàng thành 5 nhóm theo QĐ 493/NHNN chủ yếu dựa trên yếu tố định lượng về thời gian quá hạn các khoản nợ như sau:
Nhóm 1: Nợđủ tiêu chuẩn (nợ trong hạn)
Nhóm 2: Nợ cần chú ý (Nợ quá hạn dưới 90 ngày)
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày) Nhóm 4: Nợ nghi ngờ (Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày) Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (Nợ quá hạn từ trên 360 ngày)
Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu về các nhóm nợ của Agribank Bến Lức giai đoạn 2017 - 2019
ĐVT: Tỷđồng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Nợ nhóm I 424,6 478,9 576,9 Nợ nhóm II 0,9 2,2 3,4 Nợ nhóm III 0,1 0,6 1,8 Nợ nhóm IV 0,3 0,1 0,0 Nợ nhóm V 1,4 0,8 0,7 Nguồn: Agribank Bến Lức
Trên cơ sở phân loại nợ thành 5 nhóm, Agribank Bến Lức thực hiện trích DPRR để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện