Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện bến lức, tỉnh long an (Trang 54 - 57)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN

2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát

nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Bến Lức, tỉnh Long An

2.2.1. Các chính sách và quy trình qun lý ri ro ca Ngân hàng nông nghip và phát trin nông thôn Vit Nam

Các chính sách tín dụng và chính sách quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Bến Lức thực hiện theo quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/06/2007 của chủ

tịch hội đồng quản trị, về việc ban hành quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Agribank (sau này gọi tắt là quyết định 636). Quyết định này được xây dựng trên cơ sở quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Quyết

định 636 được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống Agribank.

- Quy định chính sách cho vay:Để thực hiện mục tiêu rút ngắn thời gian làm thủ

tục cho vay nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng và đảm bảo an toàn vốn vay đòi hỏi tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy định chính sách cho vay.

- Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ: Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽđược tiếp nhận và hướng dẫn về thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết. Việc này được thực hiện bởi nhân viên tín dụng.

- Thẩm định, xét duyệt vay vốn, phân loại, đánh giá khách hàng và xếp hạng tín

dụng trước khi cho vay: Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng, nhân viên

tín dụng sẽ lập tờ trình thẩm định tài sản đảm bảo sau khi đã được hội đồng thẩm định gồm đại diện phòng Kế hoạch kinh doanh, phòng kiểm soát và phòng kế toán ngân quỹ thẩm định. Nhân viên tín dụng lập tờ trình thẩm định về tư cách và khả năng tài chính của khách hàng bao gồm: việc kiểm tra hồ sơ pháp lý (chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định bổ

nhiệm người đại diện pháp nhân ...), kiểm tra lịch sử vay – trả của khách hàng kể cả

với các ngân hàng khác thông qua Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước (CIC), nguồn thông tin từ phòng phòng ngừa rủi ro của hệ thống Agribank để đánh giá uy tín của khách hàng. Đồng thời để kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng chủ yếu dựa vào thông tin kế toán, nó được phản ánh tổng hợp trên 4 loại báo cáo chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh tài chính) từ đó thẩm định các nội dung chủ yếu là nguồn vốn chủ

sở hữu; về tình hình công nợ như nợ phải trả, nợ phải thu; về hàng tồn kho; về khả

năng thanh toán; về doanh thu; về kết quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, cán bộ tín dụng xuống tận doanh nghiệp để xem cơ sở vật chất, trang thiết bị, khoản đầu tư có khớp đúng với thông tin mà khách hàng cung cấp, thăm dò ý kiến của công nhân doanh nghiệp hoặc khách hàng truyền thống xem doanh nghiệp có thực sự lãi hay không, có trả lương đúng kỳ, đầy đủ hay không, cán bộ tín dụng thẩm định thông tin tài chính khách hàng ở cả thời điểm trước và tại thời điểm vay vốn. Tiến hành thẩm

định dự án vay, cần phân tích phương án vay vốn trên các mặt: phương án sản xuất kinh doanh có phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đã đăng ký không?thẩm

định thị trường sản phẩm, xu hướng biến động thị trường, phân tích khả năng cạnh tranh sản phẩm, tính khả thi và hiệu quả dự kiến của dự án, nguồn trả nợ cho phương án vay đó có phù hợp và đảm bảo không? Sau khi hoàn tất việc thẩm định trên các mặt, xác định được độ tin cậy của thông tin, cán bộ tín dụng tiến hành lập tờ trình thẩm định khách hàng. Việc thẩm định vốn vay đểđạt hiệu quả cao đòi hỏi nhân viên tín dụng phải có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng và có kiến thức nhất định trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau để có những nhận định chính xác về

định khách hàng, nhân viên tín dụng trình trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh xem xét, kiểm tra. Nếu có vấn đề vướng mắc đề nghị cán bộ tín dụng giải thích và bổ sung thêm, kiểm tra và thông qua nếu không còn vấn đề gì vướng mắc. Sau đó trình ban giám đốc phê duyệt. Tối đa hai ngày làm việc kể từ khi dự án được quyết định phê duyệt hay không phê duyệt, nhân viên tín dụng phải thông báo kết quả cho khách hàng.

- Kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng trong khi cho vay: Hiện tại, việc kiểm

tra, giám sát tín dụng sau khi cho vay tại Agribank Bến Lức đều do cán bộ tín dụng thực hiện. Cán bộ tín dụng giám sát hầu hết các công việc như: giám sát từng khoản vay, từng tài khoản; Kiểm tra hạn mức tín dụng; Thường xuyên gặp gỡ khách hàng và kiểm tra nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng. Việc làm này nhằm hạn chế việc khách hàng sửdụng vốn sai mục đích hoặc đầu tư vào các hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao dễ dẫn đến việc họ không có khả năng trả nợ, có ý định chây lì. Có thể nói đây là một biện pháp quan trọng mà Ngân hàng sử dụng để phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể xẩy ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng quan tâm đến việc kiểm tra công tác tín dụng tại các Phòng giao dịch của Ngân hàng. Việc kiểm tra chủ yếu là kiểm tra tình hình hoạt động tín dụng, việc chấp hành, tuân thủ quy trình tín dụng, thiết lập hồ sơ

vay vốn theo quy định, thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay, chú trọng đối chiếu trực tiếp, đối chiếu bằng thư đối với khách hàng. Sau khi kiểm tra, Ngân hàng đã có chỉ đạo bằng văn bản và phân công trách nhiệm cho từng cấp và từng cán bộ để khắc phục tồn tại và bổ sung chỉnh sửa kịp thời theo yêu cầu chung của Ngân hàng.

- Tổ chức thu hồi nợ sau khi giải ngân: Định kỳ hàng tuần, phòng kế toán thông

báo tới Ban giám đốc và phòng Kế hoạch kinh doanh về các khoản nợ đến hạn phải thu trong vòng 14 ngày tiếp theo kể từ ngày thông báo. Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh phân công cụ thể cán bộ tín dụng thường là chính cán bộ tín dụng quản lý trực tiếp khách hàng từ khâu cho vay lập kế hoạch thu hồi nợ trước khi khoản vay đó quá hạn phải thu. Bất kể các khoản vay nào sắp đến hạn phải thu mà cán bộ tín dụng quản lý khách hàng đánh giá không có khả năng thu hồi đúng hạn thì cán bộ tín dụng phải báo cáo và lập kế hoạch thu hồi và xử lý nợđối với khoản nợđó trình Trưởng phòng và Ban giám đốc và xử lý nợ trong vòng 3 ngày trước khi đến hạn phải thu khoản nợ đó. Khi nhận được giấy đề nghị của khách hàng được gia hạn nợđó là căn cứđể Ngân

hàng tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng. Để có quyết định cho khách hàng gia hạn nợ hay không? Ngân hàng phải tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng, sau đó lập tờ trình thẩm định khách hàng, trong đó phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn trả nợ, trong đó có nêu rõ lý do gia hạn nợ và đề xuất ý kiến đồng ý hay không đồng ý gia hạn nợ, công việc này do cán bộ tín dụng quản lý trực tiếp khách hàng thực hiện. Sau đó trình Trưởng phòng và ban giám đốc xét duyệt. Nếu khoản nợđó được phê duyệt gia hạn nợ thì được xếp vào khoản nợđược cơ cấu lại thời hạn trả nợ còn nếu không thì khoản nợđó được xếp vào loại nợ quá hạn. Khâu cuối cùng là lập thư báo cho khách hàng về khoản nợ.

- Tất toán các khoản vay: Hồ sơ vay sẽ được tất toán khi khách hàng thanh toán

đầy đủ vốn vay, lãi vay, và các chi phí khác có liên quan. Khi khách hàng đề nghị

thanh toán hợp đồng, nhân viên phòng Kế toán - Ngân quỹ kiểm tra số dư tài khoản của khách hàng, hoàn tất thủ tục thu hồi nợ vay. Sau khi đã kiểm tra lần cuối toàn bộ

nợ gốc, lãi và phụ phí khác mà khách hàng đã hoàn thành, lập thông báo khách hàng

đã hoàn tất nợ vay đến phòng Kế hoạch kinh doanh. Nhân viên tín dụng trực tiếp quản lý khách hàng nhận được thông tin từ phòng Kế toán - Ngân quỹ sẽ tiến hành làm thủ

tục thanh lý hợp đồng. Toàn bộ quy trình tín dụng được hoàn tất. Khoản vay đã được tất toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện bến lức, tỉnh long an (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)