9. KẾT CẤU CỦA LUẬN
1.2.4. Tác động của rủi ro tín dụng
Đối với Ngân hàng
Khi RRTD xảy ra thì trước hết việc thu hồi vốn của Ngân hàng là không thể, lợi nhuận của Ngân hàng giảm, tệ hơn có thể thua lỗ, lòng tin của khách hàng vào ngân hàng sẽ bị giảm sút.
Khi RRTD xảy ra quá thường xuyên sẽ khiến cho hoạt động của Ngân hàng ngày càng khó khăn, nếu khách hàng cảm nhận được hay nghi ngờ khách hàng sẽ lập tức rút tiền của họ và khả năng huy động tiền gửi giảm. Nếu rủi ro lớn và tình trạng rút tiền xảy ra ồ ạt cùng một lúc có thể làm Ngân hàng mất khả năng thanh toán và dẫn
đến phá sản. Điều này là dễ hiểu bởi Ngân hàng là đơn vị kinh doanh tài chính chủ yếu kinh doanh bằng vốn huy động. Việc một Ngân hàng mất khả năng thanh toán làm cho dân chúng sợ hãi, dẫn đến nghi ngờNgân hàng mình gửi tiền cũng sẽ như vậy, vì vậy họ sẽ đổ xô đến rút tiền và điều này sẽ làm cho hàng loạt ngân hàng mất khả năng thanh toán vì không thểđáp ứng tình trạng rút tiền ồ ạt này, tình trạng này sẽ diễn ra trên toàn hệ thống dẫn đến cả hệ thống sẽ sụp đổ. Vì rủi ro trong kinh doanh hoạt động tiền tệ, tín dụng thường mang tính chất dây chuyền, rủi ro lantruyềnnhanh chóng (Nguyễn Đăng Dờn, 2014).
Đối với nền kinh tế, xã hội
Hệ thống Ngân hàng hoạt động có hiệu quả là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, ngược lại sự hoạt động yếu kém không chỉ ảnh hưởng đến sự
Do hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có liên quan đến rất nhiều thành phần kinh tế. Nếu hiệu ứng dây chuyền xảy ra khiến toàn bộ hệ thống Ngân hàng sụp đổ thì thị
trường tiền tệ sẽ mất ổn định, nền kinh tế sẽ lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, dẫn
đến suy thoái, thất nghiệp gia tăng, đời sống người dân giảm sút. Các vấn đề xã hội trở
nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến tình hình chính trị quốc gia (Nguyễn Đăng Dờn, 2014).