8. Bố cục của luận văn
3.4.3. Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh
Ủy ban Nhân dân tỉnh cần có văn bản qui định cụ thể nhằmnâng cao trách nhiệm hỗ trợ chuyên môn của Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh đối với hệ thống truyền thanh, tách bạch vai trò quản lý của Sở Thông tin và Truyền thông. Đặc biệt Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh cần làm tốt, thể hiện rõ vai trò tư vấn cho Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố về cân đối các nguồn kinh phí cho hoạt động đầu tư phát triển ngành truyền thanh theo quy hoạch; về nguồn nhân lực; công tác đào tạo bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ chuyên môn để có được một đội ngũ tuyên truyền “vừa hồng, vừa chuyên”.
60
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trải qua 45 năm, kể từ ngày thống nhất đất nước. Tính từ ngày phát đi những bản tin đầu tiên và thực hiện tiếp âm, nối sóng Đài quốc gia, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, hệ thống truyền thanh từ huyện đến xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã kịp thời tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng; các vấn đề thời sự trong tỉnh, trong nước và quốc tế, các thông tin được chuyển tới cơ sở được đảm bảo và kịp thời; thật sự trở thành cầu nối, kênh thông tin quan trọng từ chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến nhân dân địa phương và ngược lại. Công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh, xét về phương diện lý luận lẫn thực tiễn đã có những tiến bộ vượt bậc khi Đảng và Nhà nước ban hành hàng loạt các văn bản liên quan đến lĩnh vực này và xây dựng các chiến lược phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu sự đồng bộ trong công tác quản lý, nhiều quy định trở nên bất cập, thiếu tính khả thi và chậm sửa đổi dẫn đến bất cập, gây khó cho quá trình hoạt động của hệ thống truyền thanh tại Lâm Đồng.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, từ thực trạng trong công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh; Luận văn đã xác định mục tiêu, định hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với đối với hệ thống truyền thanh. Đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn Lâm Đồng. Các giải pháp trên đều có tính khả thi và tầm quan trọng, mỗi giải pháp là một phần cấu thành hệ thống các giải pháp. Các giải pháp được thực hiện đồng bộ và vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế để công tác quản lý nhà nuớc đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn Lâm Đồng được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả, từ đó phát huy hiệu quả của kênh thông tin quan trọng này.
61
KẾT LUẬN
Quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh nhằm bảo đảm cho hệ thống truyền thanh hoạt động ổn định, đúng pháp luật và phát triển phù hợp với xu thế chung của xã hội. Nhà nước quản lý để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận báo chí và quyền được thông tin theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Đồng thời bảo đảm cho hệ thống truyền thanh phát huy hiệu quả cao nhất, từ đó tập trung nguồn lực và mọi cố gắng vào phục vụ mục đích định hướng dư luận xã hội, phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; tạo mọi điều kiện cho hệ thống truyền thanh phát triển và phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương, của đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, đặc biệt là khi thời đại công nghệ số bùng nổ, các thế lực thù địch lợi dụng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận để chống phá cách mạng Việt Nam thì việc tăng cường quản lý nhà nước về hệ thống truyền thanh là một chiến lược cần được chú trọng.
Về mặt lý luận, luận văn “Quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ” đã đưa ra được các khái niệm về truyền thanh, hệ thống truyền thanh, khái niệm về quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh nói riêng. Đồng thời luận văn đã phân tích rõ các nội dung, phương pháp và các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh.
Về mặt thực tiễn, luận văn đã đánh giá việc thực hiện các quy định pháp luật về công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng, trong đó nêu lên những ưu điểm và tồn tại hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Dựa trên cơ sở khảo sát thực trạng thực hiện các quy định pháp luật về nội dung của quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh tại Lâm Đồng, qua phân tích nguyên nhân của những hạn chế và các định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh, luận văn đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
62
Việc phát triển hệ thống này nhằm mục đích khắc phục tình trạng thông tin thiếu cân đối, đảm bảo sự đồng đều về phân bố, thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ thông tin của nhân dân giữa các vùng, miền. Đồng thời thể hiện sự quan tâm hơn nữa của chính quyền địa phương đến nhu cầu thông tin của nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; đảm bảo tốt hơn nữa quyền và nhu cầu được thông tin của người dân. Việc thông tin phải góp phần quan trọng trong việc cung cấp tri thức, nâng cao dân trí, hình thành và định hướng dư luận xã hội lành mạnh; tăng cường sự đoàn kết, nhất trí về tư tưởng, chính trị và tinh thần trong nhân dân; biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Người làm công tác thông tin phải tuân thủ định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cao.
Sự phát triển hệ thống truyền thanh trên địa bàn Lâm Đồng không nằm ngoài nhiệm vụ phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường đưa thông tin về cơ sở; góp phần động viên, khích lệ phong trào thi đua yêu nước, lao động sáng tạo, thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng ở các địa phương. Sự phát triển của hệ thống này sẽ vừa tạo ra nguồn lực tinh thần, vừa tạo nên sức mạnh vật chất góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngay chính từ cơ sở./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị 08-CT/TW ngày 31/3/1992 của Ban bí
thư TW Đảng (khóa VII) về tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí - xuất bản;
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 52/CT-TW ngày 22/7/2005 của BBT
về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay;
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X), Nghị quyết Hội nghị TW5 (Khoá
X) ngày 14/7/2007 về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới;
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quy định số 338-QĐ/TW ngày 26/11/2010 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan báo của Đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
5. Ban chấp hành Trung ương Đảng, Kết luận số 23- NQ/TW ngày 22/11/2017 về Tăng cường chỉ đạo, quản lý, phát huy vai trò của báo chí, xuất bản trong việc ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ;
6. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa - Thông tin, Hội nhà báo Việt Nam (2002), Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
7. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2007), Hoạt động báo chí năm 2006, phương hướng nhiệm vụ năm 2007, Hà Nội;
8. Báo điện tử Lâm Đồng; Thái An, ngày 05 tháng 07 năm 2018, Truyền thanh - tiếng nói từ cơ sở;
9. Báo điện tử Lao động; ngày 18 tháng 3 năm 2020, phỏng vấn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) về việc huy động hệ thống các Đài Phát thanh, Truyền thanh từ trung ương đến cơ sở để góp phần vào công cuộc phòng,chống dịch COVID-19;
10.Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khóa VIII), Chỉ thị 22-CT/TW ngày
17/10/1997 của về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí - xuất bản;
11.Bộ Chính trị, Thông báo số 41-TB/TW ngày 11/10/2006 của Bộ Chính trị về
một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí;
12.Bộ Thông tin và Truyền thông, Thông tư số 49/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 của Bộ TT-TT quy định chi tiết và hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo;
13.Bộ Thông tin và Truyền thông, Thông tư số 36/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 của Bộ TT-TT quy định chi tiết về việc cấp phép hoạt động và chế độ báo cáo đối với loại hình báo nói, báo hình;
14.Bộ Thông tin và Truyền thông ( 2012) Tài liệu bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở
15.Chính phủ, Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/04/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;
16.Chính phủ, Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về
lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
17.Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2015), Những vấn đề về quản lý hành chính nhà nước;
18.Luật Báo chí năm 2016;
19.Nguyễn Hoàn (2013), Đề tài khoa học cấp tỉnh năm 2013 “ Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020”;
20.Nguyễn Thị Phước (2010), Luận văn Thạc Sỹ Báo chí “Mạng lưới phát
thanh, truyền thanh cơ sở ở các tỉnh miền Tây Nam bộ - thực trạng và giải
pháp phát triển”;
21.Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2019;
22.Phạm Thị Thanh Phương (2008), Luận văn Thạc sỹ truyền thông đại chúng “Hệ thống phát thanh, truyền hình các tỉnh miền Đông Nam bộ”;
23.Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020; 24.Quy hoạch quản lý và phát triển báo chí tỉnh Lâm Đồng đến 2025;
25.Sở Thông tin và Truyền thông Lâm Đồng, 2019, danh mục đánh giá cơ sở
vật chất, nguồn nhân lực, trang thiết bị các Đài truyền thanh cơ sở;
26.Tài liệu “24h trong tòa soạn”, Viện Pháp– Đại sứ quán Cộng Hòa Pháp tại Việt Nam;
27.Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 219/2005/QĐ–TTg ngày 09/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về “Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010”;
28.Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
29.Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Kế hoạch 2998 ngày 22 tháng 5 năm 2019 triển khai thực hiện Đề án “quản lý hoạt động Truyền thanh – Truyền hình cấp huyện đến năm 2020 trên địa bàn Lâm Đồng”;
30. www.lamdong.gov.vn.