8. Bố cục của luận văn
2.2.2. Công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch hệ thống truyền thanh trên địa
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Nhiều năm nay, vấn đề mô hình quản lý nào là hiệu quả đối với các đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã tại Lâm Đồng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Lâm Đồng vẫn loay hoay giữa các mô hình quản lý theo chiều dọc và mô hình quản lý theo chiều ngang thông qua 03 đề án:
+ Đề án nhập: năm 2002, theo Quyết định số 94/2002/QĐ-UB ngày 23/7/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, các Đài truyền thanh cấp huyện chuyển sang trực thuộc sự quản lý điều hành của Đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng cả về bộ máy nhân sự, chuyên môn và cơ sở vật chất.
+ Đề án tách: năm 2011, thực hiện Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT- BTTTT-BNV ngày 27 tháng 7 năm 2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông - Bộ Nội vụ, 12 Đài Truyền thanh -Truyền hình huyện, thành phố, thị xã của Lâm Đồng lại được chuyển giao về huyện quản lý cả về bộ máy nhân sự, chuyên môn và cơ sở vật chất.
+ Đề án nhập: năm 2018, thực hiện kế hoạch 3898/KH-UBND ngày 26/6/2018 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, các Đài Truyền thanh – Truyền hình cấp huyện sáp nhập vào các Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện, trở thành Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao cấp huyện. Trung tâm Văn hóa,
33
Thông tin và Thể thao của 12 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là đơn vị sự nghiệp công lập, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban Nhân dân cấp huyện; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Thông tin và Truyền thông cùng sự hướng dẫn về chuyên môn và kỹ thuật của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lâm Đồng. Như vậy, về cơ bản, đã xóa sổ hệ thống Đài cấp huyện, chuyển thành một bộ phận của Trung tâm Văn hóa, Thông tin và thể thao cấp huyện ( tổ thông tin: làm nhiệm vụ sản xuất các các chương trình truyền thanh địa phương, thực hiện tin, bài truyền hình cộng tác Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh ).
Lưu ý: trong cả 02 đề án nhập và tách, chỉ đề cập đến đối tượng là các Đài cấp huyện, còn các Đài cấp xã thì không đề cập đến. Như vậy, về nguyên tắc, các Đài cấp xã vẫn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã sở tại.
Cho dù là mô hình tách hay nhập, thì các Đài Truyền thanh cấp huyện, xã vẫn thực hiện nhiệm vụ chính là một kênh thông tin quan trọng, cùng với Đài Tiếng nói Việt Nam, các Đài khu vực, Đài cấp tỉnh làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đưa các Nghị quyết, chính sách vào cuộc sống; góp phần nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; góp phần xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường dân chủ hóa trong đời sống cơ sở; thực hiện chức năng làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, các đoàn thể xã hội với nhân dân; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Mặc dù vậy, nhưng có thể thấy, chính sự nhập, tách rồi nhập, không có một sự quản lý thống nhất đối với hệ thống Đài Truyền thanh cấp huyện, không minh định rõ yếu tố chuyên môn, nghiệp vụ đối với hệ thống Đài Truyền thanh cấp xã (Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, nhưng Ủy ban nhân dân cấp xã lại không có chức năng, nghiệp vụ về truyền thanh, báo chí), không có kế hoạch, quy hoạch mang tính định hướng, lâu dài đã gây xáo trộn, hình thành tâm lý hoang mang, không ổn định trong đội ngũ nhân lực hệ thống truyền thanh cơ sở ở Lâm Đồng, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động, hiệu quả của hệ thống truyền thanh, nhất là hệ thống Đài Truyền thanh cấp huyện. Bên cạnh đó, việc tách, nhập, cũng gây
34
không ít khó khăn về quản lý, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống truyền thanh cơ sở (không có sự thống nhất, đồng bộ trong mua sắm, đầu tư trang thiết bị mà mỗi nơi làm mỗi kiểu, kinh phí phụ thuộc vào sự quan tâm và khả năng kinh tế của từng huyện, thành phố ).
2.2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, kinh phí hoạt động cho đội ngũ nhân lực phục vụ hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
+ Các Đài Truyền thanh cấp huyện:
Thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông Lâm Đồng, năm 2019, sau khi sắp xếp, sáp nhập các Đài Truyền thanh – Truyền thanh cấp huyện vào các Trung tâm Văn hóa, tổng số người đang làm việc trong 12 Trung tâm Văn hóa Thông tin và thể thao của 12 huyện, thành phố trên địa bàn Lâm Đồng là 78 người, trong đó thực hiện công việc liên quan đến sản xuất nội dung là 42 người, Thực hiện công việc liên quan đến kỹ thuật: 29 người, công việc khác: 07 người. Trong đó, trình độ Đại học chuyên ngành báo chí, tuyên truyền: 13 người, điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin: 13 người, chuyên ngành khác: 27 người, trình độ cao đẳng chuyên ngành báo chí, tuyên truyền 10 người, điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin: 5 người, chuyên ngành khác: 10 người. Nhu cầu đào tạo kỹ năng sản xuất chương trình, biên tập tin, bài: 32 người, ứng dụng công ngyệ thông tin, sử dụng thiết bị kỹ thuật: 20 người.
Tổng kinh phí có tính chất lương (lương, phụ cấp, thù lao biên tập…) ngân sách nhà nước cấp cho các đơn vị trong năm 2019 là 6 tỷ 650 triệu đồng, bình quân mỗi người được 85 triệu đồng/ năm, tức khoảng 7 triệu đồng/ tháng.
+ Các Đài Truyền thanh cấp xã:
Hiện nay, hầu hết người làm việc ở các trạm Truyền thanh đều kiêm nhiệm, không có chuyên môn nghiệp vụ, đã thế, hầu như các hoạt động phối hợp giữa các Đài, trạm cấp xã và Đài Truyền thanh cấp huyện chỉ mới chú trọng đến vấn đề vận hành, bảo quản máy móc, kỹ thuật nên khả năng biên tập, tổng hợp nội dung chương trình phát thanh chưa cao. Thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông Lâm Đồng năm 2019 cho thấy: trong tổng số 135 người làm việc tại các Đài Truyền thanh cấp xã, chỉ có 47 người có trình độ đại học chuyên ngành khác), 9 người có trình độ cao đẳng điện tử, viễn thông, 79 người có trình
35
độ cao đẳng chuyên ngành khác. Nhu cầu đào tạo kỹ năng sản xuất chương trình, biên tập tin, bài, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thiết bị kỹ thuật cho đội ngũ làm công tác truyền thanh ở xã là 100%.
Mặc dù đã được đầu tư xây dựng các trạm truyền thanh ở các xã, hệ thống trang thiết bị đầy đủ, thế nhưng, việc tăng cường nhân lực thông tin và truyền thông cơ sở miền núi, vùng sâu, xa, vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt trong các xã chưa được đẩy mạnh (100/135 người hoạt động không chuyên trách).
Bên cạnh yếu tố chuyên môn, nghiệp vụ không được chú trọng, thì kinh phí hoạt động cho đội ngũ nhân lực các Đài Truyền thanh xã cũng là vấn đề khiến họ khó toàn tâm, toàn ý cho công việc này. Theo thống kê của Sở Thông Tin và Truyền thông Lâm Đồng, kinh phí có tính chất lương (lương, phụ cấp, thù lao biên tập) của Đài Truyền thanh cấp xã tỉnh Lâm Đồng năm 2019 là: l.154.000.000 đồng. Nếu tính bình quân thu nhập/ năm của đội ngũ nhân lực các Đài truyền thanh xã, thì mỗi người làm truyền thanh xã chỉ nhận được hơn 8,5 triệu đồng/ năm, tức hơn 700.000 đồng/ tháng cho một công việc đòi hỏi phải đảm bảo thời gian làm việc từ 4 - 5 giờ mỗi ngày (cả trực kỹ thuật lẫn biên tập nội dung ). Ngoài số tiền này và bảo hiểm y tế, những người hoạt động truyền thanh cấp xã không được nhận bất kỳ khoản gì khác, kể cả bảo hiểm xã hội, nhuận bút .v.v.
2.2.4. Công tác đầu tư phát triển hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tỉnh Lâm Đồng
+ Các Đài Truyền thanh cấp huyện:
Mức đầu tư phát triển hệ thống truyền thanh đối với các Đài cấp huyện phụ thuộc chủ yếu vào mức độ phát triển kinh tế, xã hội cũng như sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền của từng địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế, đa phần các địa phương vẫn chỉ đầu tư cho hệ thống sản xuất truyền hình (camera, thiết bị dàn dựng) là chính, còn trang thiết bị sản xuất phát thanh, truyền thanh không được chú trọng. Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, sửa chữa kỹ thuật năm 2019 là 1 tỷ 645 triệu đồng.
+ Các Đài Truyền thanh cấp xã:
36
Theo Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020, đến năm 2015 hệ thống phát thanh Việt Nam sẽ phủ sóng phát thanh AM-FM tới 100% dân cư, đảm bảo hầu hết các hộ dân có thể thu, nghe được các chương trình truyền hình quảng bá; đến năm 2020 đa số các hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo có nhu cầu, được cung cấp thiết bị thu các kênh chương trình phát thanh với giá cả phù hợp.
Ngoài ra, yêu cầu của tiêu chí số 8 về Thông tin – Truyền thông của Dự án “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017 – 2020” cũng yêu cầu: “…đến năm 2020, 100% các xã của tỉnh có Đài Truyền thanh cơ sở tiếp sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lâm Đồng, Đài Truyền thanh – Truyền hình cấp huyện; đồng thời chuyển tải kịp thời, đầy đủ các thông báo, thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cấp xã. Tập trung các nguồn lực đầu tư nâng cấp và mở rộng mạng lưới truyền thanh cơ sở đảm bảo đến năm 2020 có 90% thôn, khu phố có loa truyền thanh. 100% Đài Truyền thanh cơ sở tiếp âm chương trình phát thanh của đài cấp trên 4 giờ/ngày. Đầu tư xây dựng mới đối với các xã chưa có Đài Truyền thanh cơ sở hoặc có nhưng đã hư hỏng, không hoạt động được, trên cơ sở lộ trình đầu tư ưu tiên trước những khu vực chưa có Đài truyền thanh và các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa vùng dân tộc thiểu số. Đảm bảo 100% các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, có đài truyền thanh xã. Sửa chữa nâng cấp hoặc thay thế các đài đã xuống cấp bằng các thiết bị tương thích, đảm bảo mục tiêu chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả. Phát triển hiện đại hóa hệ thống truyền thanh theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững; có khả năng hoạt động ổn định lâu dài; Sử dụng công nghệ truyền thanh hiện đại bằng công nghệ không dây, số hóa truyền thanh… đảm bảo thao tác vận hành, quản lý hệ thống đơn giản, dễ bảo trì, phù hợp với trình độ kỹ thuật của cán bộ tại các Đài Truyền thanh cơ sở và có khả năng nâng cấp, mở rộng trong tương lai. Đảm bảo cho các thôn, buôn thuộc địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn được trang bị hệ thống cụm loa, trang bị phục vụ công tác truyền thanh…”
37
Để thực hiện mục tiêu này, đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn vì phần lớn các trạm Truyền thanh ở cơ sở được đầu tư từ lâu, đến nay thiết bị đã xuống cấp và hư hỏng, nhất là các thiết bị phải lắp đặt ngoài trời như bộ thu tín hiệu sóng FM, cụm loa… chịu tác động của thời tiết, mưa bão, sấm sét. Để nâng cao chất lượng phát thanh, góp phần phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các kiến thức và thông tin tuyên truyền về khuyến nông, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, sức khỏe, giáo dục, an ninh trật tự, phòng chống cháy rừng và thiên tai, mưa bão… cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hệ thống trạm truyền thanh cơ sở cần được bổ sung thêm và thay thế thiết bị tại các cụm loa. Ngoài ra, một số trạm đang hoạt động ở dải tần số 67,5-108MHz ngoài quy hoạch của Cục Tần số vô tuyến điện (54- 68MHz) cũng cần phải đầu tư, nâng cấp bộ máy thu phát sóng FM, bộ thu truyền thanh không dây và bộ điều khiển máy phát sóng tự động để hoạt động ở dải tần số đúng quy hoạch, đảm bảo hiệu suất hoạt động và tránh gây can nhiễu cho các hệ thống thông tin vô tuyến khác trên địa bàn. Đồng thời tăng cường nâng cấp, đầu tư trang thiết bị như loa, micro…, cho các trạm truyền thông cấp xã cho những xã ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người để đẩy mạnh thông tin hóa trong người dân, góp phần bảo vệ trật tự an ninh, phát triển kinh tế - xã hội trong các xã nhằm đẩy nhanh việc xây dựng nông thôn mới.
2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực truyền thanh lĩnh vực truyền thanh
Trong giai đoạn 2015-2019, Sở Thông tin và Truyền thông Lâm Đồng đã ban hành các văn bản chỉ đạo các Đài Truyền thanh – Truyền hình cấp huyện và Đài Truyền thanh không dây các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các kế hoạch, chính sách của Đảng và Nhà nước như: kế hoạch chuyển đổi mã vùng; tuyên truyền số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất. Bên cạnh đó, Sở Thông tin và Truyền thông cũng đã phối hợp với Trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực VII chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện khắc phục tình trạng can nhiễu, sử dụng sai tần số, phát xạ giả. Hàng năm, thực hiện phối hợp với Trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực VII và các đơn vị liên quan khác thực hiện tổ chức tập huấn công tác tuyên
38
truyền về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất và tập huấn công tác quản lý, sử dụng thiết bị truyền thanh cơ sở; tập huấn công tác quản lý nhà nước về Tần số Vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh cho các đối tượng làm truyền thanh cấp xã, Đài Truyền thanh – Truyền hình cấp huyện, phòng Văn hóa Thông tin các huyện, thành phố và người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thẩm định danh mục tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với hệ thống truyền thanh không dây cấp xã và Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện.
Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra hàng năm và xử phạt theo thẩm quyền về vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về sử dụng thiết bị phát sóng và tần sổ vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn, nhắc nhở các đơn vị làm đơn xin cấp phép tần số, gia hạn giấy phép đúng theo quy định của pháp luật và nộp các khoản lệ phí theo quy định. Qua công tác thanh, kiểm tra từ năm 2015 đến nay nhận thấy cơ bản các chủ thể chấp hành tốt các quy định pháp luật. Qua hoạt động thanh kiểm tra cũng đã kết hợp tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chuyên ngành, từ đó giảm dần các hành vi vi phạm.
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
2.3.1. Kết quả và nguyên nhân
Trong tình hình hiện nay, với nhiều biến động trong đời sống kinh tế - xã hội, hệ thống các Đài Truyền thanh cấp huyện, cấp xã tại Lâm Đồng vẫn đang tiếp tục đồng hành với cuộc sống của nhân dân địa phương. Mỗi ngày, hệ thống ấy vẫn cần mẫn đem đến cho nhân dân địa phương những thông tin bổ ích, tham