8. Bố cục của luận văn
3.3.1. Giải pháp đối với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp
Việc xuất hiện những phương tiện truyền thông mới không làm mất đi vai trò, vị trí của hệ thống truyền thanh cơ sở. Ngày nay, hầu hết các chương trình phát thanh được sản xuất trên công nghệ kỹ thuật số và đang chuyển dần sang hướng tăng tính tương tác với thính giả. Trong xu thế phát triển của phát thanh - truyền hình kỹ thuật số và truyền thông đa phương tiện, hệ thống truyền thanh cơ sở vẫn có vị trí quan trọng trong việc chuyển tải tin tức và tuyên truyền bởi lợi thế tại chỗ của mình. Vấn đề đặt ra đó là cần khắc phục những hạn chế để đưa hệ thống hệ thống truyền thanh cơ sở phát triển đúng tầm.
Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 219/2005/QĐ-TTg ngày 09/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ một số khuyết điểm, yếu kém của phát thanh. Đó là, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm phát thanh và việc đầu tư đổi mới thiết bị, kỹ thuật thiếu đồng bộ, chưa kịp thời và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của phát thanh hiện đại. Công tác quản lý và việc quan tâm đầu tư xây dựng, phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền thanh cơ sở chưa được chú trọng đúng mức.
Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: “Ở nhiều vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng, kháng chiến trước đây, vùng biên giới, hải đảo, hoạt động văn hoá còn nghèo nàn, sự chênh lệch về hưởng thụ văn hoá so với thành thị còn lớn”.
Thực tiễn hiện nay đang đặt ra yêu cầu về tăng cường công tác thông tin đại chúng; đặc biệt là việc hướng thông tin về cơ sở, xóa “xã trắng” về hệ thống truyền thanh cơ sở. Do đó, giải pháp thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hệ thống truyền thanh cơ sở đối với cấp ủy, chính quyền các cấp phải là giải pháp đầu tiên.
50
Sở Thông tin và Truyền thông với vai trò là đơn vị tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng thực hiện công tác quản lý nhà nước về báo chí, phát thanh, truyền hình phải là đơn vị đi đầu, tích cực trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp về vai trò của hệ thống truyền thanh qua việc tham mưu các văn bản, chế độ chính sách liên quan đến những người làm công tác phát thanh. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức các cuộc hội thảo, các nghiên cứu về hệ thống này... Qua đó, tác động mạnh mẽ, sâu rộng đến các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương trong việc quan tâm, đầu tư hỗ trợ hệ thống này phát triển.
Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp cần thay đổi nhận thức, quan tâm đến sự tồn tại cũng như các nhu cầu phát triển của hệ thống này bởi đây có thể được xem chính là “cánh tay nối dài” trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách đến với mỗi người dân. Đây là phương tiện truyền thông cung cấp những thông tin có định hướng, tạo sự nhất trí, đồng thuận cao trong nhân dân, làm nền tảng cho ổn định chính trị và phát triển kinh tế, xã hội. Hệ thống truyền thanh cơ sở từ khi ra đời cho đến nay và cả về sau sẽ thực hiện nhiệm vụ kết nối trực tiếp giữa Đảng, chính quyền với người dân: xã hội càng phát triển, dân trí càng cao, ý thức và sự quan tâm của người dân đối với xã hội, đối với những vấn đề thiết thực liên quan đến họ và liên quan đến trách nhiệm của các cấp chính quyền ngày càng nâng cao. Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp cần xem hệ thống truyền thanh cơ sở như là một công cụ điều hành trong hệ thống điều hành xã hội; đặc biệt vào những lúc cần xử lý các tình huống cấp bách. Sự phát triển cần được quản lý vừa chặt chẽ về nguyên tắc, vừa cởi mở, thông thoáng về phương thức để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn thông tin của nhân dân.
Cần có sự phân công trách nhiệm cụ thể từ cấp uỷ, chính quyền các huyện, thành phố để đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo tuyên truyền. Đảng bộ, chính quyền huyện, thành phố cần có sự định hướng thường xuyên hơn cho các Đài Truyền thanh về nội dung tuyên truyền, duy trì các cuộc gặp gỡ trao đổi với những người làm công tác truyền thanh về những vấn đề nhạy cảm chính trị, bức xúc của người dân liên quan đến việc thực thi các chủ trương, chính sách của
51
Đảng, Nhà nước và địa phương...Từ đó, tăng cường sự hiểu biết của lực lượng những người làm báo ở huyện về các vấn đề trên, tạo điều kiện cho Đài thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền và vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Bên cạnh đó, Đảng và chính quyền các cấp cần chủ trì các cuộc họp chỉ đạo các đơn vị, ban ngành, đoàn thể ở huyện tăng cường phối hợp với đài trong hoạt động tuyên truyền, như: tham gia cộng tác tin bài; xây dựng chuyên mục tuyên truyền cho đoàn thể, đơn vị mình; tích cực trả lời các yêu cầu phát biểu, phỏng vấn của Đài huyện.... Cơ quan Đảng và chính quyền huyện, thành phố cần thực hiện nghiêm cơ chế người phát ngôn nhằm hỗ trợ Đài Truyền thanh huyện đảm bảo tính chủ động, kịp thời và thông tin chất lượng. Mặt khác, cần lưu ý rằng, tuy là một hoạt động trực tiếp tác động đến lĩnh vực chính trị, song giống như các loại hình báo chí khác, hoạt động Đài Truyền thanh huyện cũng mang tính sáng tạo cao. Do đó, trong quá trình quản lý, lãnh đạo huyện cần có những chính sách vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo giúp Đài Truyền thanh huyện đảm bảo được tính chính trị đúng hướng và phát huy cao tính sáng tạo.
3.3.2. Giải pháp về hoàn thiện chính sách, pháp luật cho hệ thống truyền thanh
3.3.2.1. Hệ thống truyền thanh cấp huyện
Dù Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27/7/2010 về việc Hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc UBND cấp tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình thuộc UBND cấp huyện. Nhưng Lâm Đồng vẫn chưa có quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền thanh - Truyền hình thuộc UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2018, thực hiện kế hoạch 3898/KH-UBND ngày 26/6/2018 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, các Đài Truyền thanh – Truyền hình cấp huyện sáp nhập vào các Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện, trở thành Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao cấp huyện.Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao của 12 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là đơn vị sự nghiệp công lập, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban Nhân dân cấp huyện; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra
52
về chuyên môn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Thông tin và Truyền thông cùng sự hướng dẫn về chuyên môn và kỹ thuật của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lâm Đồng. Nhiệm vụ, chức năng của bộ phận làm công tác truyền thanh còn chung chung (tổ thông tin: làm nhiệm vụ sản xuất các các chương trình truyền thanh địa phương, thực hiện tin, bài truyền hình cộng tác Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh). Để làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận này, Ủy ban Nhân dân các huyện, thảnh phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cần có văn bản hướng dẫn, qui định cụ thể, tránh tình trạng điều chuyển nhân sự của Đài Truyền thanh – Truyền hình cấp huyện sang làm công việc khác sau khi sáp nhập ở một số địa phương như hiện nay.
3.3.2.2. Hệ thống truyền thanh cấp xã
Để giải quyết các khó khăn của hệ thống truyền thanh cấp xã, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Công văn số 3599/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày 27/10/2010 gửi UBND các tình, thành về việc quy định các chức danh và mức phụ cấp hoạt động không chuyên trách Đài Truyền thanh xã; Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất các chức danh:
+ Trưởng Đài truyền thanh xã;
+ Người vận hành, khai thác và quản lý kỹ thuật; + Người biên tập và thể hiện bản tin hàng ngày.
Tuy nhiên, theo Nghị quyết 87/2013/NQ - HDND ngày 05 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc Quy định chức danh, chế độ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, thì chỉ có chức danh: phụ trách đài truyền thanh, quản lý nhà văn hóa được công nhận là người hoạt động không chuyên trách, hưởng phụ cấp 1.0 lần lương cơ sở hàng tháng (bao gồm 3% bảo hiểm y tế). Với qui định này, rõ ràng, đã cắt giảm đến 02 chức danh so với Công văn 3599 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong xu hướng tinh giản biên chế, bộ máy như hiện tại, thì không thể đòi hỏi phải đảm bảo số lượng chức danh như đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tuy nhiên, cũng cần phải đảm bảo 02 yếu tố vận hành, khai thác kỹ thuật và thể hiện nội dung; phần phụ trách Đài Truyền thanh xã, có thể do 01 Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã
53
phụ trách mảng văn hóa- xã hội đảm nhiệm. Do đó, đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông cần tham mưu để Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng có văn bản qui định cụ thể vai trò, chức danh người vận hành, khai thác, quản lý khai thác kỹ