8. Bố cục của luận văn
3.1. Quan điểm, định hướng của Đảng, nhà nước về nâng cao chất lượng và hiệu
lượng và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội vá yếu tố dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, thì vai trò của công tác thông tin, tuyên truyền và định hướng dư luận xã hội càng trở quan trọng hơn bao giờ hết. Thông quan Nghị quyết của Đảng các cấp, đã khẳng định vai trò, vị trí của thông tin trong đời sống xã hội, coi đó là nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đó thể hiện qua các văn kiện, các nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1992); Luật Báo chí (1989); Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí (1999); Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ năm (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001); Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010; Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V (Khóa IX) về công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới, Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 17/10/1997 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí xuất bản; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020...
Quan điểm chỉ đạo về phát triển thông tin của Đảng và Nhà nước ta thể hiện qua những điểm quan trọng sau đây:
- Một là: hoạt động thông tin và các loại hình thông tin ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và tuân thủ các quy định của pháp luật.Thông tin phải làm tốt nhiệm vụ phổ biến, giáo dục và bảo vệ chủ nghĩa
45
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần mở rộng và phát huy dân chủ xã hội, với chủ đề trọng tâm là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Hai là: phát triển nhanh, mạnh, vững chắc hệ thống thông tin ở nước ta, đảm bảo thông tin không chỉ phục vụ tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà còn là lĩnh vực có khả năng tạo nguồn thu quan trọng, đóng góp vào ngân sách Nhà nước.
- Ba là: thông tin phải đảm bảo tính chân thật, tính giáo dục, tính nhân dân, tính chiến đấu, phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; phải góp phần quan trọng trong việc cung cấp tri thức, nâng cao dân trí, hình thành và định hướng dư luận xã hội lành mạnh; tăng cường sự đoàn kết, nhất trí về tư tưởng chính trị và tinh thần trong nhân dân; biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Những người làm công tác thông tin phải tuân thủ định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng và có năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao.
- Bốn là: phát triển đi đôi với quản lý thông tin tốt. Phát triển phải gắn với sự quản lý, đồng thời phải nâng cao vai trò, vị trí, năng lực và hiệu quả của công tác quản lý. Cần phải chống khuynh hướng phát triển tràn lan, đồng thời phải ra sức nâng cao năng lực quản lý để không cản trở sự phát triển. Phát triển thông tin phải dựa trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông và các phương tiện thích hợp khác. Coi trọng chất lượng chính trị, chất lượng văn hóa, chất lượng khoa học và chất lượng nghiệp vụ của thông tin; đảm bảo thông tin đến mọi đối tượng, mọi vùng, phù hợp với từng tầng lớp, lứa tuổi với những sản phẩm đúng, hấp dẫn, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân. Chú trọng công tác thông tin đối ngoại, giúp cho cộng đồng quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có thông tin kịp thời, đúng đắn về tình hình Việt Nam và tranh thủ sự đồng tình của nhân dân thế giới.
46
- Năm là: thông tin phải thực sự đi trước một bước, vừa làm tốt việc dự báo, định hướng phát triển xã hội, đồng thời phải là nguồn lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển lý luận, mở rộng và phát huy dân chủ trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội; nâng cao ý thức làm chủ đất nước của nhân dân.
- Sáu là: phát triển thông tin phải đảm bảo an ninh thông tin. Bảo đảm an ninh thông tin trước hết là giữ vững độc lập chủ quyền và định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi mưu đồ chống phá sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới của nước ta.
- Bảy là: truyền thanh cơ sở là một lĩnh vực trong hoạt động thông tin báo chí, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tư tưởng, thông tin tuyên truyền. Nghị quyết Trung ương 5 Khóa X đã nêu rõ công tác tư tưởng, lý luận và báo chí là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng. Chính vì vậy, tăng cường công tác quản lý hệ thống truyền thanh cơ sở trong bối cảnh đất nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới, với những nhiệm vụ cách mạng mới, là yêu cầu hết sức cấp thiết.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng. Báo chí, xuất bản... làm tốt chức năng tuyên truyền thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; phát hiện những nhân tố mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội, giới thiệu gương người tốt việc tốt, những điển hình tiên tiến, phê phán các hiện tượng tiêu cực, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm sai trái; coi trọng nâng cao tính chân thật, tính giáo dục và tính chiến đấu của thông tin. Khắc phục khuynh hướng "thương mại hoá" trong hoạt động báo chí, xuất bản. Nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, ý thức trách nhiệm, trình độ văn hoá và nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của đội ngũ báo chí, xuất bản”.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) một lần nữa khẳng định vai trò của hệ thống thông tin đại chúng, đồng thời đặt ra yêu cầu: “Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
47