Giải pháp về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị cho hệ thống truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 63 - 64)

8. Bố cục của luận văn

3.3.5. Giải pháp về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị cho hệ thống truyền

cấp xã.

Làm tốt công tác quy hoạch và tăng cường cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, đủ về số lượng cho hệ thống truyền thanh từ huyện đến xã. Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có năng lực được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu, đồng thời không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị cho đội ngũ làm công tác truyền thanh.

Xây dựng đội ngũ những người làm báo có trình độ nghiệp vụ cao, có bản lĩnh chính trị, có khả năng tác nghiệp năng động, sáng tạo. Có chế độ ưu đãi, khuyến khích, động viên những nhà báo giỏi. Chú trọng công tác giáo dục chính trị-tư tưởng, đào tạo, bồi dưỡng toàn diện về chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ được giao.

Cần có cơ chế cụ thể, giao Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh (thay vì Sở Thông tin và Truyền thông như hiện nay ) đảm trách đào tạo lại hoặc tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn và dài hạn để giúp người làm truyền thanh rèn luyện kỹ năng nghe, kỹ năng nói; có khả năng trình bày bằng lời nói miệng.

Trong tương lai, vẫn cần tách bạch công tác truyền thanh của đội ngũ này với những công việc khác. Có như vậy, họ mới thực sự chuyên tâm và nâng cao chất lượng chuyên môn.

3.3.5. Giải pháp về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị cho hệ thống truyền thanh truyền thanh

Để hệ thống truyền thanh đáp ứng tốt công tác tuyên truyền, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị không thể xem nhẹ. Hệ thống thiết bị đầu tư phải đảm bảo được các mục tiêu hiện tại, đồng thời vẫn đáp ứng được những yêu cầu về mở rộng, nâng cấp khi nhu cầu sử dụng tăng lên trong tương lai. Khi đầu tư một hệ thống truyền thanh (cho cả Đài huyện và Đài xã) phải đảm bảo các tiêu chí như sau:

57

+ Tính sẵn sàng cao: Hệ thống không chỉ được thiết kế để phục vụ cho

nhu cầu trước mắt mà nó còn dự báo và đáp ứng các nhu cầu mới, ngày càng tăng trong thời gian ít nhất 5 năm.

+ Công nghệ tiên tiến: Hệ thống được thiết kế với công nghệ tiên tiến

trên thế giới trong lĩnh vực truyền thông, đồng thời phù hợp với tình hình phát triển và ứng dụng hệ thống truyền thanh tại Việt Nam.

+ Tính mở: Hệ thống được thiết kế và xây dựng trên nguyên tắc mở,

nghĩa là có khả năng đáp ứng được các nhu cầu gia tăng sử dụng trong tương lai. Việc nâng cấp mở rộng trong tương lai sẽ được thực hiện dễ dàng ở các điểm mấu chốt mà không làm ảnh hưởng đến hệ thống hiện tại cũng như các ứng dụng, dịch vụ đang khai thác. Các bước đầu tư của hệ thống thiết bị đều phải mang tính kế thừa. Ngoài ra, việc sản xuất chương trình cũng cần được đẩy mạnh theo hướng ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào sản xuất chương trình; thực hiện số hoá đồng bộ trong sản xuất và truyền tải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)