8. Bố cục của luận văn
3.3.3. Giải pháp về tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền
xã, đồng thời phân công trực tiếp 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã kiêm nhiệm phụ trách Đài Truyền thanh cấp xã. Đây là giải pháp hoàn toàn khả thi, vì theo Nghị quyết 87/2013/NQ – HDND, thì bên cạnh việc qui định cụ thể 19 chức danh hoạt động không chuyên trách, cũng cho phép tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương mà được bố trí thêm một số chức danh khác.
3.3.3. Giải pháp về tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh truyền thanh
3.3.3.1. Về tổ chức, bộ máy
Xây dựng và hoàn thiện được một hệ thống các quy phạm pháp luật về hệ thống truyền thanh cơ sở một cách khoa học và phù hợp là một yêu cầu tiên quyết và quan trọng, nhưng để áp dụng và phát huy hiệu lực, hiệu quả thì cần phải xây dựng và hoàn thiện các quy định nhằm cải cách tổ chức, bộ máy quản lý thích hợp. Trong đó, cần xây dựng các quy định mới và cụ thể hơn để tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước, nâng cao vai trò của Sở Thông tin và Truyền thông trong công tác tham mưu quản lý nhà nước về hệ thống truyền thanh cơ sở. Hiện nay, Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan giúp việc cho Ủy ban Nhân dân tỉnh trong việc quản lý nhà nước về hệ thống truyền thanh cơ sở nên nhiều khi rất thụ động, phụ thuộc vào cấp trên. Trong khi đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh có quá nhiều việc phải giải quyết nên khâu quản lý về hệ thống truyền thanh cơ sở có khi bị buông lỏng và còn xem nhẹ. Vì vậy, phải có một cơ chế thích hợp để tăng tính chủ động của cơ quan quản lý về hệ thống truyền thanh cơ sở ở địa phương. Giải pháp là giao cho Ủy ban Nhân dân cấp huyện, cấp xã quản lý trực tiếp về nhân sự, cơ sở vật chất các Đài truyền thanh cấp huyện, xã như hiện nay. Nhưng về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, cần có qui định cụ thể giao cho Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn, đào tạo cả về nhân sự vận hành kỹ thuật, nội dung và tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành qui chuẩn kỹ thuật, thời lượng tiếp âm, phát sóng cụ thể. Tránh tình trạng mỗi huyện đầu tư một
54
chuẩn, một loại trang thiết bị như hiện nay. Chưa kể đến việc Sở Thông tin và Truyền thông cũng tham gia làm chủ đầu tư, mua sắm trang thiết bị cho Đài Truyền thanh cấp xã.
3.3.3.2. Về cơ chế quản lý
Hiện nay, do không định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình nên một số cơ quan chủ quản đã lạm dụng quyền hạn dẫn đến hạn chế sự phát triển của hệ thống truyền thanh cơ sở, trở thành lực lượng kìm hãm, gây khó khăn trong hoạt động; đồng thời do thiếu sự giải thích về cơ chế và quy chế hoạt động nên vấn đề quan hệ giữa cơ quan chủ quản và hệ thống truyền thanh cơ sở chưa được điều chỉnh theo yêu cầu phát triển thực tế, có hiện tượng cơ quan chủ quản giao khoán hoàn toàn cho người vận hành Đài, trạm. Vì vậy, cần hình thành sớm quy chế làm việc rõ ràng, cụ thể giữa Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh để phân định chức năng, trách nhiệm của từng bên trong việc quản lý tổ chức, bộ máy, chuyên môn nghiệp vụ, nhân lực, đầu tư trang thiết bị, quy chuẩn kỹ thuật, thời lượng tiếp âm, phát sóng cho hệ thống truyền thanh cơ sở, tránh tình trạng chồng chéo, gây lãng phí.
3.3.3.3. Về kinh phí hoạt động
Trong thời gian qua, Nghị định 61/2002/NĐ-CP về chế độ nhuận bút và Nghị Định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính được triển khai ở các địa phương trong khu vực nhưng thực tế còn nhiều bất cập. Do chưa phù hợp và cách vận dụng cũng chưa khuyến khích các Đài huyện phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sử dụng nguồn kinh phí được trang cấp. Đối với Nghị định 61/2002/NĐ-CP cần có một văn bản thay thế hoặc bổ sung nhằm phù hợp hơn với thực tế các Đài huyện (vì ở Nghị định này, mức chi trả nhuận bút tin bài cao , nhưng thực tế hiện nay áp dụng không khả thi vì quỹ nhuận bút của các Đài huyện luôn bị khống chế, nên ngay cả Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh cũng không vận dụng nổi). Đối với Nghị định 43/2006/NĐ-CP Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, khi
55
vận dụng, Ủy ban Nhân dân các huyện cần có sự tính toán toàn diện hơn để đảm bảo phát huy đúng theo tinh thần của Nghị định này. Cần có những văn bản, quy định chính thức về mức phân bổ kinh phí hoạt động chung cho các tổ thông tin trực thuộc Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao cấp huyện, căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, hoạt động truyền thanh, sản xuất tin, bài và được tính toán cho phù hợp với tình hình mới. Vì thực tế, kinh phí khoán định mức như hiện nay là quá thấp, không đáp ứng với yêu cầu hoạt động thường xuyên. Cho đến nay, vẫn chưa có được một chế độ nhuận bút thống nhất cho người làm truyền thanh huyện, mà mỗi nơi tự xoay xở một cách, mức độ nhiều hay ít tuỳ thuộc vào các mối quan hệ và sự quan tâm của lãnh đạo địa phương. Điều này dẫn đến sự khác biệt rõ rệt trong nhuận bút của huyện, thành phố và giá trị mỗi tin, bài chênh lệch từ 3 - 5 lần. Nhưng nhìn chung, nhuận bút ở cấp huyện đều còn rất thấp. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cần sớm có một chế độ nhuận bút thống nhất, nhằm kích thích khả năng sáng tạo của người làm truyền thanh cấp huyện, đồng thời tạo sự công bằng trong giá trị mỗi tin, bài. Đối với nguồn kinh phí phân bổ hàng năm, ngoài kinh phí hoạt động thường xuyên, các huyện, thành phố cần xem xét, cân đối kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản, thiết bị cố định, đầu tư trang bị cơ sở vật chất cho hệ thống truyền thanh theo hướng trước mắt và lâu dài. Cần có cơ chế kiểm tra, nhắc nhở về trách nhiệm và hỗ trợ các địa phương về mặt này, nhằm đáp ứng yêu cầu đầu tư theo hướng hiện đại, đảm bảo chất lượng phát sóng và duy trì hoạt động thường xuyên của hệ thống truyền thanh trên địa bàn.