Những vấn đề đặt ra từ bối cảnh mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 27 - 30)

8. Bố cục của luận văn

1.3.2. Những vấn đề đặt ra từ bối cảnh mới

Thông tư số 475/TTG ngày 28 ngày 9 tháng 1978 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tổ chức ngành phát thanh và truyền thanh ở cấp tỉnh và huyện đã nêu rõ: Đài Truyền thanh huyện là cơ quan sự nghiệp trực thuộc Ủy ban Nhân dân huyện, nằm trong hệ thống chuyên môn cả nước của ngành Phát thanh – Truyền hình. Nhưng do chưa có một mô hình quản lý và quy chế, định mức thống nhất trong cả nước, nên hiện nay mỗi địa phương tự đề ra một phương thức quản lý, hoạt động cho riêng mình. Cơ bản, hệ thống truyền thanh cấp huyện, cấp xã ở Việt Nam thực hiện theo hai mô hình sau:

+ Mô hình quản lý theo chiều dọc: Đài Phát thanh – Truyền hình cấp tỉnh quản lý trực tiếp, toàn diện các Đài Truyền thanh cấp huyện; Ủy ban Nhân dân cấp huyện quản lý về nội dung chương trình của các Đài huyện và có trách nhiệm huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ cho hoạt động của các Đài huyện. + Mô hình quản lý theo chiều ngang: Ủy ban Nhân dân cấp huyện quản lý toàn diện về bộ máy, biên chế nhân sự và kinh phí hoạt động của các Đài cấp huyện; Đài Phát thanh – Truyền hình cấp tỉnh chỉ tham gia hướng dẫn, bồi dưỡng về mặt nghiệp vụ; tư vấn, hỗ trợ các huyện đầu tư trang bị cơ sở vật chất

21

cho Đài huyện theo quy hoạch phát triển ngành Phát thanh – Truyền hình; giúp các Đài huyện khắc phục các sự cố kỹ thuật.

Về những ưu điểm và hạn chế của hai mô hình này, có thể nhận thấy qua một số điểm sau:

+ Với mô hình chiều dọc: Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh chịu trách nhiệm quản lý toàn diện Đài cấp huyện, kể cả việc điều hành hoạt động của Đài huyện ở địa phương. Ưu điểm của việc tổ chức quản lý theo mô hình này có thể dễ dàng nhận thấy là Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh sẽ rất thuận lợi trong việc quản lý, điều hành hoạt động các Đài Truyền thanh cấp huyện theo định hướng, mục tiêu phát triển chung của ngành và của Đài tỉnh. Tồn tại trong mô hình này, Đài Truyền thanh huyện là một tổ chức tương đương cấp phòng của Đài tỉnh, có vị trí như một “cánh tay nối dài” của Đài tỉnh ở mỗi huyện, thị, thành phố trên địa bàn. Tuy nhiên, hạn chế về kinh phí hoạt động, đầu tư trang thiết bị cho các Đài huyện và khả năng quản lý hệ thống truyền thanh cấp huyện gặp khó khăn do bị chi phối nhiều ở hoạt động chuyên môn và bộ máy tổ chức, thường là nguyên nhân khiến các Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh không muốn duy trì mô hình này.

+ Với mô hình chiều ngang: vai trò, vị trí của các Đài huyện được xem tương đương với cấp phòng, ban của Ủy ban Nhân dân cấp huyện. Các Đài tỉnh chủ yếu là giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ. Tuy mọi việc từ ngân sách, nhân sự, cơ sở vật chất đều do huyện quản lý, nhưng do mỗi huyện làm một cách nên mối quan hệ giữa Đài tỉnh và Đài huyện thường rời rạc, lỏng lẻo, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của các Đài huyện. Dù có nhiều bất cập về chuyên môn, tuy nhiên, đa phần các tỉnh trong cả nước, đều áp dụng quản lý Đài cấp huyện theo mô hình chiều ngang (đơn cử như 5 tỉnh Tây nguyên, các tỉnh miền Đông Nam bộ, các tỉnh duyên hải, miền Trung).

22

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Qua phân tích cho thấy, trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những diễn biến phức tạp nhưng trên bình diện chung, hệ thống truyền thanh cơ sở đã làm tốt vai trò, chức trách thông tin, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, là diễn đàn tin cậy của nhân dân ở địa phương. Các chương trình truyền thanh, tiếp phát luôn bám sát định hướng của Đảng, đồng thời thể hiện được tính địa phương cao, đã phản ánh khá đậm nét trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội của từng vùng, miền; thực hiện tốt chức năng giáo dục và giải trí, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết cho người dân. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ số thì để tồn tại một cách hiệu quả, đòi hỏi hệ thống truyền thanh phải có những thay đổi mạnh mẽ cả về con người và trang thiết bị, cơ sở vật chất. Tạo điều kiện cho hệ thống truyền thanh phát triển phải trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước về pháp luật đối với lĩnh vực này là vấn đề đặt ra hiện nay. Và để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, trong chương 1 đã làm rõ cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề ra những chính sách, giải pháp hiệu quả đối với việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh ở nước ta hiện nay.

23

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

HỆ THỐNG TRUYỀN THANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hệ thống truyền thanh trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)