Nguyên tắc của thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 27)

9. Kết cấu luận văn

1.2.2. Nguyên tắc của thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân

Để nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân, khi thẩm định cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân phải đảm bảo tính khách quan, minh bạch, độc lập. Công tác thẩm định phải được xem xét một cách khách quan có khoa học và toàn diện ở tất cả bước, phải kiểm tra đánh giá một cách độc lập về tất cả nội dung cần thẩm định.

- Sự tuân thủ tuyệt đối theo đúng quy trình thẩm định, đúng chính sách của ngân hàng đưa ra.

- Đảm bảo tính chính xác, trung thực. Các thông tin thu thập phải đảm bảo tính trung thực, những ý kiến, kết luận, đánh giá phải dựa trên những căn cứ pháp lý và khoa học.

1.2.3. Ý nghĩa ca thm định tín dng khách hàng cá nhân

Thẩm định tín dụng sẽ giúp các ngân hàng đánh giá trung thực khách quan và chính xác hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội của việc đầu tư, cho vay; nhờ đó ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro. Hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại không chỉ đơn thuần là hoạt động kinh doanh tiền tệ để thu lợi nhuận mà nó còn có ý nghĩa sâu xa hơn, thiết thực hơn: đó là sự tài trợ, sự giúp đỡ để khách hàng thực hiện kế hoạch phương án sản xuất kinh doanh, thực hiện dự án đầu

tư; sự hợp tác hỗ trợ giúp đỡ nhau trong kinh doanh trên nguyên tắc cùng có lợi cùng chia sẻ.

Thẩm định tín dụng, về phía ngân hàng là bảo vệ quyền lợi chính đáng của chính mình nhưng nó còn có tác dụng hỗ trợ giúp đỡ khách hàng rất nhiều. Vì thông qua thẩm định, ngân hàng có thể phát hiện những hạn chế trong quản lý kinh doanh, trong phương án tài chính và sử dụng vốn củakhách hàng. Phát hiện ra những điểm yếu cần được khắc phục, những lợi thế cần được phát huy của khách hàng trên những căn cứ xác đáng, nhất định sẽ mang lại lợi ích cho chính các khách hàng vay vốn. Thẩm định tín dụng còn bao hàm cả việc phát hiện, ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực vi phạm pháp luật trong các hoạt động kinh doanh, những hành vi móc nối làm thất thoát tiền, vốn, tài sản vì mục đích cá nhân hoặc nhóm lợi ích. Như vậy, thẩm định tín dụng vừa là một yêu cầu khách quan trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, vừa là một đòi hỏi khách quan xuất phát từ lợi ích nền kinh tế xã hội.

1.2.4. Đặc đim ca thm định tín dng khách hàng cá nhân

Nội dung các yếu tố nhằm thẩm định cho vay khách hàng cá nhân cũng gần giống như các loại cho vay khác, tuy nhiên có một sốđặc điểm cần chú ý sau:

- Thẩm định đặc điểm của khách hàng và khả năng thanh toán là quan trọng nhất, đây là yếu tố chính cần được thẩm định trong tín dụng khách hàng cá nhân.

+ Cán bộ thẩm định phải tiến hành điều tra, đánh giá tư cách khách hàng để đảm bảo rằng khách hàng vay vốn ý thức rõ ràng về trách nhiệm hoàn trả đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ, tình trạng hôn nhân, học vấn,... Mặc dù rất khó xác định nhưng việc thẩm định tư cách khách hàng là rất quan trọng, quyết định sự hoàn trả các khoản vay.

+ Về khả năng thanh toán: Người vay phải có mức thu nhập hoặc các tài sản có giá trị (Ví dụ chứng khoán, tài khoản tiền gửi...) đủđểđảm bảo rằng họ có khả năng hoàn trả khoản vay. Thẩm định nguồn trả nợ khách hàng cá nhân thì ngân hàng cần cân nhắc kỹ, cần đánh giá cụ thể những nhân tố có thểảnh hưởng đến. Bởi vì nguồn trả nợ chủ yếu trong tín dụng khách hàng cá nhân được trích từ thu nhập hiện tại mà không gắn liền với kết quả của việc sử dụng khoản vay đó; nguồn trả nợ

phụ thuộc rất lớn vào sức khỏe, quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm của người vay.

+ Đánh giá mức thu nhập: Mức thu nhập và sự ổn định thu nhập là những thông tin rất quan trọng. Những khách hàng có mức lương cơ bản và mức thu nhập ròng còn lại sau khi trang trải các chi phí sinh hoạt hàng ngày cao thì sẽđược đánh giá cao. Cán bộ thẩm định phải xác minh mức thu nhập của khách hàng, yêu cầu khách hàng cung cấp: Hợp đồng lao động; Xác nhận lương từ Ban lãnh đạo cơ quan, hợp đồng cho thuê nhà, thuê xe; Giấy phép kinh doanh...của người vay và người cùng trả nợ.

- Thẩm định mục đích vay vốn tương đối dễ dàng và đơn giản, khác với thẩm định mục đích vay kinh doanh nên công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân không đi vào thẩm định hiệu quả và nguồn thu từ việc sử dụng khoản vay đó. Ngân hàng chỉ cần khách hàng chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, khách hàng dùng khoản tiền vay vào việc gì, có hợp pháp không? Mục đích sử dụng vốn đó có hợp với chính sách cho vay của ngân hàng không? Có bằng chứng nào cho thấy khách hàng sẽ không hoàn trả khoản vay đó không?

- Sự ổn định về việc làm và nơi cư trú: Một trong số những yếu tố chính mà một cán bộ thẩm định có kinh nhiệm sẽ quan tâm là khoảng thời gian làm việc. Hầu hết các ngân hàng đều không muốn cho vay đối với những người mới chỉ làm việc tại nơi làm việc hiện tại một vài tháng. Thời gian sống tại nơi cư trú hiện tại cũng thường được coi trọng.

- Hoạt động đảo nợ: Cần kiểm tra những bằng chứng về việc quy mô của các khoản nợ tăng so với thu nhập hàng năm, hàng tháng của khách hàng. Việc đảo nợ theo kiểu vay tiền từ người này để trả cho người kia. Đây được coi như một tiêu thức về khả năng quản lý tiền vay của khách hàng.

- Khác với các thẩm định cho vay khác, để thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân, ngân hàng dùng những đánh giá định tính nhiều hơn là định lượng. Ngân hàng sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp hệ thống điểm số chỉ là điều kiện cần để ngân hàng xem xét, điều kiện đủ để có kết quả tốt nhất là kết hợp với phương pháp phán đoán.

1.2.5. Quy trình và ni dung thm định tín dng khách hàng cá nhân

1.2.5.1. Quy trình thẩm định

Tùy theo đặc điểm tổ chức và quản trị, mỗi ngân hàng sẽ thiết kế và xây dựng cho mình một quy trình thẩm định với các nội dung và phương pháp thẩm định riêng. Tuy nhiên, mục đích của phân tích tín dụng khách hàng cá nhân hướng đến việc đánh giá khả năng trả nợ vay cả gốc lẫn lãi của khách hàng nên về cơ bản các ngân hàng thẩm định theo các bước như sau:

1.2.5.2. Nội dung thẩm định

Các nội dung cần phân tích thường được các ngân hàng gộp thành từng nhóm, nhằm thẩm định từng mặt, khía cạnh khác nhau. Các ngân hàng thường sử dụng tiêu chuẩn 5C và tiêu chuẩn CAMPARI để tiến hành thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân:

Tiêu chuẩn 5C

Đây là mô hình định tính hay còn gọi là phương pháp chuyên gia, phương pháp truyền thống để đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng, người đi vay có khả năng trảđược nợ khi khoản vay đến hạn hay không, bao gồm 5 khía cạnh sau:

9 Character - tư cách của người vay: CBTD kiểm tra mục đích vay vốn của khách hàng có rõ ràng, có phù hợp với chính sách cho vay của ngân hàng, đồng thời xem xét lịch sửđi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ, còn khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Một số yếu tốđịnh tính khác như trình độ học vấn, kinh nghiệm, trách nhiệm, tính trung thực của khách hàng cũng được xem xét. Việc đánh giá tư cách khách hàng là khó xác định, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của CBTD.

9 Capacity - Năng lực của người vay: Ngân hàng xem xét hồ sơ pháp lý chứng minh năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng và người bảo lãnh.

9Cash - Thu nhập của người vay: Ngân hàng cần đánh giá khả năng tạo tiền của khách hàng, xem khách hàng có khả năng tạo ra thu nhập ổn định để trả nợ cho ngân hàng hay không?

9 Collateral - Bảo đảm tín dụng: Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng, là hình thức bảo hiểm bảo đảm của ngân hàng khi khách hàng không thể trả nợ bằng nguồn thứ nhất, đôi lúc nó được gọi là nguồn trả nợ thứ hai. CBTD cần phải đặt câu hỏi khi đánh giá tài sản: Người vay có sở hữu một tài sảnvới giá trị ròng tương xứng với khoản vay? CBTD cần phải nhạy cảm với thời gian sử dụng, tình trạng hiện tại, trình độ công nghệ.

9 Conditions - Các điều kiện khác: CBTD phải nhận biết những xu hướng gần đây của thị trường, lĩnh vực có liên quan đến mục đích vay, khách hàng vay để đánh giá tác động của những thay đổi trong nền kinh tế đối với khoản cho vay. Đồng thời ngân hàng khi cho khách hàng vay đều quy định các điều kiện nhất định về pháp lý, tài chính mà các văn bản quy phạm đã đề cập đểđảm bảo cho hoạt động tín dụng phải tuân thủ pháp luật. Đó cũng là những điều kiện cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến tín dụng như thời hạn, kỳ hạn, lãi suất...

Tiêu chuẩn CAMPARI

Đây là tiêu chuẩn khái quát hóa, nhóm hóa các cấu phần cần thẩm định của khách hàng đi vay vốn. Tuy diễn đạt khác nhưng nội dung chính cần thẩm định giống như tiêu chuẩn 5C truyền thống. Các tiêu chuẩn cần phân tích bao gồm:

9 Character - Tư cách của người vay: Đánh giá uy tín, tư cách đạo đức, trình độ, kinh nghiệm của người đi vay, xem xét uy tín trong quan hệ với ngân hàng cũng như các ngân hàng khác. Đồng thời xem mục đích vay và kế hoạch trả nợ vay có nghiêm túc.

9Ability - Năng lực của người vay: Trên hồ sơ khách hàng cung cấp, CBTD tìm hiểu năng lực pháp lý của khách hàng, năng lực hành vi dân sự của khách hàng và người bảo lãnh.

9 Margin - Lãi cho vay đối với khách hàng: Đây là yếu tố quan trọng trong hoạt động cho vay. Việc quyết định lãi suất cho vay phải dựa trên thông số về mức kỳ vọng sinh lời của ngân hàng, rủi ro tín dụng của khoản vay và tỷ lệ an toàn vốn. Đồng thời mức lãi cho vay phải tuân theo quy định của NHNN về lãi suất cho vay.

9 Purpose - Mục đích vay: Ngân hàng thẩm định mục đích vay vốn của khách hàng có hợp pháp, có nằm trong phạm vi tài trợ của ngân hàng hay không. Đây là yếu tố dễ dàng đánh giá khi cấp tín dụng khách hàng cá nhân, chỉ cần chứng minh qua các hóa đơn, chứng từ.

9 Amount - Số tiền vay: Ngân hàng căn cứ vào nhu cầu và mục đích vay vốn, khả năng hoàn trả nợ, khả năng nguồn vốn của mình và quy định của Chính phủ tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về đảm bảo tiền vay của TCTD và Luật TCTD được ban hành năm 2010.

9 Repayment - Khả năng hoàn trả nợ vay: Người đi vay phải chứng minh khả năng hoàn trả nợ khi đến hạn bằng nguồn thu nhập của mình.

9Insurance - Bảo đảm tiền vay: Đây là một trong những cách thức nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Nó giúp ngân hàng hu hồi lại vốn khi khách hàng không tuân thủ theo hợp đồng tín dụng. Tùy điều kiện cụ thể mà có thể chấp nhận tiêu chuẩn bảo đảm cho phù hợp từng khách hàng.

Cả hai tiêu chuẩn trên đều được bao hàm trong những nội dung cụ thể cần thẩm định như sau:

Bước 1: Thm định sơ b

Trước khi tiến hành thẩm định chi tiết, ngân hàng cần thẩm định sơ bộ đề nghị vay vốn của khách hàng gồm:

- Tiếp nhận hồ sơ: CBTD tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những thông tin yêu cầu của ngân hàng.

- Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra qua các cơ quan phát hành ra chúng hoặc các kênh khác:

+ Kiểm tra hồ sơ vay vốn: giấy đề nghị vay vốn, mức đề nghị vay: số tiền, thời hạn vay, mục đích vay vốn...

+ Kiểm tra hồ sơ bảo đảm tiền vay (nếu có): giấy chứng nhận sở hữu, các giấy tờ sang nhượng, mua bán liên quan khác.

Mục đích của thẩm định sơ bộ nhằm đảm bảo phương án cho vay nằm trong khuôn khổ các chính sách về quản lý hạn mức tín dụng, phù hợp chính sách tín dụng mà ngân hàng đã hoạch định. Những vấn đề cần xem xét khi kiểm tra hồ sơ:

+ Mục đích vay vốn của khách hàng có hợp pháp, có nằm trong phạm vi tài trợ của chính sách cho vay, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn của mình để tài trợ cho loại nhu cầu này không?

+ Tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơđề nghị vay vốn.

+ Đảm bảo nguyên tắc phân tán rủi ro trong cho vay, không quá tập trung vốn cho vay vào một lĩnh vực, vào những khách hàng có nguồn thu nhập tương tự nhau...

Sau khi thẩm định sơ bộđạt yêu cầu, ngân hàng tiến hành thẩm định chi tiết những nội dung cơ bản sau:

9Điều tra, thu thập thông tin về khách hàng và phương án vay vốn

Đây là vấn đề quan trọng thiết yếu đầu tiên khi thực hiện thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân, chất lượng thông tin đưa vào thẩm định có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thẩm định, qua đó ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng. Chất lượng thông tin thể hiện ở ba thuộc tính sau: đầy đủ, kịp thời và chính xác. Các nguồn thông tin thường được ngân hàng thu thập về khách hàng và phương án vay vốn là:

- Thông tin từ hồ sơ vay vốn của khách hàng

+ Tài liệu pháp lý (Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu...)

+ Các tài liệu thông tin về nghề nghiệp, nguồn thu nhập, tình trạng gia đình, học vấn...

+ Các tài liệu thuyết minh khoản vay: nhu cầu chi phí, mức vốn tự có, nhu cầu vay...

+ Các tài liệu vềđảm bảo tiền vay (nếu có): Tài sản cầm cố, thế chấp, cam kết bảo lãnh của bên thứ ba...

+ Các tài liệu khác.

- Thông tin lưu trữ tại ngân hàng: Đây là thông tin mà ngân hàng theo dõi và lưu trữ về những người đi vay đã từng có quan hệ với ngân hàng Nguồn thông tin này rất đáng tin cậy để ngân hàng sử dụng trong thẩm định. Tuy nhiên, chất lượng của nguồn này phụ thuộc vào kết quả của việc thu thập và xử lý thông tin của ngân hàng.

- Thông tin từ các cuộc điều tra, phỏng vấn: Thông tin qua phỏng vấn có ưu điểm là thông tin mới nhất, đồng thời qua nghệ thuật phỏng vấn có thể loại bỏđược một số thông tin gây nhiễu để từ đó chắt lọc thông tin chính xác hơn phục vụ cho việc thẩm định. Ngoài ra qua phỏng vấn còn có thể bổ sung thêm thông tin về khách hàng mà qua hồ sơ chưa thể thu thập đầy đủ.

- Thông tin từ các nguồn khác: Đây là nguồn thông tin có được từ sự trao đổi với các cơ quan chức năng, từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC); các cơ quan truyền thông, báo chí; từ các ấn phẩm của các cơ quan chính phủ, từ các NHTM

khác, từ các đồng nghiệp... Là nguồn thông tin có giá trị tham khảo cao mà CBTD không nên bỏ qua.

Sau khi thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về khách hàng và phương án vay vốn, CBTD sẽ tiến hành thẩm định theo trình tự sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)