Quy trình vàn ội dung thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 30 - 39)

9. Kết cấu luận văn

1.2.5. Quy trình vàn ội dung thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân

1.2.5.1. Quy trình thẩm định

Tùy theo đặc điểm tổ chức và quản trị, mỗi ngân hàng sẽ thiết kế và xây dựng cho mình một quy trình thẩm định với các nội dung và phương pháp thẩm định riêng. Tuy nhiên, mục đích của phân tích tín dụng khách hàng cá nhân hướng đến việc đánh giá khả năng trả nợ vay cả gốc lẫn lãi của khách hàng nên về cơ bản các ngân hàng thẩm định theo các bước như sau:

1.2.5.2. Nội dung thẩm định

Các nội dung cần phân tích thường được các ngân hàng gộp thành từng nhóm, nhằm thẩm định từng mặt, khía cạnh khác nhau. Các ngân hàng thường sử dụng tiêu chuẩn 5C và tiêu chuẩn CAMPARI để tiến hành thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân:

Tiêu chuẩn 5C

Đây là mô hình định tính hay còn gọi là phương pháp chuyên gia, phương pháp truyền thống để đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng, người đi vay có khả năng trảđược nợ khi khoản vay đến hạn hay không, bao gồm 5 khía cạnh sau:

9 Character - tư cách của người vay: CBTD kiểm tra mục đích vay vốn của khách hàng có rõ ràng, có phù hợp với chính sách cho vay của ngân hàng, đồng thời xem xét lịch sửđi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ, còn khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Một số yếu tốđịnh tính khác như trình độ học vấn, kinh nghiệm, trách nhiệm, tính trung thực của khách hàng cũng được xem xét. Việc đánh giá tư cách khách hàng là khó xác định, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của CBTD.

9 Capacity - Năng lực của người vay: Ngân hàng xem xét hồ sơ pháp lý chứng minh năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng và người bảo lãnh.

9Cash - Thu nhập của người vay: Ngân hàng cần đánh giá khả năng tạo tiền của khách hàng, xem khách hàng có khả năng tạo ra thu nhập ổn định để trả nợ cho ngân hàng hay không?

9 Collateral - Bảo đảm tín dụng: Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng, là hình thức bảo hiểm bảo đảm của ngân hàng khi khách hàng không thể trả nợ bằng nguồn thứ nhất, đôi lúc nó được gọi là nguồn trả nợ thứ hai. CBTD cần phải đặt câu hỏi khi đánh giá tài sản: Người vay có sở hữu một tài sảnvới giá trị ròng tương xứng với khoản vay? CBTD cần phải nhạy cảm với thời gian sử dụng, tình trạng hiện tại, trình độ công nghệ.

9 Conditions - Các điều kiện khác: CBTD phải nhận biết những xu hướng gần đây của thị trường, lĩnh vực có liên quan đến mục đích vay, khách hàng vay để đánh giá tác động của những thay đổi trong nền kinh tế đối với khoản cho vay. Đồng thời ngân hàng khi cho khách hàng vay đều quy định các điều kiện nhất định về pháp lý, tài chính mà các văn bản quy phạm đã đề cập đểđảm bảo cho hoạt động tín dụng phải tuân thủ pháp luật. Đó cũng là những điều kiện cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến tín dụng như thời hạn, kỳ hạn, lãi suất...

Tiêu chuẩn CAMPARI

Đây là tiêu chuẩn khái quát hóa, nhóm hóa các cấu phần cần thẩm định của khách hàng đi vay vốn. Tuy diễn đạt khác nhưng nội dung chính cần thẩm định giống như tiêu chuẩn 5C truyền thống. Các tiêu chuẩn cần phân tích bao gồm:

9 Character - Tư cách của người vay: Đánh giá uy tín, tư cách đạo đức, trình độ, kinh nghiệm của người đi vay, xem xét uy tín trong quan hệ với ngân hàng cũng như các ngân hàng khác. Đồng thời xem mục đích vay và kế hoạch trả nợ vay có nghiêm túc.

9Ability - Năng lực của người vay: Trên hồ sơ khách hàng cung cấp, CBTD tìm hiểu năng lực pháp lý của khách hàng, năng lực hành vi dân sự của khách hàng và người bảo lãnh.

9 Margin - Lãi cho vay đối với khách hàng: Đây là yếu tố quan trọng trong hoạt động cho vay. Việc quyết định lãi suất cho vay phải dựa trên thông số về mức kỳ vọng sinh lời của ngân hàng, rủi ro tín dụng của khoản vay và tỷ lệ an toàn vốn. Đồng thời mức lãi cho vay phải tuân theo quy định của NHNN về lãi suất cho vay.

9 Purpose - Mục đích vay: Ngân hàng thẩm định mục đích vay vốn của khách hàng có hợp pháp, có nằm trong phạm vi tài trợ của ngân hàng hay không. Đây là yếu tố dễ dàng đánh giá khi cấp tín dụng khách hàng cá nhân, chỉ cần chứng minh qua các hóa đơn, chứng từ.

9 Amount - Số tiền vay: Ngân hàng căn cứ vào nhu cầu và mục đích vay vốn, khả năng hoàn trả nợ, khả năng nguồn vốn của mình và quy định của Chính phủ tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về đảm bảo tiền vay của TCTD và Luật TCTD được ban hành năm 2010.

9 Repayment - Khả năng hoàn trả nợ vay: Người đi vay phải chứng minh khả năng hoàn trả nợ khi đến hạn bằng nguồn thu nhập của mình.

9Insurance - Bảo đảm tiền vay: Đây là một trong những cách thức nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Nó giúp ngân hàng hu hồi lại vốn khi khách hàng không tuân thủ theo hợp đồng tín dụng. Tùy điều kiện cụ thể mà có thể chấp nhận tiêu chuẩn bảo đảm cho phù hợp từng khách hàng.

Cả hai tiêu chuẩn trên đều được bao hàm trong những nội dung cụ thể cần thẩm định như sau:

Bước 1: Thm định sơ b

Trước khi tiến hành thẩm định chi tiết, ngân hàng cần thẩm định sơ bộ đề nghị vay vốn của khách hàng gồm:

- Tiếp nhận hồ sơ: CBTD tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những thông tin yêu cầu của ngân hàng.

- Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra qua các cơ quan phát hành ra chúng hoặc các kênh khác:

+ Kiểm tra hồ sơ vay vốn: giấy đề nghị vay vốn, mức đề nghị vay: số tiền, thời hạn vay, mục đích vay vốn...

+ Kiểm tra hồ sơ bảo đảm tiền vay (nếu có): giấy chứng nhận sở hữu, các giấy tờ sang nhượng, mua bán liên quan khác.

Mục đích của thẩm định sơ bộ nhằm đảm bảo phương án cho vay nằm trong khuôn khổ các chính sách về quản lý hạn mức tín dụng, phù hợp chính sách tín dụng mà ngân hàng đã hoạch định. Những vấn đề cần xem xét khi kiểm tra hồ sơ:

+ Mục đích vay vốn của khách hàng có hợp pháp, có nằm trong phạm vi tài trợ của chính sách cho vay, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn của mình để tài trợ cho loại nhu cầu này không?

+ Tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơđề nghị vay vốn.

+ Đảm bảo nguyên tắc phân tán rủi ro trong cho vay, không quá tập trung vốn cho vay vào một lĩnh vực, vào những khách hàng có nguồn thu nhập tương tự nhau...

Sau khi thẩm định sơ bộđạt yêu cầu, ngân hàng tiến hành thẩm định chi tiết những nội dung cơ bản sau:

9Điều tra, thu thập thông tin về khách hàng và phương án vay vốn

Đây là vấn đề quan trọng thiết yếu đầu tiên khi thực hiện thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân, chất lượng thông tin đưa vào thẩm định có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thẩm định, qua đó ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng. Chất lượng thông tin thể hiện ở ba thuộc tính sau: đầy đủ, kịp thời và chính xác. Các nguồn thông tin thường được ngân hàng thu thập về khách hàng và phương án vay vốn là:

- Thông tin từ hồ sơ vay vốn của khách hàng

+ Tài liệu pháp lý (Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu...)

+ Các tài liệu thông tin về nghề nghiệp, nguồn thu nhập, tình trạng gia đình, học vấn...

+ Các tài liệu thuyết minh khoản vay: nhu cầu chi phí, mức vốn tự có, nhu cầu vay...

+ Các tài liệu vềđảm bảo tiền vay (nếu có): Tài sản cầm cố, thế chấp, cam kết bảo lãnh của bên thứ ba...

+ Các tài liệu khác.

- Thông tin lưu trữ tại ngân hàng: Đây là thông tin mà ngân hàng theo dõi và lưu trữ về những người đi vay đã từng có quan hệ với ngân hàng Nguồn thông tin này rất đáng tin cậy để ngân hàng sử dụng trong thẩm định. Tuy nhiên, chất lượng của nguồn này phụ thuộc vào kết quả của việc thu thập và xử lý thông tin của ngân hàng.

- Thông tin từ các cuộc điều tra, phỏng vấn: Thông tin qua phỏng vấn có ưu điểm là thông tin mới nhất, đồng thời qua nghệ thuật phỏng vấn có thể loại bỏđược một số thông tin gây nhiễu để từ đó chắt lọc thông tin chính xác hơn phục vụ cho việc thẩm định. Ngoài ra qua phỏng vấn còn có thể bổ sung thêm thông tin về khách hàng mà qua hồ sơ chưa thể thu thập đầy đủ.

- Thông tin từ các nguồn khác: Đây là nguồn thông tin có được từ sự trao đổi với các cơ quan chức năng, từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC); các cơ quan truyền thông, báo chí; từ các ấn phẩm của các cơ quan chính phủ, từ các NHTM

khác, từ các đồng nghiệp... Là nguồn thông tin có giá trị tham khảo cao mà CBTD không nên bỏ qua.

Sau khi thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về khách hàng và phương án vay vốn, CBTD sẽ tiến hành thẩm định theo trình tự sau:

9 Thẩm định khách hàng vay vốn

Những vấn đề cần thẩm định và đánh giá về khách hàng đi vay là: - Về tư cách, năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự:

+ Các thông tin về người vay có đầy đủ và chính xác?

+ Người vay có đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật hay không?

+ Nơi thường trú có ổn định? + Sức khỏe có gì bất thường?

- Về uy tín (nợ nần): Lịch sử tín dụng của khách hàng?

- Năng lực và triển vọng tài chính: Đây là vấn đề phức tạp, khó xác định nhất trong tín dụng khách hàng cá nhân vì nếu khách hàng không phải là đối tượng hưởng lương từ các cơ quan, doanh nghiệp thì việc xác nhận năng lực tài chính khó chuẩn xác. Những vấn đề cần đánh giá:

+ Sức khoẻ có vấn đề gì bất thường? + Hôn nhân có vấn đề gì bất thường?

+ Nghề nghiệp (Đã và đang làm? Có liên quan gì đến kế phương án đang vay vốn? Hiện tại đang làm thuê hay tự kinh doanh? Công việc có lâu dài? Có ổn định? Hiện tại công việc thế nào?)...

+ Tình trạng tài chính: Đã từng bị phá sản chưa? Tài sản hiện có (Thuê hay sở hữu?, Duy nhất hay đồng sở hữu?)

+ Thu nhập từ công việc, hoạt động kinh doanh? Có ổn định?

- Sau khi thẩm định và đánh giá về khách hàng, ngân hàng tiến hành xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là công cụ quan trọng giúp NHTM đánh giá, thẩm định khách hàng một cách toàn diện. Tùy ngân hàng mà có bộ tiêu chí đánh giá và trọng số từng chỉ tiêu riêng. Nếu khách hàng đạt được số điểm chấp nhận thì sẽđược xem xét, thẩm định nội dung tiếp theo sau, ngược lại sẽ bị từ chối cho vay.

9 Thẩm định mục đích vay và phương án vay

- Thẩm định mục đích vay đối với khách hàng cá nhân là khá dễ dàng, qua chứng từ chứng minh và ngân hàng chỉ cần đánh giá:

+ Mục đích vay có nằm trong phạm vi tài trợ của chính sách tín dụng? + Mục đích vay có hợp pháp hay không?

+ Vốn vay phải được sử dụng hợp lý? - Thẩm định phương án vay vốn:

+ Xác định nhu cầu vốn cần có của phương án: Căn cứ vào các tài liệu thuyết minh về khoản tín dụng của khách hàng cung cấp, đồng thời kết hợp với nguồn thông tin tìm hiểu thực tế về nhu cầu chi phí của phương án vay, CBTD sẽ xác định được nhu cầu vốn cần có của phương án vay mà khách hàng đề nghị. + Xác định mức vay mà ngân hàng có thể tài trợ và kỳ hạn trả nợ: Trên cơ sở nhu cầu vốn cần cho phương án vay, mức vốn tự có của khách hàng, đồng thời căn cứ trên những quy định của chính sách đối với tín dụng cá nhân của ngân hàng, phương pháp xác định mức vay theo mô hình điểm số tín dụng sẽ xác định được mức cho vay mà ngân hàng có thể tài trợ. Tùy từng mục đích và đối tượng mà có các loại kỳ hạn khác nhau: ngắn hạn, trung và dài hạn.

+ Đánh giá năng lực trả nợ: Nguồn trả nợ của khách hàng bao gồm từ nguồn thu nhập, sổ tiết kiệm và nguồn khác. Đây là vấn đề đòi hỏi CBTD phải cân nhắc, đánh giá cụ thể bởi nguồn trả nợ của khách hàng ngoài lương rất khó xác định. Ngân hàng đánh giá khả năng trong tương lai người vay có các nguồn tài chính để trả nợ. Đồng thời năng lực trả nợ còn được đánh giá qua nhiều tiêu thức khác nhau như tuổi đời, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình, số dư tài khoản tiết kiệm (nếu có), nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập, sự ổn định thu nhập, khả năng tháo vát của người vay...

9 Thẩm định điều kiện đảm bảo tiền vay

Bảo đảm tiền vay là việc khách hàng vay vốn của ngân hàng dùng các loại tài sản của mình hoặc bên thứ ba để thế chấp, cầm cố, bảo lãnh hoặc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay để thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng khi người vay không thể trả nợ bằng nguồn hoàn trả thứ nhất. Vì khi thực hiện công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân, CBTD trước tiên thẩm định khả năng hoàn trả nợ vay

từ thu nhập của khách hàng. Thế nhưng việc đánh giá thu nhập kỳ vọng của khách hàng là việc phức tạp và không chắc chắn. Do đó, cần thiết xem xét thêm khả năng sử dụng tài sản đảm bảo nợ vay như một nguồn khác nữa đảm bảo cho khả năng thu nợ. Ngoài thẩm định thu nhập của khách hàng để trả nợ vay, CBTD còn phải thẩm định cả tài sản đảm bảo tiền vay. Tuy nhiên cán bộ tín dụng không nên dựa quá nhiều vào tài sản đảm bảo để cho vay.

Mục tiêu của thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng thanh lý các tài sản đảm bảo tiền vay khi cần thiết. Khả năng thanh lý tài sản nói chung phụ thuộc vào tính chất pháp lý và giá trị thị trường của tài sản. Do đó, nội dung chủ yếu tập trung vào thẩm định các khía cạnh pháp lý của tài sản và khả năng thanh lý tài sản đó theo giá trị thị trường. Cán bộ tín dụng thực hiện:

- Thẩm định giá trị pháp lý của tài sản bảo đảm tiền vay:

Khi thẩm định giá trị pháp lý của tải sản đảm bảo nợ vay, CBTD cần chia tài sản thành hai loại:

+ Tài sản có đăng ký quyền sở hữu: bất động sản như nhà xưởng, đất đai và động sản như phương tiện vận tải.

+ Tài sản không có đăng ký quyền sở hữu: hàng hoá, vàng bạc, ngoại tệ…tài sản tài chính (như trái phiếu, cổ phiếu và tín phiếu là những loại tài sản đặc biệt đôi khi có chứng nhận đôi khi không có chứng nhận sở hữu).

Thẩm định giá trị pháp lý của tài sản đảm bảo tiền vay nào có đăng ký sở hữu với cơ quan chức năng tương đối đơn giản vì cơ quan cấp chứng nhận đăng ký sở hữu đã thay ngân hàng thẩm định tính chất pháp lý của những tài sản này trước khi cấp giấy chứng nhận. Do đó, khi thẩm định CBTD chỉ cần xem xét tính chân thực của giấy chứng nhận đăng ký sở hữu, nếu cần thiết có thể liên hệ với cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)