Hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý hoạt động thẩm định tín dụng khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 78 - 80)

9. Kết cấu luận văn

3.2.1. Hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý hoạt động thẩm định tín dụng khách

Nam – Chi nhánh Thành ph Tân An, tnh Long An

- Tổ chức rà soát, phân tích đánh giá và tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng. Kiên quyết thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro.

- Tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức thuộc những lĩnh vực khác nhau liên quan đến tín dụng khách hàng cá nhân cho CBTD, cán bộ thẩm định để họ có những phán đoán, nhận định chính xác.

- Hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân theo hướng phù hợp với thực tiễn, khoa học và đồng bộ giúp CBTD thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả. Đơn giản hóa các thủ tục nhưng vẫn đảm bảo các quy định của Agribank Việt Nam, thời gian giải quyết hồ sơ cho vay nhanh.

- Cải thiện chất lượng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định, phối hợp từ các nguồn khác nhau để phân tích.

- Quản trị rủi ro tín dụng, kiểm soát nợ xấu theo mục tiêu đã đề ra. - Phân tích xếp loại khách hàng, đánh giá chất lượng tín dụng theo từng đối tượng khách hàng cụ thểđể thực hiện việc cho vay có chọn lọc.

- Kiện toàn hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộđối với công tác thẩm định, đánh giá khách quan, rà soát kịp thời để có những biện pháp phòng ngừa, khắc phục nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An

3.2.1. Hoàn thin công tác t chc, qun lý hot động thm định tín dng khách hàng cá nhân khách hàng cá nhân

Trong công tác tổ chức, quản lý hoạt động thẩm định thì việc tổ chức, phân công chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể một cách khoa học, hợp lý sẽ giúp hạn chế được rất nhiều công đoạn không cần thiết, tránh sự chồng chéo, tăng tính chuyên môn hóa, giảm thiểu đáng kể thời gian thẩm định, nâng cao khả năng cạnh tranh cho Chi nhánh mà chất lượng công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân đạt mục tiêu đề ra. Vì vậy, đề nghị trong công tác tổ chức, quản lý hoạt động của Chi nhánh theo hướng:

- Tách bạch giữa các chức năng bán hàng và thẩm định, phân định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm pháp lý giữa CBTD và cán bộ thẩm định để đảm bảo việc thực hiện được công khai, độc lập, kết quả thẩm định được khách quan. Với tầm quan trọng của thẩm định cho vay, việc phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhằm giảm thiểu tiêu cực, hạn chế rủi ro chủ quan là giải pháp cần thiết và rất quan trọng.

Có thể thực hiện chuyên môn hóa bộ phận tín dụng thành các bộ phận như sau: + Bộ phận quan hệ khách hàng: Tập trung chủ yếu vào các hoạt động tiếp thị, tiếp xúc, khởi tạo và hướng dẫn các thủ tục tín dụng theo quy định của ngân hàng. Những công việc này do các CBTD đảm trách.

+ Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng: Thực hiện các bước theo quy trình thẩm định tín dụng một cách độc lập, đưa ra các ý kiến về cấp tín dụng, cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng. Những công việc này do cán bộ thẩm định thực hiện.

+ Bộ phận tác nghiệp: Thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay theo đúng quy định, giám sát quá trình sử dụng vốn và trả nợ của khách hàng.

Việc thực hiện theo cơ chế trên sẽ giúp giảm tải cho CBTD, giúp họ có thêm thời gian chuyên tâm với công việc, nghiên cứu và hoàn thiện các kỹ năng cần thiết nhằm thẩm định cho vay đạt chất lượng và hiệu quả hơn.

- Quy hoạch, kiện toàn, sắp xếp lại đội ngũ CBTD theo yêu cầu công việc, đối tượng khách hàng, đảm bảo sắp xếp CBTD có nhiều kinh nghiệm, giỏi nghiệp vụ chuyên môn, có bản lĩnh, chính kiến, có tâm với nghề, có tinh thần học hỏi, thường xuyên cập nhật kiến thức mới. Đồng thời thường xuyên cử CBTD đi thực tế tìm

hiểu, tiếp xúc với những lĩnh vực phụ trách để họ học hỏi thêm những kỹ năng, kiến thức giúp cho quá trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân chính xác hơn, hạn chế những phán đoán sai lầm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 78 - 80)