Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 41 - 46)

9. Kết cấu luận văn

1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá

bị giảm, điều này cho thấy hoạt động thẩm định đã không mang lại hiệu quả cho ngân hàng. Ngược lại nếu thời gian thẩm định quá ngắn để tạo sự cạnh tranh trên thị trường thì chất lượng của hoạt động thẩm định cũng không cao, không phát huy vai trò đo lường và hạn chế rủi ro tín dụng. Bởi vì hoạt động thẩm định là một quá trình xem xét, đánh giá một cách toàn diện đề nghị vay vốn của khách hàng, vì vậy CBTD phải thực hiện rất nhiều khâu đánh giá nên do áp lực công việc cộng với áp lực về thời gian thì họ làm thời gian ngắn hơn nên việc đánh giá sẽ không sâu sát, chặt chẽ và khách quan, do đó hoạt động thẩm định sẽ không mang lại hiệu quả cao. Các khoản cho cho vay khách hàng cá nhân gồm cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, trong đó đa phần là trung và dài hạn. Vì thủ tục tương đối đơn giản, số tiền cho vay tương đối nhỏ, không cần phân tích đánh giá báo cáo tài chính nên thời gian trung bình một lần thẩm định cho cho vay khách hàng cá nhân nên từ 3 – 5 ngày làm việc tùy theo mục đích, đối tượng vay và ngân hàng cần thông báo rõ ràng, công khai đến khách hàng đi vay biết để chủ động trong phương án vay và hoàn tất các thủ tục đểhoạt động thẩm định đạt được hiệu quả cao.

- Chi phí trung bình cho một lần thẩm định: Đây là một chỉ tiêu rất khó đo lường bởi vì kết quả của hoạt động thẩm định hoặc đồng ý cho vay hoặc không, nên chi phí chỉ được hạch toán khi sản phẩm vay đã được ký duyệt cho vay và chi phí này khách hàng phải trả, được tính vào lãi suất cho cả quá trình sử dụng vốn vay của ngân hàng chứ không tính riêng lẻ khâu thẩm định. Còn nếu khi thẩm định hồ sơ không đạt yêu cầu cho vay thì đó là chi phí cơ hội mà ngân hàng phải chịu. Chính vì vậy, ngân hàng thường bỏ qua tiêu chí này và nó được tính chung vào chi phí hoạt động của ngân hàng.

1.2.7. Các nhân t nh hưởng đến cht lượng thm định tín dng khách hàng cá nhân hàng cá nhân

1.2.7.1. Nhân tố chủ quan thuộc về Ngân hàng

- Trình độ, năng lực và đạo đức của cán bộ thẩm định

Trong hoạt động tín dụng, cán bộ thẩm định đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu công tác thẩm định làm sai quy trình, thẩm định qua loa, không chính xác hoặc vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp,… sẽ dẫn đến các quyết định sai lầm gây tổn thất

cho ngân hàng. Vì vậy, trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực tiễn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định phải được ngân hàng quan tâm hàng đầu. Cán bộ thẩm định không ngừng được bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, cộng với chếđộ đãi ngộ thích đáng sẽ góp phần giảm bớt rủi ro cho ngân hàng trong hoạt động tín dụng.

- Tổ chức, quản lý công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân

Tổ chức công tác thẩm định là khâu trung tâm, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trước khi ra quyết định tín dụng. Do đó, công tác này cần được tổ chức thực hiện thật tốt, đánh giá trung thực khách quan và không để bất kỳ một yếu tố chủ quan nào chi phối.

- Quy mô cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại Với một lực lượng cán bộ thẩm định có giới hạn về số lượng mà phải thẩm định số khách hàng quá lớn sẽảnh hưởng không tốt đến chất lượng thẩm định. Cho nên quy mô cho vay phải phù hợp với số lượng cán bộ thẩm định.

- Số lượng và chất lượng cán bộ tín dụng thực hiện thẩm định

Số lượng cán bộ làm công tác thẩm định quá đông thì có thểđáp ứng nhu cầu thẩm định nhanh chóng nhưng làm cho bộ máy cồng kềnh, năng suất lao động thấp. Ngược lại số lượng quá ít so với nhu cầu thẩm định sẽ làm cho khách hàng mất nhiều chờ đợi, dễ mất khách hàng. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng được thể hiện ở những mặt sau: đánh giá, phân tích tài chính khách hàng một cách chính xác; thẩm định phương án kinh doanh vừa chính xác với thời gian hợp lý. Xử lý tốt các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình cho vay, quản lý các khoản vay trong và sau khi cho vay. Cán bộ tín dụng phải có khả năng nắm bắt và cập nhật được rất nhiều thông tin về các lĩnh vực để có tham mưu cho lãnh đạo ra quyết sách đầu tưđúng mang lại hiệu quả trong hoạt động.

- Phương pháp, quy trình và nội dung thẩm định

+ Phương pháp thẩm định: trực tiếp hay gián tiếp. Cán bộ thẩm định trực tiếp gặp khách hàng, trực tiếp đến nơi ở, nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để kiểm tra, đối chiếu giữa hồ sơ và thực tế. Cán bộ thẩm định phân tích, đánh giá các hồ sơ do khách hàng cung cấp và thông tin ngân hàng có được từ lịch sử giao dịch, thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam – Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam (CIC),… Cho dù các ngân hàng áp dụng quy trình cho vay nào, có được chia làm 3 khâu: đề xuất, phê duyệt và giải ngân hay chưa được tách bạch rõ ràng thì đều hướng đến mục tiêu kiểm soát lẫn nhau nhằm phòng ngừa và kịp thời phát hiện ra những sai sót và có biện pháp xử lý kịp thời.

+ Ngân hàng xây dựng quy trình thẩm định chặt chẽ, cán bộ thẩm định tuân thủ quy trình và khách quan trong công tác thẩm định sẽ giúp các ngân hàng đánh giá trung thực khách quan và chính xác hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội của việc đầu tư, cho vay, nhờđó ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro.

+ Nội dung thẩm định bao gồm các điều kiện mà cán bộ thẩm định, phân tích xem khách hàng vay vốn có thỏa mãn hay không. Các điều kiện đó là: Khách hàng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật; Khách hàng vay vốn có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; Khách hàng vay vốn có mục đích sử dụng vốn hợp pháp; Có phương án sản xuất kinh doanh khả thi có hiệu quả; thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Nguồn thông tin tín dụng để thẩm định

Thông tin khách hàng do ngân hàng chủ động tiếp cận, khai thác và cách thức sử dụng như thế nào sẽảnh hưởng đến kết quả của công tác thẩm định tín dụng của ngân hàng.

- Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác thẩm định

Lịch sử giao dịch của khách hàng với ngân hàng được lưu trữ như thế nào, việc ứng dụng công nghệ trong việc truy xuất dữ liệu thông tin khách hàng có hợp lý chưa, khai thác thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC) có triệt để chưa, …

1.2.7.2. Nhân tố khách quan

- Công tác thẩm định tín dụng chịu sựđiều khiển và chi phối rất lớn của các văn bản pháp luật

Hệ thống các văn bản luật, nghị định hướng dẫn được quy định chặt chẽ sẽ góp phần tác động tích cực đến hiệu quả của hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, môi

trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường văn hóa - xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến quy trình thẩm định tín dụng.

- Khả năng về tài chính của khách hàng

Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để ngân hàng quyết định xem xét cho vay. Điều kiện này vừa tốt cho ngân hàng vừa tốt cho khách hàng. Mục tiêu tối quan trọng của thẩm định tín dụng là đánh giá chính xác khả năng trả nợ của khách hàng. Với các thông tin có được ngân hàng chỉ có thểđánh giá được quá khứ và hiện tại của khách hàng trong khi việc thu nợ lại diễn ra trong tương lai.

- Sự cạnh tranh trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

Trước áp lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khác, công tác thẩm định vừa phải đảm bảo ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong công tác cho vay vừa phải góp phần không những giữ vững mà còn phải tăng trưởng dư nợ cho vay. Có nghĩa là vừa phải đảm bảo không bỏ mất cơ hội có thêm khách hàng tốt cũng như không phải chọn nhầm khách hàng không tốt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 tác giảđã đề cập một cách khái quát những lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, khái niệm, bản chất và vai trò của tín dụng ngân hàng. Tác giả đi sâu vào tìm hiểu nội dung cụ thể cần thẩm định trong tín dụng đối với khách hàng cá nhân của NHTM, các tiêu chí để đánh giá kết quả thẩm định tín dụng đối với khách hàng cá nhân và những yếu tốảnh hưởng đến công tác thẩm định tín ụng đối với khách hàng cá nhân của NHTM.

Những cơ sở lý luận này là căn cứđể tác giả đi vào phân tích thực trạng công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Agribank - Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An trong chương 2; đánh giá những thành công và những hạn chế tồn tại và nguyên nhân; từđó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Chi nhánh trong chương 3.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ TÂN AN, TỈNH LONG AN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)