Định hướng nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 77)

9. Kết cấu luận văn

3.1. Định hướng nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân

của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An

3.1.1. Định hướng ca Ngân hàng Nông nghip và Phát trin Nông thôn Vit Nam – Chi nhánh tnh Long An đối vi hot động tín dng khách hàng cá nhân

Trên cơ sở định hướng và mục tiêu cho vay của Hội sở, Agribank - Chi nhánh tỉnh Long An đã vạch ra định hướng đối với tín dụng khách hàng cá nhân được thể hiện qua các nội dung sau:

- Tiếp tục phát triển dư nợ trên cơ sở nguồn vốn huy động trên thị trường và lựa chọn khách hàng cá nhân có năng lực tài chính tốt để cho vay.

- Về sản phẩm, Chi nhánh đặt mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm: Ngoài cho vay mua và sửa chữa nhà, mua phương tiện đi lại, mua sắm vật dụng gia đình đã phát triển mạnh, Agribank – Chi nhánh tỉnh Long An tiếp tục tăng cường đẩy mạnh việc phát triển cho vay các sản phẩm cho vay du học và chữa bệnh, đi du lịch,...hiện nay có tỷ trọng quá nhỏ bé trong hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân.

- Tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân, xử lý nợ xấu, nợ quá hạn toàn Agribank – Chi nhánh tỉnh Long An, đối với những Chi nhánh và Phòng giao dịch trực thuộc có nợ xấu, nợ quá hạn cao, vi phạm các quy định trong công tác cho vay thì áp dụng các biện pháp: kiểm soát đặc biệt, giảm hạn mức chỉ tiêu tín dụng, giảm hạn mức ủy quyền phán quyết...

- Chính sách lãi suất đối với tín dụng khách hàng cá nhân: Duy trì chính sách lãi suất sàn, điều chỉnh cho một số khách hàng có uy tín trong quan hệ tín dụng và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Agribank.

- Đôn đốc Chi nhánh lập hồ sơ xử lý rủi ro, xét miễn giảm lãi suất theo quy định. Kiểm tra tính tuân thủ quy trình, thủ tục hồ sơ cho vay và công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại các Chi nhánh trực thuộc.

* Các chỉ tiêu kế hoạch của Agribank - Chi nhánh tỉnh Long An: - Nguồn vốn tăng từ 11%-13%;

- Dư nợ tăng 9% - 11%; - Nợ xấu dưới 3%.

3.1.2. Định hướng nâng cao cht lượng công tác thm định tín dng khách hàng cá nhân ti Ngân hàng Nông nghip và Phát trin Nông thôn Vit Nam – Chi nhánh Thành ph Tân An, tnh Long An

- Tổ chức rà soát, phân tích đánh giá và tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng. Kiên quyết thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro.

- Tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức thuộc những lĩnh vực khác nhau liên quan đến tín dụng khách hàng cá nhân cho CBTD, cán bộ thẩm định để họ có những phán đoán, nhận định chính xác.

- Hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân theo hướng phù hợp với thực tiễn, khoa học và đồng bộ giúp CBTD thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả. Đơn giản hóa các thủ tục nhưng vẫn đảm bảo các quy định của Agribank Việt Nam, thời gian giải quyết hồ sơ cho vay nhanh.

- Cải thiện chất lượng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định, phối hợp từ các nguồn khác nhau để phân tích.

- Quản trị rủi ro tín dụng, kiểm soát nợ xấu theo mục tiêu đã đề ra. - Phân tích xếp loại khách hàng, đánh giá chất lượng tín dụng theo từng đối tượng khách hàng cụ thểđể thực hiện việc cho vay có chọn lọc.

- Kiện toàn hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộđối với công tác thẩm định, đánh giá khách quan, rà soát kịp thời để có những biện pháp phòng ngừa, khắc phục nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An

3.2.1. Hoàn thin công tác t chc, qun lý hot động thm định tín dng khách hàng cá nhân khách hàng cá nhân

Trong công tác tổ chức, quản lý hoạt động thẩm định thì việc tổ chức, phân công chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể một cách khoa học, hợp lý sẽ giúp hạn chế được rất nhiều công đoạn không cần thiết, tránh sự chồng chéo, tăng tính chuyên môn hóa, giảm thiểu đáng kể thời gian thẩm định, nâng cao khả năng cạnh tranh cho Chi nhánh mà chất lượng công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân đạt mục tiêu đề ra. Vì vậy, đề nghị trong công tác tổ chức, quản lý hoạt động của Chi nhánh theo hướng:

- Tách bạch giữa các chức năng bán hàng và thẩm định, phân định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm pháp lý giữa CBTD và cán bộ thẩm định để đảm bảo việc thực hiện được công khai, độc lập, kết quả thẩm định được khách quan. Với tầm quan trọng của thẩm định cho vay, việc phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhằm giảm thiểu tiêu cực, hạn chế rủi ro chủ quan là giải pháp cần thiết và rất quan trọng.

Có thể thực hiện chuyên môn hóa bộ phận tín dụng thành các bộ phận như sau: + Bộ phận quan hệ khách hàng: Tập trung chủ yếu vào các hoạt động tiếp thị, tiếp xúc, khởi tạo và hướng dẫn các thủ tục tín dụng theo quy định của ngân hàng. Những công việc này do các CBTD đảm trách.

+ Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng: Thực hiện các bước theo quy trình thẩm định tín dụng một cách độc lập, đưa ra các ý kiến về cấp tín dụng, cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng. Những công việc này do cán bộ thẩm định thực hiện.

+ Bộ phận tác nghiệp: Thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay theo đúng quy định, giám sát quá trình sử dụng vốn và trả nợ của khách hàng.

Việc thực hiện theo cơ chế trên sẽ giúp giảm tải cho CBTD, giúp họ có thêm thời gian chuyên tâm với công việc, nghiên cứu và hoàn thiện các kỹ năng cần thiết nhằm thẩm định cho vay đạt chất lượng và hiệu quả hơn.

- Quy hoạch, kiện toàn, sắp xếp lại đội ngũ CBTD theo yêu cầu công việc, đối tượng khách hàng, đảm bảo sắp xếp CBTD có nhiều kinh nghiệm, giỏi nghiệp vụ chuyên môn, có bản lĩnh, chính kiến, có tâm với nghề, có tinh thần học hỏi, thường xuyên cập nhật kiến thức mới. Đồng thời thường xuyên cử CBTD đi thực tế tìm

hiểu, tiếp xúc với những lĩnh vực phụ trách để họ học hỏi thêm những kỹ năng, kiến thức giúp cho quá trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân chính xác hơn, hạn chế những phán đoán sai lầm.

3.2.2. Không ngng hoàn thin, c th hóa và đảm bo tuân th nghiêm túc quy trình, ni dung thm định tín dng khách hàng cá nhân quy trình, ni dung thm định tín dng khách hàng cá nhân

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện quy trình, nội dung thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân một cách rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế, khoa học nhằm hạn chế và ngăn ngừa những rủi ro do yếu tố con người và sự bất đối xứng thông tin gây ra. Vì thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân đa phần là định tính, những yếu tố định lượng lại ít có căn cứđể kiểm tra, kiểm chứng như cho vay doanh nghiệp mà chủ yếu do nhận định chủ quan trên cơ sở phán đoán của CBTD nên đây yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Do đó, Chi nhánh cần cụ thể hóa các nội dung thẩm định, chẳng hạn như khi thẩm định phương án vay vốn và nguồn trả nợ cần đưa ra những quy định, căn cứ để CBTD so sánh, đối chiếu mức độ hợp lý của các khoản mục chi phí, các khoản thu nhập ngoài lương trên sổ sách…

- Cần thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các quy trình thẩm định về tín dụng khách hàng cá nhân theo hướng dẫn thẩm định trong Sổ tay tín dụng của Agribank. Mặc dù Agribank đã ban hành Sổ tay tín dụng quy định quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân cụ thể nhưng thực tế hiện nay tại Chi nhánh, CBTD chưa tuân thủ một cách nghiêm túc, thẩm định các nội dung mang tính hình thức như đánh giá các tiêu chí chấm điểm và xếp hạng tín dụng,… nên chưa thực sự phát huy hiệu quả của công tác này.

- CBTD cần thực hiện nghiêm túc 5 điều kiện vay vốn: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, cư trú tại địa bàn nơi Chi nhánh đóng trụ sở; Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; Có đủ khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; Có dự án đầu tư, phương án phục vụđời sống khả thi; Thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay theo qui định của Chính phủ, NHNN và Agribank Việt Nam. Trong đó cán bộ thẩm định cần chú trọng thẩm định điều kiện khả năng tài chính để trả nợ trong thời hạn vay bởi đây là vấn đề quan trọng trong thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân.

- Hoàn thiện và hệ thống hóa các văn bản, quy định của Chi nhánh trên cơ sở những quy định của NHNN, của Agribank Việt Nam. Ngoài ra, để các chính sách, quy định được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác Chi nhánh cần xây dựng quy trình hướng dẫn chi tiết việc triển khai văn bản, tránh giao phó trách nhiệm này cho các lãnh đạo phòng ban, các CBTD tự thực hiện, sẽ dễ dẫn đến mỗi người triển khai mỗi kiểu, dễ gây rủi ro cho ngân hàng. Có như vậy, công tác triển khai văn bản mới thực sự khoa học, chất lượng, sâu sát, đảm bảo mọi cán bộ nắm vững và thực hiện nhanh chóng, nghiêm túc.

3.2.3. Hoàn thin chính sách qun tr ngun nhân lc trong công tác thm

định tín dng khách hàng cá nhân

Yếu tố con người là giải pháp quyết định và quan trọng nhất để công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân đạt hiệu quả cao. Mọi yếu tố khác dù có hoàn hảo thế nào mà con người không đủ kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để thực thi và tuân thủ thì cũng không mang lại kết quả thẩm định cho vay tốt và hạn chếđược rủi ro.Vì vậy:

- Cấp quản lý cần nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của nhân tố con người ảnh hưởng đến công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân của Chi nhánh.

- Cấp quản lý cần hoạch định nguồn nhân lực và phát triển các chương trình nhằm đảm bảo sự sẵn sàng về số lượng và chất lượng mong muốn của lực lượng cán bộ thẩm định cho Chi nhánh ở đúng nơi và vào đúng lúc.

- Cần thường xuyên thu thập, đánh giá, phân tích các đặc điểm cần đáp ứng trong thời đại mới đối với công việc thẩm định để từđó làm cơ sở cho việc chọn lựa và chương trình huấn luyện, đào tạo các cán bộ thẩm định, đảm bảo hệ thống đánh giá và thù lao được xây dựng trên cơ sở nhu cầu và tính chất quan trọng của công việc thẩm định.

- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức cho đội ngũ cán bộ thẩm định. Để tránh tâm lý chủ quan, thiếu tinh thần học hỏi của một bộ phận cán bộ thẩm định, Chi nhánh thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ mà kết quả học tập của các khóa học trên được gắn liền với năng suất, hiệu quả công việc, làm tiêu chí để đánh giá cán bộ. Nội dung các khóa học bồi

dưỡng chuyên môn cần chú trọng đến thực tiễn, sinh động nhằm tạo sự tích cực, chủ động trong việc tiếp thu và giải quyết những thắc mắc trong thực tế làm việc của các cán bộ thẩm định. Ngoài ra, các kiến thức còn được mở rộng hơn, không chỉ gói gọn trong công tác chuyên môn về thẩm định tín dụng mà còn liên quan đến những kỹ năng hỗ trợ khác không kém phần quan trọng trong quá trình tác nghiệp của cán bộ thẩm định như kiến thức về pháp luật, kiến thức tổng thể về kinh tế thị trường, khả năng giao tiếp ứng xử và đàm phán với khách hàng, khả năng nhận định, đánh giá khách hàng, tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

- Khuyến khích và tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ chi phí cho các cán bộ nhân viên được đi học nâng cao trình độ. Tổ chức các buổi thảo luận, tham quan các đơn vị tiên tiến trong các ngành, lĩnh vực khác nhau để cán bộ thẩm định học hỏi lẫn nhau, nắm bắt thông tin thị trường.

- Chi nhánh cần chú trọng tăng cường bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính kỷ cương tuân thủ quy định tín dụng, gắn trách nhiệm với quyền lợi của CBTD và cán bộ thẩm định

- Định kỳ đánh giá thành tích, kiểm soát quá trình thực hiện công việc thẩm định và thành quả của nó. Đó là cơ sởđể có chính sách khen thưởng, đãi ngộ hợp lý, chế tài xử phạt nghiêm khắc những sai phạm nhằm tạo động lực cho sự nỗ lực của các cán bộ thẩm định, sự vươn lên khẳng định vai trò và tầm quan trọng của họ vì mục tiêu chung của Chi nhánh cũng như hạn chế tình trạng chảy máu chất xám những cán bộ thẩm định giỏi, nòng cốt sang các NHTM khác.

- Đối với những cán bộ thẩm định vi phạm quy chế, quy trình thẩm định phải được xử lý nghiêm khắc gắn với trách nhiệm bồi thường vật chất, cán bộ thẩm định tha hóa đạo đức nghề nghiệp, cố ý không chấp hành quy trình nghiệp vụ dẫn đến tổn thất nghiêm trọng phải bị xử lý nghiêm minh.

3.2.4. Tăng cường công tác thu thp, x lý, lưu tr và khai thác thông tin phc v cho hot động thm định tín dng khách hàng cá nhân

Với các món vay đối với khách hàng cá nhân; ngân hàng không mất nhiều thời gian, chi phí để thẩm định như các loại cho vay khác nên nội dung quan trọng nhất mà Chi nhánh cần chú trọng là thu thập, xử lý, lưu trữ và khai thác các nguồn thông tin để thẩm định như vềđặc điểm, tư cách khách hàng, năng lực pháp lý, năng lực

tài chính và năng lực hoàn trả của người đi vay. Vì vậy, để có được nguồn thông tin tốt cần hoàn thiện một số vấn đề sau:

- Xây dựng các kênh thu thập, bộ phận chuyên trách sàng lọc và xử lý thông tin từ nhiều nguồn bên ngoài khác nhau tạo ra nguồn thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ, hạn chế sự bất đối xứng thông tin giúp cho công tác thẩm định được chính xác, hạn chếđược những rủi ro tín dụng.

- Xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu thẩm định cho khách hàng trong nội bộ ngân hàng. Hệ thống thông tin về khách hàng trong quá khứ cũng như hiện tại phải được lưu trữ một cách khoa học, chính xác, đầy đủ, thuận lợi cho việc tìm kiếm, liên tục cập nhật, trao đổi thông tin giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động tín dụng.

- Ngoài việc tiếp cận và thu thập thông tin qua các phương tiện kỹ thuật công nghệ hiện đại, việc khai thác thông tin từ các kênh truyền thống như các cơ quan ban ngành Nhà nước, từđiều tra thăm dò thị trường... Vì vậy cần thiết lập mối quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)