8. Kết cấu của luận văn 5
1.1.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng 14
Khi RRTD xảy ra sẽ phát sinh các khoản nợ khó đòi, sự ứ đọng vốn dẫn đến giảm vòng quay vốn ngân hàng. Mặt khác, khi có quá nhiều các khoản nợ khó đòi
hoặc không thu hồi được sẽ phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu nợ,… các chi phí này cao hơn khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất nợ quá hạn, vì đây chỉ là những khoản thu nhập ảo, một trong những biện pháp xử lý của ngân hàng, thực tế ngân hàng rất khó có thể thu hồi đầy đủ chúng. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động trong khi một bộ phận tài sản của ngân hàng không thu được lãi cũng như không chuyển được thành tiền cho người khác vay và thu lãi. Kết quả là lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm sút.
Giảm khả năng thanh toán của ngân hàng: Ngân hàng thường lập kế hoạch cân đối dòng tiền ra ( trả lãi và gốc tiền gửi, cho vay, đầu tư mới,…) và dòng tiền vào ( nhận tiền gửi, tiền thu nợ gốc và lãi cho vay,…) tại các thời điểm trong tương lai. Khi các hợp đồng vay không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến sự không cân đối giữa hai dòng tiền. Một thực tế diễn ra, các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn trong khi các khoản tiền vay của khách hàng lại không được hoàn trảđúng hẹn.
Giảm uy tín của ngân hàng: Tình trạng mất khả năng chi trả tái diễn nhiều lần, hay những thông tin về RRTD của ngân hàng bị tiết lộ ra công chúng, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút, đây là cơ hội tốt cho các đối thủ cạnh tranh giành giật lấy thị trường và khách hàng.
Phá sản ngân hàng: Nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng khó khăn trong việc hoàn trả, nhất là những khoản vay lớn thì có thể dẫn đến khủng hoảng trong hoạt động của chính ngân hàng. Khi ngân hàng không chuẩn bị trước các phương án dự phòng, không đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu rút vốn quá lớn, sẽ nhanh chống mất khả năng thanh toán, dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng.