Áp dụng hình thức bảo hiểm cho vay để đảm bảo an toàn vốn cho các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 88)

8. Kết cấu của luận văn 5 

3.2.9. Áp dụng hình thức bảo hiểm cho vay để đảm bảo an toàn vốn cho các

khoản vay có rủi ro cao

Hợp đồng quyền tín dụng: đây là công cụ bảo vệ ngân hàng trước những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng. Khi chất lượng tín dụng của ngân hàng bị giảm sút hợp đồng quyền tín dụng sẽ giúp ngân hàng bù đắp các chi phí vay vốn. Nếu các khoản vay của khách hàng bị giảm giá hay không thể thanh toán, hợp đồng quyền tín dụng sẽđảm bảo an toàn cho ngân hàng.

Nghiên cứu và áp dụng các nghiệp vụ hoán đổi hợp đồng tín dụng với các ngân hàng thương mại khác, bước đầu có thể trong phạm vi liên minh ngân hàng trong nước, sau đó phát triển rộng ra với tất cả các ngân hàng trong nước và nước

ngoài để tăng tính thanh khoản của dư nợ tín dụng đồng thời có nguồn tài chính để chủđộng ứng phó với những tổn thất khi nợ xấu phát sinh.

3.2.10.Xây dựng kho dữ liệu thông tin khách hàng bài bản, khoa học

Để phục vụ công tác quản lý tín dụng hiệu quả, Sacombank nên xây dựng kho dữ liệu thông tin khách hàng bài bản, khoa học dễ cập nhật, dễ truy xuất giúp cán bộ tín dụng dễ dàng cập nhật và truy xuất thông tin phục vụ công tác thẩm định, phân tích khách hàng nhằm giảm thời gian, tiết kiệm chi phí. Sacombank nên xây dựng kho dữ liệu thông tin tín dụng trên một phần mềm hiện đại, có đầy đủ các trường để lưu trữ thông tin khách hàng, có thể tích hợp thêm chức năng theo dõi tình trạng nợ và cảnh báo rủi ro. Có quy định rõ ràng về việc cập nhật thông tin khách hàng là một khâu trong quy trình tín dụng, Thông tin cập nhật cần được kiểm duyệt khắt khe nhằm đảm bảo nguồn thông tin chân thực, chính xác. Sacombank triển khai chung một chương trình lưu trữ thông tin thống nhất để tạo nên một ngân hàng dữ liệu phục vụ quản trị rủi ro cho toàn hệ thống.

3.3. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng. Đồng thời cần nghiên cứu đưa ra các cảnh bảo sớm về các rủi ro tiềm ẩn mà các ngân hàng thương mại đang và sẽ đối mặt: rủi ro tập trung danh mục, rủi ro về môi trường kinh tế, rủi ro chính trị ....đây là những cảnh báo sớm rất hữu ích cho các ngân hàng thương mại trong điều kiện thông tin thu thập còn nhiều hạn chế.

Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng CIC của ngân hàng Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng.

Với vai trò là cơ quan đẫu mối quản lý vĩ mô của nhà nước trong lĩnh vực tín dụng Ngân hàng Nhà nước cần có những phân tích và dự báo về diễn biến thị trường tín dụng trong từng thời kỳ căn cứ trên cơ sở các biến số kinh tế, tiền tệ Vĩ mô thông qua các mô hình định tính và định lượng phù hợp. Thông qua đó cung cấp các đánh giá và dự báo vĩ mô về diễn biến tiền tệ, tín dụng với chất lượng cao để

các ngân hàng thương mại có cơ sở tham khảo một cách tin cậy khi hoạch đinh chiến lược phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của mình.

Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ Trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của ngân hàng Nhà nước, ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của uỷ ban Basel, tuân thủ nguyên tắc thận trọng trong thanh tra.

Phối hợp chặt chẽ với các Bộ Ngành có liên quan giải quyết các vướng mắc của TCTD trong quá trình xử lý nợ xấu. NHNN cần đề xuất với Chính phủ ban hành các quy định cụ thể, chi tiết trách nhiệm của từng Bộ, Ban Ngành có liên quan như: Cơ quan công an, Chính quyền địa phương, Sở Tài nguyên môi trường để nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản thu hồi nợ.

Xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá về chất lượng hệ thống kiểm soát rủi ro của NHTM. Các tiêu chí này cần cụ thể, rõ ràng và sát với thực tế để giúp NHNN có thể đánh giá được đúng đắn chất lượng của công tác quản trị rủi ro tại các NHTM. Xây dựng hệ thống báo cáo và hệ thống mạng thông tin trực tuyến với các NHTM để đẩy mạnh công tác giám sát, quản lý từ xa.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng, những tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank trong thời gian qua. Trong chương 3 tác giảđã đưa ra một số giải pháp đối với Sacombank và kiến nghị NHNN nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong thời gian tới. Nếu các giải pháp này được thực hiện đồng bộ thì chất lượng tín dụng của Sacombank sẽ gia tăng, từ đó góp phần nâng hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank.

KẾT LUẬN

Trước những yêu cầu thực tế khách quan cùng với việc áp dụng các biện pháp nghiên cứu linh hoạt, luận văn đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra:

Khẳng định rủi ro tín dụng là tất yếu và quản trị rủi ro tín dụng là không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đây là vấn đề còn mới trong khuôn khổ của đề tài tập trung nghiên cứu.

Quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank được nghiên cứu theo hướng: phát hiện các biểu hiện của rủi ro tín dụng, tìm ra nguyên nhân của chúng, đưa ra các giải pháp khắc phục. Các biểu hiện của rủi ro tín dụng được biểu hiện trong từng khâu của công tác quản trị rủi ro tín dụng: nợ tồn động vẫn còn ở con số cao 13.744 tỷ đồng ( tương đương 6,91%/tổng dư nợ) năm 2016, sang năm 2018 nợ quá hạn còn 5.641 tỷđồng ( tưng đương 2,13%/ tổng dư nợ); Công tác xử lý nợ xấu, nợ quá hạn tương đối hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ năm 2018 là 2,91% thấp hơn nhiều so mức chuẩn (dưới 5%). Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ vẫn còn ở con số cao là 2,91% năm 2018; Thêm nữa, công cụ quản trị rủi ro tín dụng áp dụng chưa đầy đủ và hoàn thiện; Việc lượng hoá và đo lượng rủi ro tín dụng còn yếu; Chưa xây dựng mô hình cảnh báo sớm rủi ro tín dụng; Chất lượng thẩm định chưa cao; thông tin tín dụng chưa đầy đủ và độ chính xác chưa cao; rủi ro xuất phát từ phía cán bộ tín dụng...

Nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank, luận văn đã đưa ra một số giải pháp có tính khả thi: tích cực xử lý nợ xấu, nợ quá hạn; hoàn thiện các công cụ quản trị rủi ro tín dụng; Cơ cấu lại bộ phận tín dụng mang tính chuyên môn hoá; nâng cao chất lượng thẩm đinh và hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát khoản vay; tổ chức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho đủ và đúng; Chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Nâng cao khả năng và hiệu quả trong công tác thu thập thông tin tín dụng; lựa chọn danh mục tài sản đảm bảo sao cho hợp lý và hiệu quả; đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ và có biện pháp đối phó với những thay đổi từ yếu tố bên ngoài. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước, các Bộ ngành liên quan, với ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh và an toàn trong hoạt động tín dụng.

Tuy nhiên, luận văn còn có mặt hạn chế cần có sự triển khai nghiên cứu tiếp, cụ thể là: Với khoảng thời lượng nghiên cứu chưa đủ dài nên trong phần giải pháp tác giả mới chỉ kể ra một số mô hình lý thuyết về chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng được áp dụng phổ biến trên thế giới và một số ngân hàng thưong mại Việt Nam đã đem lại hiệu quả cao trong quản trị rủi ro tín dụng mà chưa đưa ra được một mô hình lý thuyết cụ thể nào phù hợp nhất để áp dụng vào hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của Sacombank./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Bùi Diệu Anh (2013), “Hoạt động kinh doanh ngân hàng”, Nhà xuất bản Phương Đông.

2. TS. Bùi Diệu Anh (2011), “Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng”, Nhà xuất bản Phương Đông.

3. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2014), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, nhà xuất bản kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

4. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2016), “Quản trị ngân hàng thương mại”, nhà xuất bản kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

5. TS. Đoàn Thị Hồng (2017) Tài liệu bài giảng “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, trường Đại học Kinh tế Công Nghiệp Long An.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng nhà nước về việc Ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ tài chính về việc Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam về việc Quy định về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. 9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 02/2013/TT-NHNN của ngân hàng

nhà nước về việc Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngày 21 tháng 01 năm 2013.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 09/2015/TT-NHNN của ngân hàng nhà nước về việc quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ký ngày 17 tháng 07 năm 2015.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 36/2014/NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt

động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ký ngày 20 tháng 11 năm 2014.

12. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính giai đoạn 2016, 2017, 2018.

13. Quốc hội (2010), “Luật các tổ chức tín dụng”, số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.

14. Quốc hội (2017), Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 88)