Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 74 - 77)

8. Kết cấu của luận văn 5 

3.1.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ

phần Sài Gòn Thương Tín đến năm 2025

Với phương châm “Lấy khách hàng là trọng tâm, nhân sự là nòng cốt”, Sacombank sẽ tiếp tục hành trình tiên phong bằng tinh thần kiện toàn và tăng tốc, đột phá và sáng tạo để trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng hàng đầu Việt Nam và vươn tầm khu vực thông qua các mục tiêu: (i) Gia tăng hiệu quả kinh doanh, Phát triển quy mô và thị phần, Cải thiện các chỉ số tài chính; (ii) Đẩy mạnh hoạt động Ngân hàng số và ứng dụng CNTT hiện đại; (iii) Tăng cường trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng; (iv) Tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng nhân sự và cải thiện môi trường làm việc; (v) Nâng cao hình ảnh thương hiệu, Kiện toàn văn hóa doanh nghiệp; (vi) Phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo.

Bước vào giai đoạn mới hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh, thách thức sau khi Việt Nam cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính - ngân hàng, Sacombank xác định kiên trì mục tiêu và định hướng phát triển theo hướng Ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng hàng đầu Việt Nam và vươn tầm khu vực.

Để đạt được các mục tiêu trên, Sacombank tập trung toàn hệ thống thực hiện đồng bộ các giải pháp, đó là: Thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Chính phủ, NHNN về chính sách tiền tệ hàng năm; đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế; tiếp tục đổi mới và tăng cường quản lý điều hành kế hoạch kinh doanh, bám sát diễn biến thị trường nhằm tăng trưởng nguồn vốn và ổn định thanh khoản; tăng cường mở rộng hợp tác, kết nối thanh toán với các tổ chức, doanh nghiệp lớn; xây dựng lộ trình thực hiện Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của NHNN, Thông tư số

19/2010/TT ngày 27/09/2010 của NHNN; Thông tư 02, Thông tư số 09/2014/TT- NHNN ngày 18/3/2014 của NHNN; cùng hàng loạt văn bản khác của NHNN liên quan đến quản lý RRTD, tiếp tục đưa thương hiệu, văn hóa Sacombank không ngừng lan tỏa, nâng cao sức cạnh tranh, khẳng định vị thế, uy tín của một định chế tài chính lớn nhất Việt Nam.

Ngày 22/5 vừa qua, đề án tái cơ cấu sau sáp nhập của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt với thời gian thực hiện là đến hết năm 2025. Một số nội dung cơ bản đã được phê duyệt cụ thể như sau:

Thứ nhất, theo Đề án tái cơ cấu do Sacombank xây dựng, NHNN cho phép Sacombank khoanh số lãi dự thu đã ghi nhận của các khoản nợ xấu và tài sản tồn đọng trên báo cáo tài chính của ngân hàng đến ngày 31/12/2015, phân bổ dần số lãi và phí dự thu này vào chi phí hoạt động kinh doanh theo năng lực tài chính trong thời hạn tối đa 10 năm.

Cụ thể, các khoản lãi dự thu được NHNN cho phép khoanh lại và phân bổ dần tính đến cuối năm 2016 gồm khoản lãi dự thu cho vay khách hàng 20.387 tỷ đồng; lãi dự thu từ hoạt động đầu tư chứng khoán 912,5 tỷđồng; lãi dự thu từ trái phiếu tiếp nhận từ Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank); dự thu liên quan đến khoản uỷ thác đầu tư vào một công ty tiếp nhận từ Southern Bank là 51,6 tỷ đồng. Tổng các khoản lãi dự thu của Sacombank lên đến 21.352 tỷđồng.

Thứ hai, Sacombank được phép thực hiện giải pháp trích lập và phân bổ dự phòng rủi ro tín dụng theo năng lực tài chính theo Đề án tái cơ cấu do Sacombank xây dựng. Trong đó, 18.519 tỷ đồng nợ đủ tiêu chuẩn của Sacombank có khoảng 8.380 tỷđồng là nợđược phân bổ theo đề án, chưa trích lập dự phòng rủi ro. Chi phí trích lập dự phòng đã trích lập trong năm 2015 là 2.256 tỷ đồng, trong năm 2016 giảm xuống còn 696 tỷđồng.

Thứ ba, Sacombank thực hiện việc trích lập dự phòng đối với trái phiếu VAMC theo năng lực tài chính trong thời hạn trái phiếu VAMC. Dự phòng trái phiếu VAMC đã trích lập trong năm 2016 theo đề án thực hiện chỉ 271 tỷ đồng, trong khi năm 2015 là 1.170 tỷđồng.

Tính đến 31/12/2016, giá trị trái phiếu do VAMC hiện Sacombank nắm giữ là 37.301 tỷđồng. Trong năm 2016, Sacombank đã bán cho VAMC 23.680 tỷđồng nợ xấu và xử lý dự phòng rủi ro là 209 tỷđồng. Con số này của năm 2015 là 7.619 tỷ đồng và 1.914 tỷđồng do sáp nhập từ Southern Bank.

Thứ tư, đối với các tài sản tồn đọng, NHNN yêu cầu Sacombank xây dựng các biện pháp và lộ trình xử lý cụ thể, đảm bảo sớm xử lý dứt điểm các tài sản đã nhận cấn trừ nợ nhằm thu hồi vốn cho ngân hàng.

Đồng thời, cho phép Sacombank được bán nợ và các tài sản tồn đọng cho các tổ chức, cá nhân theo giá thị trường. Trường hợp giá bán nợ thấp hơn dư nợ gốc thì phần chênh lệch sẽđược phân bổ dần vào chi phí hoạt động kinh doanh trong thời hạn tối đa 5 năm kể từ thời điểm bán.

Các khoản phải thu bên ngoài đang xử lý tiếp nhận từ Southern Bank bao gồm 6.707 tỷđồng các tài sản cấn trừ nợ; 3.579 tỷđồng các khoản phải thu liên quan đến các hợp đồng mua bán chứng khoán; 681 tỷ đồng phải thu liên quan đến hoạt động mua bán vàng với Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC).Ngoài ra, còn có các khoản phải thu liên qua đến việc bán trả chậm các chứng khoán đã được khách hàng đặt cọc, bán một phần trụ sở chính của Southern Bank và tạm ứng để đầu tư vào Vàng bạc đá quý Phương Nam.Về các tài sản khác, hiện Sacombank đang nắm giữ 1.437 tỷ đồng tài sản nhận cấn trừ nợ trong đó có 680 tỷ đồng liên quan đến cổ phiếu của một công ty được ngân hàng mua lại nợ từ VAMC. Sau khi nhận cấn trừ vào ngày 28/12/2016, ngân hàng đã ký hợp đồng bán toàn bộ cổ phiếu cho đối tác khác vào ngày 12/5/2017 và đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục.

Thứ năm, đối với các khoản đầu tư góp vốn mua cổ phần vượt 11% vốn điều lệ của công ty được góp vốn và sở hữu chéo, NHNN chấp thuận lộ trình xử lý theo đề án do Sacombank xây dựng. Về các khoản đầu tư dài hạn, Sacombank phải tiếp nhận khoản đầu tư 439 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh BCCI) từ Southern Bank (tỷ lệ sở hữu là 13%). Thêm vào đó là khoản đầu tư 440 tỷ đồng vào Vàng bạc đá quý Phương Nam (tỷ lệ sở hữu là 9,38%). Tuy nhiên, do Sacombank đang tạm ứng cho một cá nhân đầu tư vào công ty này với tỷ lệ 8,31% nên khiến cho tỷ lệ sở hữu vượt mức quy định.

Hiện Sacombank đã trích lập đầu tưđẩy đủ các khoản đầu tư này và sẽ điều chỉnh giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 11% theo đúng quy định của NHNN. Để đạt được các mục tiêu trên, Sacombank cần tập trung toàn hệ thống thực hiện đồng bộ các giải pháp, đó là: Thực hiện các biện pháp huy động vốn thích hợp đối với từng loại khách hàng, vùng, miền; tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty; triển khai quyết liệt Đề án tái cơ cấu hoạt động Sacombank; đổi mới cơ chế về quản lý, điều hành kế hoạch kinh doanh theo hướng nâng cao tính chủ động, linh hoạt; tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, phân tích, đánh giá đúng thực trạng nợ xấu và quyết liệt triển khai các biện pháp xử lý và thu hồi, giảm nợ xấu; củng cố, kiện toàn về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động Sacombank và hệ thống cơ chế quản trị điều hành kinh doanh, xây dựng quy trình quản lý hiện đại trên các mặt nghiệp vụ, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp thị, truyền thông gắn với hoạt động an sinh xã hội, qua đó góp phần quảng bá thương hiệu, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh v.v… tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín của NHTM cổ phần tư nhân lớn nhất Việt Nam.

+ Tăng trưởng huy động vốn với tỷ lệ bình quân 18 % - 20%/năm.

+ Dư nợ tín dụng với tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 15% - 18%/năm.

+ Lợi nhuận trước thuế với tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 25-30%/năm.

+ Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ giữở mức chuẩn quốc tế là dưới 3%.

Ngoài ra, ngân hàng đã được thông qua việc tổ chức lại mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch hiện tại và được phép tăng số điểm bán hàng lên 639 từ con số 552 cho đến năm 2025.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 74 - 77)