Tài trợ rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 59)

8. Kết cấu của luận văn 5 

2.3.5. Tài trợ rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Thương Tín

Biện pháp sử dụng dự phòng cụ thể và dự phòng chung để bù đắp rủi ro: Ngân hàng phải thường xuyên thực hiện phân loại tài sản “Có”, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động, trong đó có hoạt động tín dụng nhằm chủ động xử lý rủi ro xảy ra, làm lành mạnh hoá tài chính của ngân hàng. Việc phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các TCTD được thực hiện theo quy định của NHNN trong từng thời kỳ.

Biện pháp thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ: Khi các giải pháp trên không mang lại kết quả khả quan thì ngân hàng thực hiện biện pháp thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Ngân hàng luôn khuyến khích khách hàng chủ động trong việc thanh lý. Khi tất cả các giải pháp này không hiệu quả thì ngân hàng dùng giải pháp cuối cùng là khởi kiện để nhanh chóng thu hồi các khoản nợ.

2.4. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ

phần Sài Gòn Thương Tín 2.4.1.Kết quảđạt được

9 Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và thu về tín dụng

Trong những năm gần đây, Ngân hàng luôn đặt ra nhiệm vụ phát triển tín dụng theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhiều biện pháp và chiến lược phát triển được chỉ đạo nghiêm ngặt. Ngân hàng tăng cường công tác chỉ đạo tín dụng thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn đồng thời cố gắng kiểm soát chặt chẽ từng món vay của mình.

Việc xây dựng chỉ tiêu tín dụng và hạn mức tín dụng dựa trên tình hình thực tế của ngân hàng và việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thường xuyên của Ban Tổng giám đốc đã giúp cho các chi nhánh có đinh hướng và mục tiêu phát triển

trong hoạt động. Các chỉ tiêu về dư nợ, thu lãi tín dụng, thu về hoạt động tín dụng được kiểm tra giám sát thường xuyên đã tạo động lực thúc đẩy các chi nhánh phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra.

Trong giai đoạn 2016- 2018, Ngân hàng đã từng bước kiểm soát được quy mô, chất lượng và an toàn tín dụng. Thông qua các đợt kiểm tra, rà soát đánh giá công tác tín dụng và trình độ nghiệp vụ của nhân viên, công tác quản trị tín dụng đã được tăng cường và đang từng bước được xử lý theo chuẩn mực quốc tế. Chất lượng của những khoản tín dụng gần đây được nâng cao rất nhiều do việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng thông tin và hệ thống công nghệ.

9 Tích cực xử lý nợ quá hạn, nợ xấu, nợ có dấu hiệu rủi ro

Việc xử lý nợ xấu, nợ quá hạn, nợ có dấu hiệu bất thường được Ban lãnh đạo ngân hàng rất quan tâm và có những phương sách rất cưong quyết để giải quyết vấn đề này. Cụ thể như sau:

Theo đề án tái cơ cấu đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt, Sacombank cần 10 năm để tái cơ cấu thành công (2015-2025). Tuy nhiên, ngân hàng đã đặt mục tiêu thu hồi 90% nợ xấu trong ba năm. Riêng năm 2017 phải đảm bảo xử lý 20.000 tỉđồng nợ xấu, tức khoảng một phần ba số nợ xấu hiện có.

Đây là mục tiêu vô cùng tham vọng bởi tính đến tháng 7-2017, ngân hàng chỉ mới xử lý được 2.520 tỉđồng nợ xấu (còn phải xử lý thêm khoảng 17.500 tỉđồng nợ xấu trong năm tháng cuối năm).

Cho vay để mua tài sản bảo đảm: Thực ra, nếu khách hàng có một phần tiền và có khả năng trả nợ, muốn vay thêm để mua tài sản bảo đảm của các khoản nợ cũng là một điều tốt cho ngân hàng. Mặc dù Thông tư 39 cấm các TCTD cho vay để trả nợ vay tại chính TCTD đó, tuy nhiên người đi vay có thể vay dựa vào quản trị dòng tiền mà không vi phạm quy định trên. Ví dụ: khách hàng sử dụng tiền nhàn rỗi (chuẩn bị mua nguyên liệu) để mua tài sản bảo đảm, sau đó dùng tiền vay để mua nguyên liệu.

Bán trả chậm: Các ngân hàng cũng thường sử dụng việc bán trả chậm để xử lý các khoản nợ xấu lớn. Nguyên nhân là các khoản nợ và tài sản bảo đảm quá lớn,

người mua không đủ tiền để trả ngay. Khoản nợ có thể được bán cho một bên thứ ba, hoặc ngân hàng có thể nhận tài sản bảo đảm để cấn trừ nợ, sau đó lại bán trả chậm tài sản đó cho bên thứ ba. Hai cách này đều làm các khoản phải thu tăng lên. Về bản chất, nghiệp vụ này giống như cơ cấu lại thời gian trả nợ, nhưng với một khách hàng khác.

Chuyển nợ thành vốn góp: Ngân hàng cũng có thể xử lý nợ xấu bằng cách chuyển đổi khoản vay thành khoản vốn góp vào doanh nghiệp.

Bán nợ cho VAMC với giá thị trường: Nghị quyết 42/2017/QH14 đã mở ra cho các ngân hàng cơ hội bán nợ xấu với giá thị trường mà ngân hàng có thể phân bổ lãi dự thu (tối đa 10 năm) và chênh lệch khi bán khoản nợ (tối đa 5 năm). Khác với việc bán nợ và nhận trái phiếu đặc biệt VAMC, bán nợ theo giá thị trường là giải pháp cắt bỏ thật sự các khoản nợ xấu ra khỏi bảng cân đối của ngân hàng.

Luôn xác đinh xử lý nợ tồn đọng là công tác trọng tâm, là việc làm thường xuyên nhằm cải thiện và nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng.

9 Thực hiện việc đánh giá lại tài sản đảm bảo thường xuyên và liên tục

Trước mắt, việc đánh giá lại tài sản đảm bảo được tiến hành đối với các tài sản đảm bảo của các món nợ quá hạn từ nhóm 2 đến nhóm 5 để làm cơ sở xác định đúng mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối vói các khoản nợ quá hạn.

Việc đánh giá lại tài sản đảm bảo thường xuyên giúp Ngân hàng nắm bắt được tình hình thực tế về chất lượng và giá trị thị trường của tài sản đảm bảo, từđó điều chỉnh hạn mức cho vay phù họp giá trị thực tế của tài sản đảm bảo, đồng thời đảm bảo khả năng thu nợ từ tài sản đảm bảo của Ngân hàng khi có rủi ro xẩy ra.

Chú trọng đến việc nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, nhân viên

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp được Ngân hàng đặc biệt quan tâm, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ tăng cường về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của một cán bộ tín dụng đầy đủ bản lĩnh, trình độ và nhân cách.

+ Đối vói cán bộ đang công tác tại ngân hàng, Ngân hàng thực hiện đào tạo chuyên sâu về chuyên môn và giáo dục đạo đức nghề nghiệp nhằm điều chỉnh hành vi theo quan điểm chỉ đạo chung của ngân hàng.

+ Đối với cán bộ mới tuyển dụng, Ngân hàng bồi dưỡng kiến thức về hội nhập, giáo dục về tổng quan nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp ngân hàng.

Nhờ đó, sau mỗi khoá học nhận thức về quản tri rủi ro tín dụng ở tất cả các tầng bậc cán bộ làm công tác tín dụng được nâng cao hơn một bước. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, có ý thức cao hơn trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng.

9 Phát triển khách hàng mục tiêu theo định hướng chiến lược

Định hướng của Ngân hàng trong những năm vừa qua là hướng tới các đối tượng khách hàng là kinh tế hộ và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ cho vay, trong năm 2018. Ngân hàng cung cấp sản phẩm chọn gói đối với khách hàng, bao gồm cả tiền gửi, dịch vụ và tiền vay, dịch vụ khác, điều này sẽ làm gia tăng lợi ích cho Ngân hàng từ một khách hàng.

Ngoài việc phát triển khách hàng là hộ sản xuất, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, việc hướng tới các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, uỷ thác đầu tư Ngân hàng cũng dần được quan tâm và đưa vào chiến lược phát triển khách hàng của mình. Đây là đinh hướng đúng phù hợp với sự phát triển của Ngân hàng.

Việc hướng tới các mục tiêu khách hàng nói trên nhằm đánh giá các lĩnh vực đầu tư an toàn, tăng cường kiểm soát cho vay đối với các lĩnh vực có nhiều rủi ro tiềm ẩn và có mức rủi ro lớn.

9 Thực hiện tốt chính sách cho vay, quy trình tín dụng

Ngân hàng thực hiện đúng những quy đinh chính sách cho vay như: cho điểm và xếp loại khách hàng trên cơ sở đánh giá tổng hợp các yếu tố đinh tính và đinh lượng về khách hàng. Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, ngày 21/01/2013 có hiệu lực từ ngày 01/06/2013 và Quyết đinh 67/2014/QĐ- HĐQT, ngày 30/05/2014 trên cơ sở đó có sự đánh giá chính xác hơn chất lượng của danh mục tín dụng sẽ hạn chế rất nhiều rủi ro tín dụng.

Cán bộ tín dụng tuân thủ nghiêm túc chính sách cho vay và quy trình tín dụng: thẩm định, đánh giá khách hàng và phương án vay vốn theo đúng quy trình, coi trọng khâu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay cho đến khi tất toán các khoản vay.

9 Xây dựng, hoàn thiện, tuân thủ quy trình xử lý rủi ro tín dụng

Ngân hàng luôn luôn nhấn mạnh quản trị rủi ro tín dụng là công tác hết sức quan trọng và phải được thực hiện trước tiên, bắc đầu từ việc tìm hiểu thực tế kinh nghiệm các ngân hàng đi trước và tham khảo mô hình ngân hàng nước ngoài để xây dựng mô hình hướng tới mức chuẩn cho mình. Thực tế mô hình xử lý rủi ro tín dụng hiện Ngân hàng đang áp dụng là do Sacombank xây dựng và triển khai thực hiện trong toàn hệ thống, được tham mưu và hỗ trợ từ phía các chuyên gia ngân hàng trong và ngoài nước.

Quy trình xử lý rủi ro tín dụng thực hiện theo chính sách của Sacombank được thể hiện qua: quy trình thẩm đinh và cho vay, quy trình xử lý chứng từ, quy trình kiểm soát, quy trình thu hồi nợ, quy trình tất toán khoản vay, quy trình xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, quy trình chỉ đạo, quy trình phòng ngừa và xử lý rủi ro phát sinh.

2.4.2.Những hạn chế

T l n xu trên bng cân đối có gim nhưng còn tim n ln, 2.4.2.1.

nh hưởng ln đến tình hình tài chính và uy tín ca Ngân hàng thương mi c

phn Sài Gòn Thương Tín Tính đến hết năm 2016, nợ xấu toàn hệ thống là 13.744 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 6,91% tổng dư nợ (198.859 tỷđồng). Đến năm 2017 nợ xấu toàn hệ thống là 10.404 tỷ đồng giảm 3.340 tỷ đồng so với năm 2016, chiếm tỷ lệ 4,67%/tổng dư nợ (222.946 tỷ đồng). Đến năm 2018 nợ xấu toàn hệ thống 5.461 tỷ đồng giảm 4.943 tỷđồng, chiếm tỷ lệ 2,13%/tổng dư nợ (256.622 tỷđồng).

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu tại Sacombank giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Nợ xấu 13.744 10.404 5.461 Tổng dư nợ 198.859 222.946 256.622 Tỷ lệ nợ xấu (%) 6,91% 4,67% 2,13%

Nguồn: Báo cáo tài chính Sacombank 2016 – 2018

Chất lượng tín dụng cho vay nền kinh tế nói chung còn bấp bênh. Tuy chất lượng tín dụng của Sacombank đã có bước tiến và được nâng cao, song tại một số chi nhánh còn chứa đựng một khối dư nợ chậm luân chuyển, phải trích lập DPRR đối với các khoản nợ này và nợ xấu kéo dài, chưa giải quyết triệt để và chưa có biện pháp kiên quyết hữu hiệu để thu hồi nợ xấu. Vì vậy, chất lượng của các khoản cho vay thiếu ổn định dẫn đến chất lượng tín dụng còn thấp.

Việc phân loại nợ của tỷ lệ nợ xấu chưa phản ánh thực chất, tiềm ẩn rủi ro cao. Việc quản lý, tổ chức thu hồi nợ đã XLRR tại một số chi nhánh chưa phân công rõ người, rõ việc do đó hiệu quả thu nợ thấp.

Năm 2018 mặc dù đạt được kết quả khá ấn tượng trong kinh doanh cũng như công tác xử lý nợ xấu, Sacombank cũng tự nhìn nhận những vấn đề còn tồn tại. Cụ thể, lãnh đạo Sacombank cho biết hiện nguồn tài sản có không sinh lời của ngân hàng còn lớn; quá trình thu hồi, xử lý tài sản thế chấp cần có thời gian dài, thêm vào đó tín dụng tăng trưởng trong giới hạn cho phép nên hạn chế cơ hội tăng thu nhập để có thể xử lý nhanh các khoản tồn đọng.

Ngoài ra, áp lực tăng vốn ngày càng lớn khi thời điểm áp dụng chuẩn mực quốc tế Basell II vào năm 2020 đang đến gần trong bối cảnh việc kêu gọi vốn cổ phần hiện nay còn khó khăn.

Đặc biệt, giảm tỉ trọng tài sản có không sinh lời từ 29,3% (năm 2016) xuống 18,3% (năm 2018), tương đương giảm 11%.

Nhiu v vic vi phm v hot động tín dng tiếp tc được phát 2.4.2.2.

hin, nhiu khon n xu và n có nguy cơ mt vn tiếp tc bc l

Chất lượng tín dụng tiếp tục bộc lộ những tiềm ẩn, còn phát sinh nhiều vụ việc vi phạm các quy định, quy trình về cấp tín dụng; định giá, quản lý TSBĐ, đặc biệt là trong hoạt động cấp tín dụng dưới hình thức bảo lãnh gây nguy cơ rủi ro cao, ảnh hưởng đến tình hình tài chính, uy tín và kết quả hoạt động của toàn hệ thống.

Do mức độ thanh khoản trong việc quản lý nguồn vốn thấp nên dẫn tới chưa phản ánh đúng chất lượng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu. Theo báo cáo của Sacombank năm 2018 thì tỷ lệ nợ xấu là 2,13% nhưng có thể cao hơn. Sau khi sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam, khoản tài sản không sinh lời tại Sacombank đang rất lớn (hơn 91 nghìn tỷ không sinh lời).

2.4.3.Nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

9 Góc độ từ phía Ngân hàng

Công tác xử lý nợ xấu, nợ quá hạn của Ngân hàng chưa thực sự hiệu quả. Hiện nay, việc xử lý nợ quá hạn chủ yếu là gia hạn nợ hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhiều lần nhưng đó lại là cách tiến gần hơn tới ranh giới nợ xấu. Vì thế, tình trạng nợ gốc, nợ lãi tồn đọng nhiều làm ảnh hưởng năng lực tài chính của Ngân hàng, chưa phản ánh thực chất chất lượng hoạt động tín dụng, khả năng tiềm ẩn rủi ro trong kinh doanh. Bên canh đó, nếu không gia hạn nữa thì việc xử lý nợ quá hạn, nợ xấu của Ngân hàng chủ yếu sử dụng quỹ dự phòng rủi ro vì việc thu hổi nợ bằng việc phát mãi tài sản thế chấp không đạt kết quả cao do thủ tục bán tài sản khó khăn, giá trị thu hồi không đủ bù đắp vốn vay. Sau khi sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp, ngân hàng vẫn tiếp tục thu hồi nợ vay vẫn triển khai nhưng không thu được kết quả cao. Như vậy, về lâu dài nếu cứ sử dụng nhiều quỹ dự phòng rủi ro như vậy sẽ dẫn đến tình trạng quỹ dự phòng luôn thiếu không đảm bảo để bù đắp tổn thất.

Công cụ quản trị rủi ro tín dụng mà Ngân hàng đang áp dụng chưa đầy đủ và hoàn thiện. Hiện nay, Ngân hàng đang áp dụng công cụ để đánh giá rủi ro tín dụng

là chấm điểm và xếp hạng khách hàng và xây dựng giới hạn tín dụng cho khách hàng mang tính định tính, chưa tuân thủ nghiêm ngặt mà chủ yếu dựa vào trực quan phán đoán của nhân viên chuyên môn. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng mà Ngân hàng đang thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng thực chất mới trong quá trình thử nghiệm, được xây dựng chủ yếu theo mô hình nước ngoài, chưa có hệ thống phương pháp luận cơ sở, chưa có tính thực tế cao, thời gian áp dụng còn ngắn, chưa đánh giá được hầu hết tính hiệu quả và tính phù hợp với hoạt động tín dụng Việt Nam và đặc thù khách hàng của Ngân hàng. Việc chấm điểm xếp hạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)