8. Kết cấu của luận văn 5
2.3.1. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng và công tác tổ chức quản trị rủi ro tín
Gòn Thương Tín
2.3.1.Chính sách quản trị rủi ro tín dụng và công tác tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng là một phần không tách rời và được lồng ghép trong chiến lược kinh doanh của Sacombank. Tầm nhìn và mục tiêu đến năm 2025 được Sacombank xác định trong Kế hoạch kinh doanh. Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Sacombank.
Hiện Sacombank áp dụng chính sách tín dụng số 39/2018/QĐ-HĐQT, ngày 10 tháng 04 năm 2018. Chính sách tín dụng được thiết lập nhằm mục đích thực hiện các mục tiêu chiến lược của Sacombank trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng, lấy khách hàng làm trung tâm, lấy an toàn, hiệu quả làm kim chỉ nam, đồng thời tạo điều kiện tiếp cận tín dụng thuận lợi cho khách hàng.
Để hạn chế rủi ro tín dụng, sai sót và tiêu cực trong quá trình xem xét, thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng, hoạt động cấp tín dụng phải được thực hiện công khai, minh bạch giữa khâu thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng.
Căn cứđiều 21 của chính sách tín dụng số 39/2018/QĐ-HĐQT các trường hợp hạn chế cấp tín dụng được thể hiện cho các đối tượng sau đây: Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại Sacombank; Thanh tra viên đang thanh tra tại Sacombank; Kế toán trưởng của Sacombank; Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập của Sacombank; Các công ty con, công ty liên kết của Sacombank hoặc doanh nghiệp mà Sacombank nắm quyền kiểm soát.
Ngày 25/7/2018, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín khởi động dự án “Hoàn thiện khung cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro” với sự tư vấn của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam và triển khai giải pháp OFSAA của Oracle do Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT thực hiện. Việc hoàn thiện khung cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro nhằm tạo nền tảng vững chắc cho Sacombank thực hiện hiệu quả các dự án phục vụ nhu cầu kinh doanh, quản trị rủi ro và áp dụng chuẩn mực Basel II. Theo đó, dự án này sẽ giúp đánh giá toàn diện hiện trạng thực tế về hệ thống dữ liệu của Sacombank, từ chính sách quản trị, giám sát, điều hành, đến cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin… nhằm đo lường mức độ đáp ứng hiện tại của Sacombank so với các tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nước, Basel II và các thông lệ quản trị tiên tiến khác.
Lợi ích cần phải gắn liền với quản trị rủi ro và mọi hoạt động quản trị cần phải dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất mà dự án Hoàn thiện khung cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro đem lại cho Sacombank. “Việc quản trị hệ thống dữ liệu là rất cần thiết và hỗ trợ đắc lực cho quá trình phân tích hành vi khách hàng để gia tăng trải nghiệm cho khách hàng thông qua các sản phẩm dịch vụ đa dạng. Với nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và sự hiểu biết sâu sắc về quản trị rủi ro của Sacombank.
Căn cứ QĐ số 40/2018/QĐ-HĐQT, ngày 10 tháng 04 năm 2018 ban hành Quy chế phán quyết cấp tín dụng như sau:
Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng của Ngân hàng: Ủy ban tín dụng xem xét và phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng có tổng mức cấp tín dụng lớn hơn 50 (năm mươi) tỷđồng.
Hội đồng tín dụng xem xét và phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng có tổng mức cấp tín dụng tối đa 50 (năm mươi) tỷđồng.
Xem xét và phê duyệt đối với các khoản cấp tín dụng tại chi nhánh và phê duyệt các khoản cấp tín dụng vượt mức phán quyết của ban tín dụng phòng giao dịch tiêu chuẩn trực thuộc trong phạm vi mức phán quyết được phân quyền.
2.3.2.Nhận diện rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Hội đồng quản trị và Ban điều hành Sacombank đã ban hành nhiều quy trình, quy định về cấp tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng, trong đó bao gồm những quy định, hướng dẫn thẩm định khách hàng, góp phần hỗ trợ cán bộ tín dụng trong công tác tiếp cận, thẩm định khách hàng và nhận diện RRTD. Năm 2017, Sacombank tiếp tục tích cực triển khai và hoàn thiện dự án trang bị giải pháp quản lý khoản vay nhằm hỗ trợ công tác đề xuất, thẩm định và phê duyệt tín dụng toàn hệ thống. Sau khi dự án được triển khai sẽ giúp quản lý thông tin tập trung, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ tín dụng, tăng hiệu quả và chất lượng xử lý hồ sơ, nâng cao tính minh bạch, an toàn hệ thống ngân hàng, góp phần phục vụ triển khai Basel II theo quy định của NHNN.
Để nhận diện dấu hiệu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, Sacombank duy trì tương đối thường xuyên việc kiểm tra, giám sát các dấu hiệu rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng cấp tín dụng nhằm cảnh báo và xử lý các tình huống xấu ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng đối với khách hàng giao dịch tại Sacombank trước khi xem xét cấp tín dụng cũng như sau khi cấp tín dụng cho khách hàng gồm: Tình hình tài chính của khách hàng; Tình hình sử dụng vốn vay và hiệu quả kinh tế phương án vay vốn; Các thay đổi, biến động liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay; Tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của khách hàng; Các thông tin về thị trường và tình hình quan hệ giao dịch với các TCTD khác.
Việc nhận diện dấu hiệu rủi ro thông qua các công việc thường xuyên như: Thu thập, phân tích các báo cáo tài chính, các chứng từ liên quan đến việc sử dụng vốn vay của khách hàng theo định kỳ; Tái định giá tài sản đảm bảo tiền vay theo định kỳ 6 tháng một lần đối với tài sản đảm bảo là động sản và 12 tháng đối với bất động sản; Tiếp xúc khách hàng và kiểm tra tại địa đỉểm hoạt động sản xuất kinh
doanh hoặc nơi cư ngụ của khách hàng đứng tên vay vốn; Giám sát các họat động của khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác và Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác.
2.3.3.Đo lường rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Thương Tín
Với mục tiêu chiến lược là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, Sacombank đã luôn tiên phong áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất để quản trị hoạt động kinh doanh, đặc biệt là quản trị RRTD. Sacombank đã ban hành quyết định số 303/2005/QĐ-HĐQT, ngày 11/08/2005 quy định hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là hệ thống đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng và ước lượng mức độ rủi ro trong cấp phát tín dụng, giúp đáp ứng tốt hơn đối với các yêu cầu về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng được quy định theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN của NHNN, đồng thời, tạo bước quan trọng trong việc thu thập các dữ liệu cần thiết để tiến tới xây dựng mô hình định lượng RRTD theo tiêu chuẩn quốc tế (Basel II). Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Sacombank đã đáp ứng các điều kiện về xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHNN. Đây là một bước đi mới, nhằm tiếp cận từng bước với việc đo lường và tính toán rủi ro theo Hiệp ước Basel II (theo phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ). Theo đó, khách hàng được chấm điểm và xếp hạng tín dụng được chia thành 3 nhóm: Khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và khách hàng định chế tài chính. Trong đó, phần mềm chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp là cốt lõi. Ngoài ra, Sacombank hiện đang sử dụng kết quả chấm điểm là một trong những tiêu chí hàng đầu để thẩm định, đánh giá khách hàng và là căn cứ phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng và xác định mức cấp tín dụng đối với khách hàng. Đối với mỗi hạng khách hàng khác nhau, chi nhánh có mức ủy quyền phê duyệt tín dụng khác nhau. Đồng thời, mức cấp tín dụng và tỷ lệ cấp tín dụng tối đa so với tài sản đảm bảo đối với mỗi khách hàng cũng được xác định dựa trên hạng tín dụng của khách hàng đó. Kết quả xếp hạng nội bộ còn được sử dụng cho việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế số IAS 39 (phương pháp chiết khấu dòng tiền), phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế.
Bên cạnh đó, mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng là xu hướng chính hiện nay trên thế giới. Với Sacombank, mô hình này không chỉ giúp Ngân hàng cải thiện quy trình hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro mà còn tối ưu hóa công tác chăm sóc khách hàng. Áp dụng từ ngày 01 tháng 06 năm 2014 Căn cứ pháp lý; Sacombank áp dụng Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của NHNNVN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng và Thông tư 09/2014/TTNHNN ngày 18 tháng 03 năm 2014 của NHNNVN sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Theo đó, tại điều 10, khoản 3a của Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về điều kiện các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhưđã được phân loại trước khi cơ cấu lại nợ.
2.3.4.Kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Thương Tín
Rủi ro luôn luôn tiềm ẩn trong hoạt động của ngân hàng, và được quản trị thông qua các quy trình phát hiện, đánh giá và kiểm soát thường xuyên tùy thuộc vào giới hạn rủi ro và các kiểm soát khác. Quy trình quản lý rủi ro là then chốt đối với khả năng sinh lợi của Sacombank và mỗi cá nhân trong ngân hàng có trách nhiệm ngăn chặn các rủi ro liên quan đến quyền hạn công việc của họ. Ngân hàng đối mặt với các loại rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro về thanh khoản (được phân loại thành rủi ro kinh doanh và rủi ro không liên quan đến kinh danh). Ngoài ra, ngân hàng cũng chịu rủi ro hoạt động.
Quy trình kiểm soát rủi ro độc lập không bao gồm các rủi ro kinh doanh chẳng hạn như những thay đổi môi trường, công nghệ và những ngành nghề. Những rủi ro này được kiểm soát bởi quy trình xây dựng kế hoạch chiến lược của ngân hàng.
Cơ cấu quản lý rủi ro: cơ cấu quản lý rủi ro của ngân hàng bao gồm Hội đồng Quản trị, Ủy ban Quản lý Rủi ro, Ban Kiểm soát, Kiểm toán nội bộ, Ban Tổng giám đốc ngân hàng, lãnh đạo các đơn vị kinh doanh và các phòng có chức năng quản lý rủi ro tại Hội sở chính của ngân hàng.
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị quyết định chính sách quản lý rủi ro và giám sát việc thực thi các biện pháp phòng ngừa của ngân hàng.
Ủy ban Quản lý rủi ro: Ủy ban quản lý rủi ro tham mưu cho Hội đồng quản trị trong việc ban hành các quy trình, chính sách thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị liên quan đến quản trị rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.
Ủy ban quản lý rủi ro phân tích, đưa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của ngân hàng trước những nguy cơ, tiềm ẩn rủi ro có thể ảnh hưởng và biện pháp phòng ngừa đối với các rủi ro này trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
Ủy ban quản lý rủi ro xem xét, đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các quy trình, chính sách quản trị rủi ro hiện hành của ngân hàng để đưa ra các khuyến nghị, đề xuất đối với Hội đồng Quản trị về những yêu cầu cần thay đổi quy trình, chính sách hiện hành, chiến lược hoạt động.
Ban kiểm soát: Bản kiểm soát chịu trách nhiệm kiểm soát quy trình quản lý rủi ro tổng quát trong ngân hàng.
Kiểm toán nội bộ: theo kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, các quy trình hoạt động của ngân hàng được kiểm toán tại bộ phận kiểm toán nội bộ nhằm kiểm tra tính đầy đủ và tính tuân thủ của các thủ tục. Kiểm toán nội bộ thảo luận kết quả đánh giá với Ban Tổng giám đốc và báo cáo những phát hiện và đề xuất lên Ban kiểm soát.
Ngày 11/03/2019, Sacombank đã chính thức triển khai hệ thống khởi tạo, phê duyệt và quản lý cấp tín dụng (LOS). Thông qua việc triển khai LOS, Sacombank sẽ quản lý tập trung và chuẩn hóa toàn bộ hồ sơ theo khách hàng, chuẩn hóa toàn bộ dữ liệu, tăng tính năng bảo mật an toàn, góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro của Sacombank theo tiêu chuẩn Basel II. Bên cạnh đó, các tờ trình, biểu mẫu sẽ được hệ thống xuất tựđộng và luân chuyển hồ sơ qua từng cấp phê duyệt theo đúng thẩm quyền, giúp giảm thiểu các rủi ro. Công tác giao nhận hồ sơ sẽ được tựđộng hóa hướng đến mục tiêu giảm chứng từ giấy. Ngoài ra, bằng việc liên kết các hệ thống khác của Sacombank, LOS cho phép người dùng tra cứu thông tin lịch sử giao dịch của khách hàng (mức cấp, dư nợ, doanh số của tiền vay và các giao dịch
Tiền gửi thanh tóan) một cách dễ dàng và nhanh chóng, các thông tin được nhập liệu kỹ lưỡng từ đầu làm nền tảng tái sử dụng lại nhiều lần, từđó giúp công tác xử lý hồ sơ ở giai đoạn triển khai phán quyết và ở các trình phê duyệt lần sau nhanh chóng hơn.
2.3.5.Tài trợ rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Thương Tín
Biện pháp sử dụng dự phòng cụ thể và dự phòng chung để bù đắp rủi ro: Ngân hàng phải thường xuyên thực hiện phân loại tài sản “Có”, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động, trong đó có hoạt động tín dụng nhằm chủ động xử lý rủi ro xảy ra, làm lành mạnh hoá tài chính của ngân hàng. Việc phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các TCTD được thực hiện theo quy định của NHNN trong từng thời kỳ.
Biện pháp thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ: Khi các giải pháp trên không mang lại kết quả khả quan thì ngân hàng thực hiện biện pháp thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Ngân hàng luôn khuyến khích khách hàng chủ động trong việc thanh lý. Khi tất cả các giải pháp này không hiệu quả thì ngân hàng dùng giải pháp cuối cùng là khởi kiện để nhanh chóng thu hồi các khoản nợ.
2.4. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Sài Gòn Thương Tín 2.4.1.Kết quảđạt được
9 Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và thu về tín dụng
Trong những năm gần đây, Ngân hàng luôn đặt ra nhiệm vụ phát triển tín dụng theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhiều biện pháp và chiến lược phát triển được chỉ đạo nghiêm ngặt. Ngân hàng tăng cường công tác chỉ đạo tín dụng thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn đồng thời cố gắng kiểm soát chặt chẽ từng món vay của mình.
Việc xây dựng chỉ tiêu tín dụng và hạn mức tín dụng dựa trên tình hình thực tế của ngân hàng và việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thường xuyên của Ban