Hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng 70

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 83 - 84)

8. Kết cấu của luận văn 5 

3.2.3. Hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng 70

Theo các khuyến nghị của Basel II về hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ “đối với các NHTM yêu cầu phải có một hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ (HTXHTDNB) hữu hiệu”. Muốn đạt được các khuyến nghị của Basel II, hệ thống RMS của Sacombank phải xác thực khả năng phân biệt, tính nhất quán của hệ thống và việc ước tính các cấu phần rủi ro liên quan theo định kỳ và có hệ thống. Bộ chỉ tiêu của Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ của Sacombank tại thời điểm xây dựng theo phương pháp chuyên gia thiếu sự kiểm định bằng các phương pháp toán học như: Xác suất thống kê, phân tích dữ liệu hiện đại do thời điểm đó Sacombank không có lịch sử cơ sở dữ liệu cho các phương pháp phân tích trên.

Khi Sacombank tiến hành nâng cấp hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng phải đòi hỏi hệ thống phải có khả năng cung cấp các dấu hiệu cảnh báo sớm về những dấu hiệu có khả năng xảy ra rủi ro như: Khả năng tăng nhóm nợ, chuyển nhóm nợ xấu, các dấu hiệu về lịch sử trả nợ như số ngày quá hạn, lịch sử cơ

cấu cùng với các dấu hiệu khác như dấu hiệu về khả năng tài chính của khách hàng, dấu hiệu bất ổn từ ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, v.v... Từ các dấu hiệu cảnh báo đó ước tính được khả năng RRTD có thể xảy ra như “xác suất không trả được nợ (PD)”, “tổn thất không trả được nợ dự kiến (LGD)” và “tổn thất không trả được nợ ngoài dự kiến (EAD)”.

Cơ chế vận hành của hệ thống xếp hạng nội bộ của Sacombank cần được bảo mật đối với người sử dụng hệ thống như: Cần phân nhiệm rõ cán bộ cho vay và cán bộ chấm điểm để tránh việc can thiệp vào hệ thống và chấm điểm theo ý muốn chủ quan của người cho vay.

Sacombank cần bổ sung hoàn thiện những tiêu chí ràng buộc logic đối với các tiêu chí chấm điểm như: Các thông tin của báo cáo tài chính, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; các tiêu chí phi tài chính với các thông tin định lượng như: Lịch sử trả nợ của khách hàng, số ngày quá hạn, lịch sử cơ cấu nợ v.v...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 83 - 84)