8. Kết cấu của luận văn 5
2.3.3. Đo lường rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương Tín
Với mục tiêu chiến lược là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, Sacombank đã luôn tiên phong áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất để quản trị hoạt động kinh doanh, đặc biệt là quản trị RRTD. Sacombank đã ban hành quyết định số 303/2005/QĐ-HĐQT, ngày 11/08/2005 quy định hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là hệ thống đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng và ước lượng mức độ rủi ro trong cấp phát tín dụng, giúp đáp ứng tốt hơn đối với các yêu cầu về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng được quy định theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN của NHNN, đồng thời, tạo bước quan trọng trong việc thu thập các dữ liệu cần thiết để tiến tới xây dựng mô hình định lượng RRTD theo tiêu chuẩn quốc tế (Basel II). Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Sacombank đã đáp ứng các điều kiện về xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHNN. Đây là một bước đi mới, nhằm tiếp cận từng bước với việc đo lường và tính toán rủi ro theo Hiệp ước Basel II (theo phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ). Theo đó, khách hàng được chấm điểm và xếp hạng tín dụng được chia thành 3 nhóm: Khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và khách hàng định chế tài chính. Trong đó, phần mềm chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp là cốt lõi. Ngoài ra, Sacombank hiện đang sử dụng kết quả chấm điểm là một trong những tiêu chí hàng đầu để thẩm định, đánh giá khách hàng và là căn cứ phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng và xác định mức cấp tín dụng đối với khách hàng. Đối với mỗi hạng khách hàng khác nhau, chi nhánh có mức ủy quyền phê duyệt tín dụng khác nhau. Đồng thời, mức cấp tín dụng và tỷ lệ cấp tín dụng tối đa so với tài sản đảm bảo đối với mỗi khách hàng cũng được xác định dựa trên hạng tín dụng của khách hàng đó. Kết quả xếp hạng nội bộ còn được sử dụng cho việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế số IAS 39 (phương pháp chiết khấu dòng tiền), phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế.
Bên cạnh đó, mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng là xu hướng chính hiện nay trên thế giới. Với Sacombank, mô hình này không chỉ giúp Ngân hàng cải thiện quy trình hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro mà còn tối ưu hóa công tác chăm sóc khách hàng. Áp dụng từ ngày 01 tháng 06 năm 2014 Căn cứ pháp lý; Sacombank áp dụng Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của NHNNVN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng và Thông tư 09/2014/TTNHNN ngày 18 tháng 03 năm 2014 của NHNNVN sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Theo đó, tại điều 10, khoản 3a của Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về điều kiện các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhưđã được phân loại trước khi cơ cấu lại nợ.