Nội dung quản trị rủi ro tín dụng 18

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 31)

8. Kết cấu của luận văn 5 

1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng 18

Nhn din ri ro tín dng 1.2.3.1.

Phát sinh từ phía khách hàng

Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng: Trì hoãn hoặc gây trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng; Chậm hoặc trì hoãn các báo cáo tài chính theo yêu cầu của ngân hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục; Đề nghị gia hạn, điều chỉnh các khoản nợ nhiều lần không rõ lý do; Chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn thanh toán; Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả vì những lý do: tiêu thụ hàng chậm, thu hồi công nợ chậm; Mức độ vay thường xuyên gia tăng, vượt quá nhu cầu dự kiến; Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản đảm bảo giảm sút so định giá cho vay, có các dấu hiệu cho người khác thuê, bán hoặc trao đổi,…

Nhóm dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng: Có sự chênh lệch lớn giữa doanh thu thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng; Xuất hiện ngày

càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý; Thay đổi thường xuyên tổ chức hoặc ban điều hành; Phát hiện ra quá trình khảo sát, thẩm định dự án sai dẫn đến đầu tư không có hiệu quả; Khó khăn khi tăng sản phẩm dịch vụ mới; Do áp lức nội bộ tung sản phẩm ra thị trường quá sớm hoặc đặt các hạn mức về thời gian sinh lời.

Phát sinh từ phía ngân hàng

Chính sách tín dụng không hợp lý: Sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng. Đánh giá quá cao năng lực tài chính của khách hàng so với thực tế, đánh giá khách hàng thông qua thông tin do khách hàng cung cấp mà không điều tra xem xét thông tin từ khác nguồn khác, …; Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính đảm bảo của khách hàng; Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng; Soạn thảo các điều kiện tín dụng ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rõ ràng; Hồ sơ tín dụng không đầy đủ thiếu sự hoàn chỉnh; Khuynh hướng cạnh tranh thái quá, giảm thấp lãi suất cho vay, …

Đo lường ri ro tín dng 1.2.3.2.

Đo lường rủi ro là bước tiếp theo sau khi phát hiện được có nguy cơ rủi ro. Hiện nay, nhiều ngân hàng trên thế giới đã bắt đầu quan tâm đến việc định lượng rủi ro tín dụng một cách bài bản. Đo lường rủi ro tín dụng cần được thực hiện đối với từng khoản vay của từng khách hàng, đối với danh mục các khoản vay/khách hàng và đối với tổng thể hoạt động của ngân hàng.

Các mô hình quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro đối với mỗi khoản vay có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, hiện nay có một số phương pháp cơ bản như: Công thức đo lường tổn thất của mỗi khoản vay (EL); sử dụng mô hình điểm số Z; sử dụng mô hình xếp hạng của Moody’s;

+ Đo lường rủi ro khoản vay theo công thức đo lường tổn thất dự kiến: Đối

với mỗi khoản vay, tổn thất dự kiến đối với khoản vay đó được đo lường theo công thức sau:

EL = PD x LGD x EDA. Trong đó: EL ( Expected Loss): Tổn thất dự kiến; PD ( Probabilily of default): Xác suất vỡ nợ của khách hàng/ ngành hàng đó là bao nhiêu; LGD ( Loss Given Default): Tỷ trọng % số dư rủi ro ngân hàng sẽ bị tổn thất khi khách hàng không trả được nợ; EAD (Exposure at Default): Số dư nợ vay (tương đương) của khách hàng/ngành hàng khi xảy ra vỡ nợ.

Với PD, LGD và EAD hai yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu tưởng chừng rất định tính, mà các ngân hàng thường xuyên nhắc đến trong quyết định cấp tín dụng là khả năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã được lượng hóa cụ thể.

+ Đo lường rủi ro khoản vay theo mô hình điểm số Z: Mô hình này do

E.I.Altman xây dựng để cho điểm tín dụng đối với các công ty ở Mỹ. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào:

Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj). Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Từ đó, Alman đi đến mô hình cho điểm như sau:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + X5. Trong đó:

− X1 = Tỷ số vốn lưu động ròng trên tổng tài sản

− X2 = Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản

− X3 = Tỷ số lợi nhuận trước thuế, tiền lãi trên tổng tài sản

− X4 = Tỷ số giá trị cổ phiếu trên giá trị ghi sổ nợ dài hạn

− X5 = Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản

Trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược lại ( trị số Z có thể âm). Theo mô hình cho điểm của Alman bất cứđơn vị nào có điểm số Z thấp hơn 1,81 được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao. Căn cứ vào kết luận này, ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng này hay cho đến khi cải thiện được điểm số Z lớn hơn 1,81.

+ Đo lường rủi ro theo mô hình xếp hạng của Moody’s: Mô hình này xếp

lượng này thay đổi hàng năm. Các doanh nghiệp được xếp hạng cao khi tỷ lệ rủi ro dưới 0,1%.

Bảng 1.1: Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s

Xếp hạng Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp Tỷ lệ rủi ro hàng năm

Aaa Chất lượng cao nhất 0,02%

Aa Chất lượng cao 0,04%

A Chất lượng khá 0,08%

Baa Chất lượng vừa 0,2%

Ba Nhiều yếu tốđầu cơ 1,8%

B Đầu cơ 8,3%

Nguồn: Theo báo cáo của Moody’s

+ Đo lường rủi ro danh mục: Rủi ro danh mục được đánh giá qua các mô

hình Value at Rick (VAR), mô hình Return at risk on capital (RAROC), mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo Basel II (IRB).

Mô hình VAR: Var của một danh mục tài sản được định nghĩa là khoản lỗ tối đa trong một thời gian nhất định. Mô hình VAR đánh giá mức độ rủi ro của danh mục theo 2 tiêu chuẩn: giá trị danh mục đầu tư và khả năng chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư.

Mô hình RAROC: Quan niệm trung tâm về rủi ro theo RAROC là mức độ tổn thất, bao gồm hai bộ phận là tổn thất dự kiến (EL) và tổn thất ngoài dự kiến (UL). Do EL đã được đưa vào khi xác định giá ( lãi suất) nên thực chất, EL có thể không coi là rủi ro ( vì đã dựđoán được). Còn UL mới thực chất là rủi ro và ngân hàng cần phải chuẩn bị vốn để bù đắp rủi ro này nếu xảy ra. Mô hình Raroc được tính toán như sau: Raroc = (Thu nhập ròng – Tổn thất rủi ro dự kiến)/Vốn kinh tế

Mô hình xếp hạng tín dụng: Mô hình đơn giản nhất được sử dụng trong xếp hạng tín dụng là mô hình một biến số. Chỉ tiêu đánh giá phải được thống nhất trong mô hình. Tỷ số tài chính được sử dụng trong mô hình bao gồm các chỉ tiêu thanh khoản, các chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu lợi tức, chỉ tiêu vay nợ và chi

phí trả lãi. Các chỉ tiêu phi tài chính thường được sử dụng bao gồm thời gian hoạt động của doanh nghiệp, số năm kinh nghiệm và trình độ của nhà quản trị cao cấp, chuyển vọng ngành. Nhược điểm của mô hình một biến số là kết quả dự báo khó chính xác nếu thực hiện phân tích và cho điểm các chỉ tiêu đánh giá một cách riêng biệt, hơn nữa mỗi người có thể hiểu các chỉ tiêu dánh giá theo cách khác nhau. Để khắc phục nhược điểm này các nhà nghiên cứu đã xây dựng các mô hình kết hợp nhiều biến số thành một giá trị để đánh giá thất bại của doanh nghiệp như mô hình phân tích hồi quy, phân tích logic, phân tích xác suất có điều kiện, phân tích nhiều biến số. Xếp hạng tín dụng theo mô hình điểm số là phương pháp khoa học kết hợp sử dụng dữ liệu để nghiên cứu thống kê và áp dụng mô hình thuật toán để phân tích, tính điểm cho các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình một biến hoặc đa biến. Các chỉ tiêu sử dụng trong xếp hạn tính dụng được xác lập theo nhóm bao gồm phân tích ngành, phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích hoạt động tài chính. Sau đó đưa vào mô hình để tính điểm theo trọng số và quy đổi điểm nhận được sang biểu xếp hạng tương ứng.

+ Đo lường rủi ro tín dụng tổng thể của ngân hàng: Đo lường rủi ro tín

dụng tổng thể của ngân hàng còn được đánh giá qua việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng đề cập trong các nội dung trên, bao gồm: Quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu, dự phòng rủi ro tín dụng. Khi các yếu tố trên có xu hướng biến động bất thường như: quy mô tín dụng tăng quá nhanh vượt quá khả năng quản trị của ngân hàng, hay là cơ cấu tín dụng tập trung quá mức vào một ngành, một lĩnh vực rủi ro, hoặc là các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu có dấu hiệu vượt qua ngưỡng cho ngân hàng đứng trước nguy cơ rủi ro cao.

Kim soát ri ro tín dng 1.2.3.3.

Kiểm soát rủi ro tín dụng là một nội dung của quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện song song với hoạt động quản trị rủi ro nhằm mục tiêu: phòng, chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng; đảm bảo toàn bộ các hoạt động, các bộ phận và từng cá nhân trong ngân hàng đều tuân thủ các quy định của pháp luật, tuân thủ và thực hiện các chiến lược, chính sách, quy trình và

quyết định của các cấp thẩm quyền, đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng.

Kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm kiểm soát trước khi cho vay, trong cho vay và sau cho vay.

Sơđồ 1.1: Quy trình kiểm soát tín dụng liên tục

Kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm kiểm soát đơn (kiểm soát độc lập của ngân hàng) và kiểm soát kép. Kiểm soát kép là quá trình kiểm soát có sự tham gia của nhiều tổ chức như: cơ quan Thanh tra NHNN và bộ phận kiểm soát của ngân hàng (bao gồm có bộ phận kiểm soát, kiểm tra nội bộ, quản trị tín dụng), ngoài ra cần có sự tham gia của các cơ chế giám sát bên ngoài như các cơ quan kiểm toán độc lập, ủy ban giám sát tài chính, và đặc biệt là sự giám sát của thị trường.

Tài tr ri ro tín dng 1.2.3.4.

Tài trợ rủi ro là một hoạt động thụ động nếu đem so với kiểm soát rủi ro. Trong khi hoạt động kiểm soát rủi ro là chủđộng nhằm giảm tổn thất của một hoạt động hoặc tài sản, thì tài trợ rủi ro lại đối phó theo nghĩa nó chỉ hành động sau khi tổn thất đã xuất hiện. Chứng khoán hóa các khoản cho vay và các tài sản khác.

Ki

Ki ểểm soát tr m soát tr ướước khi cho vay: c khi cho vay:

-

- Thi Thi ếết lt lậập chính sách và th p chính sách và th ủủ t tụục c b

b ằằng v ng v ăăn bn bảản. n. -

- Th Th ẩẩm m địđịnh tr nh tr ướước khi cho vay. c khi cho vay. -

- Phê duy Phê duy ệệt kho t kho ảản vay n vay

Ki

Ki ể ể m soát sau khi cho vay: m soát sau khi cho vay:

Theo dõi, Theo dõi, -

- đđ ôn ôn đốđố c thu n c thu n ợợ - - Tái xét tín d Tái xét tín d ụụ ng, x ng, x ếếp h p h ạạ ng tín d ng tín d ụụng ng Ki Ki - - ểể m soát tín d m soát tín d ụụ ng n ng n ộộ i b i b ộộ độđộc lc lậập p - - ĐĐ ánh giá l ánh giá l ạạ i chính sách i chính sách Ki

Kiểểm soát trong khi cho vay: m soát trong khi cho vay:

Xác l Xác l -- ậập hp hợợp p đồđồ ng tín d ng tín d ụụ ng ng Giám sát quá trình gi Giám sát quá trình gi -- ảả i ngân i ngân -- Giám sát tín d Giám sát tín d ụụ ng, s ng, s ửử d d ụụ ng ng vvốốn n đđúng m úng m ụục c đđ ích ích

Chứng khoán hóa tài sản đòi hỏi ngân hàng phải dành riêng một nhóm các tài sản sinh lời bán ra thị trường các chứng khoán được phát hành trên những tài sản đó. Khi các tài sản được thanh toán, khi người vay hoàn trả vốn vay và lãi cho ngân hàng, ngân hàng sẽ chuyển khoản thanh toán này cho người sở hữu những chứng khoán được mua bán tự do. Về phần mình, ngân hàng sẽ nhận lại phần vốn đã bỏ ra để có các tài sản đó và sử dụng vốn này vào việc tạo ra những tài sản mới hoặc để trang trải chi phí hoạt động. Đầu tư thông qua hoạt động chứng khoán hóa giúp ngân hàng đa dạng hóa, giảm rủi ro, giảm các chi phí đối với việc giám sát khoản cho vay.

Các công cụ phái sinh: Đây là các hợp đồng tài chính bảo vệ người thụ hưởng trong trường hợp các khoản nợ không thể được thanh toán. Do đó để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra, các công cụ tài chính phái sinh ra đời. Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụđược phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau, có thể thấy rằng công cụ tài chính phái sinh là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế mà bản chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn, bảo vệ hoặc tạo ra lợi nhuận cho các bên cùng tham gia. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được vay trò của các công cụ phái sinh đối với nền kinh tế. Công cụ tài chính phái sinh không chỉ cho phép các ngân hàng phòng ngừa rủi ro mà còn là một trong những dịch vụ có tỷ lệ sinh lời cao nhất.

Một vài biến thể của các hợp phái sinh là: Hợp đồng kỳ hạn (forward contract), hợp đồng hoán đổi (swap contract), hợp đồng quyền chọn (options contract), hợp đồng tương lai (futures contract).

1.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại thương mại

Các nhân t thuc v môi trường vĩ 1.2.4.1.

Nhân tố kinh tế: Những thay đổi về chu kỳ kinh tế (suy thoái, bảo hòa hay tăng trưởng), tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP, triển vọng của các ngành nghề kinh tế phải sử dụng vốn của NHTM, cơ cấu chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế, mức độ ổn định của giá cả, lãi suất, tình trạng thất nghiệp, khả năng hội nhập vào

nền kinh tế thế giới, cán cân thanh toán và ngoại thương … đều có tác động mạnh đến hoạt động của NHTM.

Nhân tố chính trị, pháp luật và chính sách của chính phủ: Trong hoạt động kinh doanh của NHTM yếu tố này luôn phải được phân tích kỹ lưỡng vì bản chất của NHTM là một trung gian về tài chính và hoạt động của nó có ảnh hưởng quan trọng đến hệ thống tài chính quốc gia. Do đó, so với các ngành khác, Nhà nước có sự kiểm soát chặt chẽ hơn về phương diện pháp luật và chính sách trên nhiều lĩnh vực khác nhau như cạnh tranh, sáp nhập, phá sản, cơ cấu tổ chức ngân hàng, các quy định về cho vay, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng rủi ro tín dụng, quy mô vốn tự có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)