8. Kết cấu của luận văn 5
2.4.2. Những hạn chế 50
Tỷ lệ nợ xấu trên bảng cân đối có giảm nhưng còn tiềm ẩn lớn, 2.4.2.1.
ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính và uy tín của Ngân hàng thương mại cổ
phần Sài Gòn Thương Tín Tính đến hết năm 2016, nợ xấu toàn hệ thống là 13.744 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 6,91% tổng dư nợ (198.859 tỷđồng). Đến năm 2017 nợ xấu toàn hệ thống là 10.404 tỷ đồng giảm 3.340 tỷ đồng so với năm 2016, chiếm tỷ lệ 4,67%/tổng dư nợ (222.946 tỷ đồng). Đến năm 2018 nợ xấu toàn hệ thống 5.461 tỷ đồng giảm 4.943 tỷđồng, chiếm tỷ lệ 2,13%/tổng dư nợ (256.622 tỷđồng).
Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu tại Sacombank giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Nợ xấu 13.744 10.404 5.461 Tổng dư nợ 198.859 222.946 256.622 Tỷ lệ nợ xấu (%) 6,91% 4,67% 2,13%
Nguồn: Báo cáo tài chính Sacombank 2016 – 2018
Chất lượng tín dụng cho vay nền kinh tế nói chung còn bấp bênh. Tuy chất lượng tín dụng của Sacombank đã có bước tiến và được nâng cao, song tại một số chi nhánh còn chứa đựng một khối dư nợ chậm luân chuyển, phải trích lập DPRR đối với các khoản nợ này và nợ xấu kéo dài, chưa giải quyết triệt để và chưa có biện pháp kiên quyết hữu hiệu để thu hồi nợ xấu. Vì vậy, chất lượng của các khoản cho vay thiếu ổn định dẫn đến chất lượng tín dụng còn thấp.
Việc phân loại nợ của tỷ lệ nợ xấu chưa phản ánh thực chất, tiềm ẩn rủi ro cao. Việc quản lý, tổ chức thu hồi nợ đã XLRR tại một số chi nhánh chưa phân công rõ người, rõ việc do đó hiệu quả thu nợ thấp.
Năm 2018 mặc dù đạt được kết quả khá ấn tượng trong kinh doanh cũng như công tác xử lý nợ xấu, Sacombank cũng tự nhìn nhận những vấn đề còn tồn tại. Cụ thể, lãnh đạo Sacombank cho biết hiện nguồn tài sản có không sinh lời của ngân hàng còn lớn; quá trình thu hồi, xử lý tài sản thế chấp cần có thời gian dài, thêm vào đó tín dụng tăng trưởng trong giới hạn cho phép nên hạn chế cơ hội tăng thu nhập để có thể xử lý nhanh các khoản tồn đọng.
Ngoài ra, áp lực tăng vốn ngày càng lớn khi thời điểm áp dụng chuẩn mực quốc tế Basell II vào năm 2020 đang đến gần trong bối cảnh việc kêu gọi vốn cổ phần hiện nay còn khó khăn.
Đặc biệt, giảm tỉ trọng tài sản có không sinh lời từ 29,3% (năm 2016) xuống 18,3% (năm 2018), tương đương giảm 11%.
Nhiều vụ việc vi phạm về hoạt động tín dụng tiếp tục được phát 2.4.2.2.
hiện, nhiều khoản nợ xấu và nợ có nguy cơ mất vốn tiếp tục bộc lộ
Chất lượng tín dụng tiếp tục bộc lộ những tiềm ẩn, còn phát sinh nhiều vụ việc vi phạm các quy định, quy trình về cấp tín dụng; định giá, quản lý TSBĐ, đặc biệt là trong hoạt động cấp tín dụng dưới hình thức bảo lãnh gây nguy cơ rủi ro cao, ảnh hưởng đến tình hình tài chính, uy tín và kết quả hoạt động của toàn hệ thống.
Do mức độ thanh khoản trong việc quản lý nguồn vốn thấp nên dẫn tới chưa phản ánh đúng chất lượng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu. Theo báo cáo của Sacombank năm 2018 thì tỷ lệ nợ xấu là 2,13% nhưng có thể cao hơn. Sau khi sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam, khoản tài sản không sinh lời tại Sacombank đang rất lớn (hơn 91 nghìn tỷ không sinh lời).
2.4.3.Nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
9 Góc độ từ phía Ngân hàng
Công tác xử lý nợ xấu, nợ quá hạn của Ngân hàng chưa thực sự hiệu quả. Hiện nay, việc xử lý nợ quá hạn chủ yếu là gia hạn nợ hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhiều lần nhưng đó lại là cách tiến gần hơn tới ranh giới nợ xấu. Vì thế, tình trạng nợ gốc, nợ lãi tồn đọng nhiều làm ảnh hưởng năng lực tài chính của Ngân hàng, chưa phản ánh thực chất chất lượng hoạt động tín dụng, khả năng tiềm ẩn rủi ro trong kinh doanh. Bên canh đó, nếu không gia hạn nữa thì việc xử lý nợ quá hạn, nợ xấu của Ngân hàng chủ yếu sử dụng quỹ dự phòng rủi ro vì việc thu hổi nợ bằng việc phát mãi tài sản thế chấp không đạt kết quả cao do thủ tục bán tài sản khó khăn, giá trị thu hồi không đủ bù đắp vốn vay. Sau khi sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp, ngân hàng vẫn tiếp tục thu hồi nợ vay vẫn triển khai nhưng không thu được kết quả cao. Như vậy, về lâu dài nếu cứ sử dụng nhiều quỹ dự phòng rủi ro như vậy sẽ dẫn đến tình trạng quỹ dự phòng luôn thiếu không đảm bảo để bù đắp tổn thất.
Công cụ quản trị rủi ro tín dụng mà Ngân hàng đang áp dụng chưa đầy đủ và hoàn thiện. Hiện nay, Ngân hàng đang áp dụng công cụ để đánh giá rủi ro tín dụng
là chấm điểm và xếp hạng khách hàng và xây dựng giới hạn tín dụng cho khách hàng mang tính định tính, chưa tuân thủ nghiêm ngặt mà chủ yếu dựa vào trực quan phán đoán của nhân viên chuyên môn. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng mà Ngân hàng đang thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng thực chất mới trong quá trình thử nghiệm, được xây dựng chủ yếu theo mô hình nước ngoài, chưa có hệ thống phương pháp luận cơ sở, chưa có tính thực tế cao, thời gian áp dụng còn ngắn, chưa đánh giá được hầu hết tính hiệu quả và tính phù hợp với hoạt động tín dụng Việt Nam và đặc thù khách hàng của Ngân hàng. Việc chấm điểm xếp hạng khách hàng chưa được áp dụng triệt để đối với mọi khách hàng có nhu cầu vay vốn của Ngân hàng mà chỉ áp dụng đối với khách hàng có quan hệ tín dụng thường xuyên. Đối với khách hàng là hộ sản xuất và cá nhân vẫn chưa áp dụng việc cho điểm để đánh giá và đưa ra quyết đinh cấp hay từ chối cấp tín dụng mà vẫn chủ yếu dựa vào đánh giá hồ sơ của khách vay.
Việc thiết lập tiêu chí chuẩn cho việc cấp tín dụng. Ngân hàng chưa xây dựng được bộ tiêu chí về mặt định tính và cả mặt định lượng chuẩn để lượng hoá rủi ro tín dụng, chưa đo lường được rủi ro tín dụng, chưa xây dựng mô hình cảnh báo sớm rủi ro tín dụng mà thường chỉ nhận ra rủi ro khi nó thực sự xẩy ra. Vì vậy, việc nhận dạng dấu hiệu rủi ro tín dụng và việc xác định mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng vẫn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm phán đoán, đánh giá, phân tích của cán bộ tín dụng kết hợp với kết quả xếp hạng doanh nghiệp. Điều này sẽ bị hạn chếđối với cán bộ tín dụng mới và đối với cán bộ tín dụng mà trình độ chuyên môn chưa thực sựđủ tầm. Chất lượng quản trị rủi ro tín dụng một phần bị hạn chế.
Một vấn đề nữa, hiện tại mỗi cán bộ tín dụng đều có sổ tay tín dụng khá bài bản, nhưng việc thực hiện theo đúng chuẩn của bộ sổ tay này thì không phải cán bộ tín dụng nào cũng làm tốt. Trong bộ sổ tay tín dụng có quy định về cơ cấu bộ máy tín dụng, chính sách tín dụng chung, quy trình cho vay, hệ thống bảng chấm điểm với khách hàng khi cấp tín dụng, quản lý hạn mức tín dụng, quản lý nợ có vấn đề. Đó là những chuẩn mực, nếu tuân thủ đúng sẽ rất tốt trong khâu quản trị rủi ro tín dụng. Hiệu quả tín dụng sẽ đạt mức chuẩn. Trong thực tế việc đưa sổ tay tín dụng vào áp dụng còn rất hạn chế và đó là hệ quả xuất hiện mầm mống rủi ro tín dụng.
Chất lượng thẩm định chưa cao, hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát khoản vay chưa đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng. Có thể nói tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn gia tăng trong thời gian qua tại Ngân hàng có liên quan đến nhiều vấn đề, đặc biệt là chất lượng thẩm định, hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát còn yếu, nguy cơ rủi ro tín dụng càng cao. Khâu thẩm đinh là khâu rất quan trọng, là khâu tiên quyết trong quá trình tín dụng. Những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc thẩm đinh đều do một cán bộ tín dụng làm. Khả năng thu thập thông tin, kết quả tổng hợp thông tin thu thập được và tính nhanh nhậy trong việc tiếp cận với những xu hướng phát triển các ngành nghềđang có xu hướng nóng trong nền kinh tếđể mở rộng quy mô tín dụng sẽ là rất hạn chế. điều này gây hạn chế rất nhiều cho các khâu tiếp theo trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.
Hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát khoản vay chưa đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng. Điều này xuất phát từ ý thức của cán bộ tín dụng, cán bộ tín dụng chưa thực sự coi trọng hoạt động kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay, một mặt cũng do phải giải quyết nhiều công việc nên tình trạng quá tải tín dụng đang là vấn đề bức xúc. Vì thế, cán bộ tín dụng sẽ không đủ thời gian để kiểm tra, giám sát từng khoản vay nếu có thì chỉ thực hiện khâu này chủ yếu mang tính hình thức, không tuân thủ theo đúng nguyên tắc của công việc như: chưa chủđộng lập kế hoạch cũng như tiến hành việc kiểm tra giám sát thực tế hoạt động của khách hàng. Ví dụ như không kiểm tra tình trạng của tài sản đảm bảo mà chủ yếu lấy thông tin đánh giá từ sổ sách của kế toán doanh nghiệp, kiểm tra hàng lưu kho nhưng không kiểm tra đến hoá đơn chứng từ nhập kho hoặc có cán bộ tín dụng chỉ kiểm tra sổ sách của kế toán mà không xuống kho thực tế để kiểm hàng.... Phương pháp kiểm tra thông tin của cán bộ tín dụng chưa hiệu quả, vẫn chủ yếu do cán bộ tín dụng tự xây dựng mà Ngân hàng chưa đưa ra được các tiêu chí mang tính chất bài bản và có hệ thống, mang tính tổng quát để cán bộ tín dụng có một khung chuẩn và từ đó phát triển nhiều tiêu trí khác phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
Dễ dàng nhận thấy, nếu khâu thẩm định trước khi cho vay, khâu kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay không thực sự hiệu quả và khoa học thì rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi.
Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chưa theo chuẩn mực quốc tế. Mặc dù từ năm 2013, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro Ngân hàng đã thực hiện theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, ngày 21/01/2013 có hiệu lực từ ngày 01/06/2013 và thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung cho thông tư 02/2013/TT-NHNN, Quyết đinh 67/2014/QĐ- HĐQT, ngày 30/05/2014 trên cơ sở đó có sự đánh giá chính xác hơn chất lượng của danh mục tín dụng sẽ hạn chế rất nhiều rủi ro tín dụng. Đã là một sự thay đổi lớn so với trước đây, tiến gần với chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, các tiêu chí phân loại nợ mà Ngân hàng đang áp dụng vẫn chưa phản ánh được chính xác chất lượng của hoạt động tín dụng. Các tiêu chí phân loại hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá các khoản vay mà chưa đánh giá về khách hàng vay về hai tiêu chí khả năng thanh toán nợ và tình hình tài chính của khách hàng đó là các yếu tốảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các khoản vay. Mặc khác, việc áp dụng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chưa được thực hiện triệt để, chưa trích đúng trích đủ cho từng khoản vay. Điều này ảnh hưởng đến khả năng bù đắp tổn thất khi có rủi ro xẩy ra. Hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng chưa thực sự tốt.
Mặc dù đa phần nhân viện tín dụng và những cán bộ liên quan rất tận tâm với Ngân hàng nhưng cũng không thể tránh được hoàn toàn rủi ro. Năng lực phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp của một số cán bộ tín dụng chưa đủ tầm như thiếu kinh nghiệm thực tiễn hoặc một số cán bộ thiếu am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ nên năng lực thẩm định khách hàng vay còn nhiều hạn chế. Việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng vẫn còn xẩy ra, thể hiện ở sự buông lỏng hoặc cố tình thực hiện sai các quy đinh về thẩm định các món vay. Sự vi phạm này thường xuất hiện từ những mối quan hệ không minh bạch giữa khách hàng với cán bộ tín dụng, họ cùng nhau hợp thức hoá chứng từđi vay để đạt mục đích của mình. Một số cán bộ tín dụng biến chất lợi dụng kẽ hở để mưu đồ lợi ích cá nhân. Tất cả các yếu tố trên đều có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
Đồng thời, trước sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính hiện nay, trước những sức ép của canh tranh các tổ chức tài chính đang là sức thu hút ngưòi tài. Vì yậy, nguy cơ “chẩy máu chất xám” là khó tránh khỏi trong quá trình phát
triển mạnh và nóng của nền kinh tế. Mất đi người tài đồng nghĩa với việc chất lượng quản trị tín dụng Ngân hàng cũng bị giảm sút.
Thông tin tín dụng đầy đủ và chính xác là yếu tố quyết đinh để đánh giá khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của người vay và là một yếu tố quan trọng trong việc ra quyết định trong cho vay. Tuy nhiên những thông tin làm cơ sở để thẩm định và quyết định cho vay ở Ngân hàng hiện nay vẫn còn thiếu, không kịp thời, không có tính hệ thống, chất lượng thông tin còn chưa cao, như các thông tin về khách hàng vay, thông tin mục đích vay vốn, phương án trả nợ, tài sản đảm bảo... và các thông tin về thị trường, thông tin về cơ chế, chính sách của Nhà nước....
Điểm yếu cơ bản đầu tiên là văn hoá chia sẻ và sử dụng thông tin trong Ngân hàng. Quan niệm chung của mọi người là việc phát hiện rủi ro tín dụng chỉ thuộc trách nhiệm của bộ phận tín dụng trực tiếp, cụ thể là cán bộ tín dụng. Các bộ phận còn lại hầu như không quan tâm đến các thông tin về rủi ro tín dụng và nếu có biết thì cũng không có cơ chế truyền tải thông tin này đến bộ phận chịu trách nhiệm trực tiếp.
Do thiếu thông tin trung thực về khách hàng nên Ngân hàng luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, dần dần Ngân hàng trở nên dựa dẫm quá nhiều vào tài sản thế chấp thay vì đánh giá tính khả thi của phương án kinh doanh nên sẽ dẫn đến tâm lý ỷ lại và khi ấy sẽ rất dễ mắc sai lầm chủ quan. Một quan niệm hết sức nguy hiểm cho rằng có tài sản đảm bảo là an toàn cho khoản vay, khoản vay cần phải được tất toán bằng tính khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh chứ không phải tiền bán tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp chỉ là sự đảm bảo cuối cùng khi phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro ngoài dự kiến mà thôi. Hơn nữa, nếu khách hàng có xẩy ra rủi ro thì việc phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi khoản vay cũng gặp không ít khó khăn do thủ tục thanh lý tài sản rườm rà, phức tạp và giá tri thu hồi từ tài sản đảm bảo thường thấp hơn giá tri nợ phải thu hồi.
Do áp lực cạnh tranh với ngân hàng khác, do chạy theo kế hoạch và chỉ tiêu tín dụng, đôi khi do Ngân hàng quá chú trọng đến lợi nhuận, đã đặt các khoản vay
có lợi nhuận cao hơn những khoản vay lành mạnh, mà những khoản vay có lợi